Những ứng dụng giúp bạn khám bệnh bằng smartphone
S martphone không chỉ là phương tiện liên lạc, giải trí thông thường mà còn được sử dụng làm công cụ khám và chẩn đoán bệnh khá hữu hiệu nhờ kết hợp giữa phần mềm chuyên biệt và những tính năng phần cứng sẵn có như microphone, cảm biến chuyển động, cảm biến gia tốc…
Cardiograph: Là ứng dụng đo nhịp tim, Cardiograph cho phép trích xuất kết quả theo dõi sức khỏe của nhiều người cùng lúc để tạo thành hồ sơ lưu trữ và tham khảo khi cần thiết. Cardiograph sử dụng camera tích hợp của điện thoại để lưu dấu vân tay và tính toán nhịp tim theo cách tương tự mà thiết bị y tế chuyên nghiệp sử dụng. Cardiograph có 4 tính năng và đặc điểm chính:
- Đo nhịp tim: Không cần sử dụng bất cứ phần cứng bên ngoài nào, chỉ cần dùng chính camera của điện thoại hoặc máy tính bảng là bạn đã có thể đo chính xác được nhịp tim với Cardiograph. Điều này rất hữu ích trong trường hợp bạn đang có các vấn đề liên quan tới tim.
- Lưu kết quả và cho phép tra cứu dễ dàng
- Có thể tạo nhiều hồ sơ “bệnh án” khác nhau, cho phép sử dụng chung thiết bị chuẩn đoán cho nhiều người, chẳng hạn như bạn bè, các thành viên trong gia đình…
- Giao diện thiết kế gọn gang và trực quan.
Cardiograph là sản phẩm của Công ty phần mềm BioBeats. Công ty này đang hợp tác với trường Imperial College London và một số nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tư nhân để phát triển một ứng dụng đo kinh mạch hiển thị biểu đồ giống như máy ghi điện tim. Biểu đồ này giúp cung cấp các thông tin thiết yếu về cách thức hoạt động của tim, lượng máu được bơm và khoảng thời gian giữa các nhịp đập. BioBeats hy vọng ứng dụng sẽ giúp bệnh nhân tự theo dõi mức độ stress của họ, đồng thời hệ thống này có thể được sử dụng để kiểm tra sức khỏe định kỳ từ xa.
BloodPressurePro
Huyết áp được cho là có liên hệ mật thiết với sức khỏe tim mạch. Hiện có khá nhiều ứng dụng được cho là có khả năng đo huyết áp nhưng thường phải kết nối điện thoại với thiết bị ngoài mới thực hiện được. Tuy nhiên, BloodPressurePro lại là trường hợp ngoại lệ. Sử dụng cách tiếp cận tương tự như sản phẩm của Biobeats, phần mềm này dùng chính camera của điện thoại để đo lượng máu chảy trong tĩnh mạch. Tuy nhiên, các kết quả đo đạc của BloodPressurePro chỉ dùng để tham khảo chứ không hoàn toàn chính xác.
Video đang HOT
Ngoài huyết áp, BloodPressurePro còn giúp theo dõi chiều cao cơ thể và lập biểu đồ hiển thị khá chi tiết. Huyết áp được phân chia thành 3 mức: cao, bình thường và thấp. Liên quan tới chiều cao cơ thể, BloodPressurePro cung cấp Chỉ số Cơ thể BMI và mức độ chất béo trong cơ thể.
Azumio Stress Check
Stress Check là ứng dụng có chức năng tương tự như BloodPressurePro nhưng có độ chính xác cao hơn. Sử dụng camera trên điện thoại để đo nhịp tim, Stress Check có thể ước lượng mức độ stress của người dùng theo thời gian thực. Ứng dụng này có 4 tính năng chính:
- Xác định mức độ stress của cơ thể
- Xác định ảnh hưởng của các loại stress khác nhau
- Kiểm soát stress và theo dõi quy trình
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính lên quan tới stress
Vital Signs App
Ứng dụng này đặc biệt thích hợp cho những ai muốn theo dõi bệnh hen suyễn. Nó giúp đo đạc hơi thở từ lồng ngực bệnh nhân. Vital Signs App sử dụng các bộ cảm biến gia tốc có trên smartphone để theo dõi độ co giãn của lồng ngực khi thở. Phần mềm này cũng đo các thay đổi trên khuôn mặt để tính toán nhịp tim và sử dụng cảm biến chuyển động để đo hơi thở. BioBeats cũng từng nói rằng ứng dụng mới của họ cũng có thể theo dõi được hơi thở, đặc biệt là các dấu hiệu ốm yếu thể hiện qua tiếng ho. Những thông tin đo đạc này có thể giúp bác sĩ chuẩn đoán bệnh chính xác hơn thay vì dựa trên những thông tin do bệnh nhân cung cấp.
Star Analysitic Services
Phần mềm của hãng này có thể phân tích các tiếng ho khác nhau để từ đó xác định xem “bệnh nhân” bị ho do đâu, chẳng hạn do thời tiết khô hanh hoặc ẩm ướt, hoặc do phổi có vấn đề. Phần mềm cũng có thể phân biệt các loại ho thông thường với ho do cảm cúm hoặc các chứng bệnh nghiêm trọng khác. Chỉ cần cài phần mềm của STAR Analysitic Services vào điện thoại và hướng nút mic về phía miệng người cần khám là có thể chuẩn đoán được.
Sway Medical App
Ứng dụng này sử dụng cảm biến chuyển động trên smartphone để kiểm tra khả năng giữ thăng bằng của bệnh nhân, đặc biệt là đối với các vận động viên bị chấn động do va chạm trong lúc thi đấu hoặc tập luyện. Trong số này có bài kiểm tra nhắm mắt đứng bằng 2 chậm hoặc đứng trên một chân. Trở ngại duy nhất của ứng dụng này là đắt – 199USD/năm.
UHear
UHear là ứng dụng kiểm tra thính giác khá tốt với hai bài test chính: nghe trong môi trường yên tĩnh và nghe trong môi trường ồn ào. UHear có 3 phần chính: Hearing Sensitivity, Speech in Noise (tương ứng với 2 bài test trên) và một danh sách gồm 12 câu hỏi để xác định những vấn đề liên quan tới thính giác mà bạn thường gặp. UHear hiện đang được cung cấp trên dịch vụ iTunes của Apple và dành chủ yếu cho dòng điện thoại iPhone. Theo một thống kê chưa đầy đủ, hiện đang có khoảng 65% người Mỹ trước 65 tuổi gặp vấn đề về thính giác, và khoảng 6 triệu người Mỹ trong độ tuổi từ 18 – 44 bị … lãng tai.
Theo VNE
Bị bệnh viện bỏ mặc, sản phụ chết tức tưởi?
Người nhà sản phụ cho rằng chính sự tắc trách của bệnh viện (BV) đã dẫn đến cái chết đau lòng của con và cháu họ
Sáng 7/8, Công an TP Cần Thơ đang tiến hành điều tra, làm rõ cái chết của sản phụ Trần Thị Phượng (SN 1974, ngụ ấp Trầu Hội A, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang).
Bà Nguyễn Thị Hai (mẹ ruột chị Phượng) cho biết chị Phượng mang thai được 29 tuần. Khoảng 17 giờ ngày 2-8, chị Phượng nhập viện tại Khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ trong tình trạng đau bụng, ra huyết nhiều.
Đông đảo người nhà chị Phượng chờ ngoài nhà xác của BV
Bà Hai bức xúc: "Khi chúng tôi đem con đến, các bác sĩ tại đây không cho nhập viện. Sau đó, tôi nhờ người quen nên con tôi được đưa vào phòng chờ sinh. Tuy nhiên, họ không đá động gì tới con tôi mà bỏ con tôi nằm chờ tới sáng trong tình trạng ra huyết nhiều".
Sáng hôm sau (3-8), chị Phượng được đưa đi siêu âm thì được bác sĩ tại đây chẩn đoán là nhau tiền đạo. Đến ngày 4-8, khi đi siêu âm lại, chị Phượng được chẩn đoán là thai có quay đầu, khô nước ối, thai có triệu chứng hư.
Cha mẹ ruột và chồng chị Phượng đốt nhang cho đứa con, đứa cháu vừa sinh đã mất
"Bác sĩ mời tôi lên làm việc và có kêu tôi mua thuốc cho Phượng uống để bỏ em bé cứu mẹ. Sau đó, con tôi bị đau bụng nhưng ít. Đến 9 giờ ngày 6-8, Phượng đau bụng dữ dội và lên cơn sốt cao. Tôi chạy kêu bác sĩ nhưng bác sĩ không qua mà chỉ có y tá đo huyết áp rồi bỏ ra ngoài, không quan tâm đến con tôi" - bà Hai chua xót kể.
15 phút sau, chị Phượng sốt đến 41 độ, bà Hai báo bác sĩ là con gái sắp sinh và bị ra máu. Thai phụ được đưa đến phòng sinh. Khoảng 2 giờ ngày 7-8, chị Phượng sinh em bé nhưng cháu chết. Lúc này, chị đã kiệt sức, mệt mỏi và phải thở bằng máy. Gần 5 giờ thì chị Phượng tử vong.
Sáng 7/8, ông Đặng Quang Tâm, Giám đốc BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết đang trao đổi với người nhà chị Phượng. Sau khi có thông tin, báo chí hãy liên hệ với bác sĩ Vũ - người phát ngôn của BV.
Sau đó, chúng tôi đã liên hệ với bác sĩ Nguyễn Minh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tổng hợp kiêm để tìm hiểu tình trạng nhập viện của sản phụ. Ông Nguyễn Minh Vũ trả lời: "Tôi đang mời e-kip trực hôm xảy ra vụ việc lên để hỏi. Hồ sơ bệnh án của thai phụ đã đưa cho công an. Có gì sẽ cung cấp thông tin cho báo chí sau".
Theo Ca Linh (Người lao động)
"Nhận diện" bệnh trĩ Bệnh trĩ hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị. Bạn cần "lận lưng" vài thông tin để nhận biết và đối phó với căn bệnh phổ biến này. Bệnh trĩ gây nên bởi tình trạng các tĩnh mạch ở trực tràng hoặc xung quanh hậu môn bị phình to lên. Có hai thể bệnh trĩ: bệnh trĩ ngoại thường gây ra...