Những ứng dụng Trung Quốc từng bị tố thu thập thông tin người dùng
Các chuyên gia bảo mật từng cảnh báo khá nhiều về việc các ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc đã thực hiện những hành vi đáng ngờ, có thể dẫn đến việc lấy trộm thông tin từ người sử dụng rất đáng lo ngại.
Một báo cáo được công bố bởi nhà nghiên cứu Jason Ng đến từ Citizen Lab hồi đầu tháng 9.2016 cho biết, ứng dụng Wechat đã âm thầm theo dõi và kiểm duyệt các tin nhắn của người dùng trong và ngoài nước mà không cần được cho phép.
WeChat có thể theo dõi và kiểm duyệt nội dung cuộc trò chuyện. ẢNH: AFP
Nghiên cứu cho thấy, kiểm duyệt được thực hiện theo số điện thoại và mục tiêu WeChat chính là nhắm đến tất cả người dùng Trung Quốc, cho dù họ sử dụng một mạng riêng ảo hay các phương tiện khác để tránh các bộ máy kiểm duyệt Great Firewall của Trung Quốc.
Trước đó, WeChat cũng đã bị tố xóa các bài viết nhạy cảm bằng tính năng Public Account, hoạt động như một trang Facebook cho các doanh nghiệp hoặc người nổi tiếng. Hay vào tháng 12.2012, chức năng bảo mật trong ứng dụng nhắn tin di động WeChat có thể theo dõi vị trí, nội dung riêng tư của hơn 200 triệu người dùng theo thời gian thực.
Video đang HOT
Vào tháng 1.2017, các chuyên gia an ninh ra cảnh báo người dùng nên gỡ bỏ ứng dụng làm đẹp Meitu do nghi thu thập dữ liệu cá nhân, bao gồm địa chỉ MAC, IMEI, SIM ICCID, ảnh gốc và nhiều hơn nữa… để chuyển đến một máy chủ không xác định ở Trung Quốc.
Meitu có khả năng chỉnh sửa ảnh theo phong cách hoạt hình vui nhộn. ẢNH: CNET
Mặc dù một phát ngôn viên của Meitu cho biết ứng dụng chỉ sử dụng những nguyên tắc cơ bản đối với một ứng dụng chỉnh sửa ảnh, cùng lấy thông tin thiết bị nhằm giúp hỗ trợ người dùng tốt hơn nhưng chuyên gia bảo mật Jonathan Zdziarski đã phát hiện những dòng mã đáng ngờ trong ứng dụng Meitu trên iOS. Thậm chí, ông tin rằng những thông tin người dùng mà Meitu thu thập sẽ được bán lại cho các công ty có nhu cầu quảng cáo sản phẩm.
Mới đây nhất, một ứng dụng tạo ảnh theo phong cách cổ trang xuất xứ từ Trung Quốc có tên Pitu được phát hiện thu thập hầu hết các thông tin trên thiết bị đặt người dùng đứng trước nguy cơ bị lộ các thông tin cá nhân và có thể gặp nhiều rắc rối sau đó nếu các dữ liệu được sử dụng với mục đích xấu.
Ứng dụng Pitu thu thập rất nhiều dữ liệu đáng ngờ. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Theo cảnh báo từ Bkav, ứng dụng Pitu đã yêu cầu người sử dụng cung cấp các quyền khác nhau trên thiết bị, gồm mở một kết nối Bluetooth đến một thiết bị khác; tự động mở một kết nối Wifi; tạo và truy cập Internet; truy cập vào việc định vị vị trí của thiết bị (GPS); đọc thông tin của thiết bị (ID, các ứng dụng, IMEI, số điện thoại, các cuộc gọi,…); kiểm tra các ứng dụng, chương trình đang chạy trên thiết bị; đọc và ghi vào bộ nhớ thiết bị, thay đổi cấu hình và dữ liệu của thiết bị; và ghi lại các cuộc hội thoại. Đó là những điều không cần thiết với một ứng dụng chỉ cung cấp chức năng chỉnh sửa ảnh.
Công cụ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc cũng từng được các chuyên gia bảo mật cảnh báo về việc thu thập dữ liệu GPS, tên mạng không dây gần đó và một số thiết bị có thể được sử dụng để xác minh điện thoại của một người. Nhưng quan trọng hơn, các dữ liệu này được lưu trữ trong máy chủ Baidu đặt tại Trung Quốc.
Baidu thu thập nhiều thông tin khi người dùng sử dụng. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Các nhà nghiên cứu tại Citizen Lab Canada cho biết họ đã tìm thấy các vấn đề bảo mật thông tin cá nhân trong bộ phát triển phần mềm Android được Baidu xây dựng. Những vấn đề này ảnh hưởng tới trình duyệt web của Baidu, cũng như hàng ngàn phần mềm khác được xây dựng dựa trên bộ kit của Android.
Theo đại diện Citizen Lab, các thông tin được mã hóa bị thu thập bao gồm vị trí người dùng, các tìm kiếm và lịch sử truy cập web. Vấn đề khó khăn ở đây là làm thế nào người dùng có thể biết họ đã bị lấy cắp những thông tin gì và những tổ chức nào có thể truy cập thông tin của họ.
Kiến Văn
Tổng hợp
Ứng dụng giúp Trung Quốc tìm thấy hàng trăm trẻ em mất tích
Tân Hoa Xã đưa tin hôm 4/2 rằng một ứng dụng di động đã giúp các nhà chức trách Trung Quốc tìm thấy hàng trăm trẻ em mất tích năm ngoái.
Trung Quốc là một "điểm nóng" về nạn bắt cóc trẻ em. Theo Tân Hoa Xã, Bộ Công an cho biết đã có 611 trẻ được tìm thấy năm 2016.
Tuanyuan, có nghĩa là "đoàn viên" trong tiếng Trung, là ứng dụng do Alibaba phát triển, ra đời tháng 5 vừa qua, cho phép các sỹ quan cảnh sát chia sẻ thông tin và hợp tác cùng nhau.
Người dùng sống gần địa điểm nơi một đứa trẻ mất tích sẽ nhận được thông báo đẩy, bao gồm ảnh và mô tả về đứa trẻ. Thông báo được gửi đến người dùng ở những nơi xa hơn vị trí ban đầu nếu đứa trẻ vẫn chưa được tìm thấy.
Phiên bản nâng cấp tháng 11 mở rộng tầm với thông qua hợp tác với các ứng dụng phổ biến khác, chẳng hạn website mua sắm trực tuyến Taobao, công cụ tìm kiếm Baidu của Alibaba, phần mềm nhắn tin tức thời QQ của Tencent, dịch vụ đi chung xe Didi Chuxing.
Buôn bán trẻ em là tệ nạn tại Trung Quốc, nơi chính sách kiểm soát dân số (gần đây đã được nới lỏng) là tác nhân gây ra sự thiên vị với con trai. Nam giới được xem là nguồn hỗ trợ chính cho cha mẹ già và là người thừa kế của gia đình. Điều đó dẫn tới tỷ lệ nạo phá thai hoặc không nhận con gái.
Sự mất cân bằng không chỉ tạo ra nhu cầu bắt cóc, mua bán bé trai mà cả bé gái để sau này làm cô dâu, thu hút các gia đình giàu có.
Theo Du Lam/ ICT News
Ứng dụng chỉnh sửa ảnh Trung Quốc bị nghi đánh cắp dữ liệu Ứng dụng chỉnh sửa ảnh Meitu đang trở nên phổ biến gần đây tại Mỹ. Tuy nhiên, nó bị chỉ trích là thu thập thông tin lén lút và không cần thiết. Gần đây, một ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh đang nổi lên tại Mỹ và nhiều nước khác với tên gọi Meitu. Dù ra mắt từ năm 2008, ứng dụng này...