Những tỷ phú công nghệ giàu nhất châu Á
Chủ tịch tập đoàn Alibaba – Jack Ma – đang là người sở hữu khối tài sản lớn nhất trong số các tỷ phú công nghệ châu Á. Danh sách này còn có Lei Jun – ông chủ của Xiaomi.
Châu Á được xem là trung tâm tài chính kinh tế đang lên của thế giới. Nơi đây quy tụ nhiều tỷ phú có tài sản kếch xù, trong đó không thiếu những tỷ phú công nghệ.
Có một điểm khá thú vị là một số tỷ phú cũng bỏ đại học giữa chừng, thậm chí bỏ học từ cấp 3, nhưng bằng sự nỗ lực không mệt mỏi của mình, họ vẫn tích lũy được số tài sản khổng lồ và đang có công việc làm ăn, kinh doanh và đầu tư thuận lợi.
Lei Jun
Tài sản: 14,4 tỷ USD
Tuổi: 45
Quốc gia: Trung Quốc
Lei Jun là chủ sở hữu Xiaomi – hãng sản xuất điện thoại lớn thứ 4 thế giới và lớn nhất tại Trung Quốc. Xiaomi mới được thành lập cách đây 3 năm nhưng cũng đủ mang lại cho Lei Jun số tài sản khổng lồ lên tới 14,4 tỷ USD.
Lei bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sau khi ông tốt nghiệp đại học. Khi đó, Lei vào làm cho Kingsoft, một công ty phần mềm của Trung Quốc tương tự Microsoft, ở vị trí kỹ sư. Tại Kingsoft, Lei dần được cất nhắc lên vị trí giám đốc công nghệ, chủ tịch và CEO, rồi đưa công ty lên sàn chứng khoán năm 2007 trước khi nghỉ việc.
Năm 2010, sau một thời gian làm nhà đầu tư mạo hiểm, Lei lúc đó đã rất giàu có. Ông cùng với một cựu giám đốc Google Trung Quốc lập ra công ty Xiaomi. Năm 2011, Lei được chỉ định là chủ tịch của Kingsoft và chính ông đã thiết lập quan hệ hợp tác giữa Kingsoft và Xiaomi nhằm cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây cho những chiếc điện thoại Xiaomi.
Được ví như “Apple của Trung Quốc”, hiện Xiaomi đang là công ty công nghệ tư nhân lớn thứ hai thế giới với tổng giá trị lên tới 46 tỷ USD. Tuy nhiên, trong bối cảnh tăng trưởng doanh số bán hàng chậm lại tại Trung Quốc, Xiaomi đang tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài, trong đó có Mỹ.
Tài sản: 16,5 tỷ USD
Tuổi: 70
Video đang HOT
Quốc gia: Ấn Độ
Năm 1966, chàng trai Azim Premji 21 tuổi bỏ học Stanford giữa chừng vì cái chết của cha. Azim Premji trở về quê nhà để tiếp quản công ty Western India Vegetable Products của cha mình, rồi sau đó đổi tên công ty thành Wipro. Dưới thời Premji, công ty này hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ thiết bị nhà tắm tới CNTT. Hiện Wipro đang là công ty CNTT lớn thứ 3 Ấn Độ, có doanh thu hàng năm đạt 7,6 tỷ USD.
Cuối năm vừa rồi, Premji đã chỉ định Abidali Neemuchwala là CEO mới của Wipro với kỳ vọng sẽ giúp Wipro phát triển rực rỡ hơn trước. Trước đó, Abidali Neemuchwala là giám đốc hoạt động của Wipro sau nhiều năm làm cho công ty đối thủ là Tata Consultancy Services.
Premji được biết đến là một người hào phóng. Ông từng cam kết trao ít nhất một nửa tài sản của mình cho quỹ từ thiện. Năm 2015, Premji được bầu là “người hào phóng nhất Ấn Độ”.
Tài sản: 17,1 tỷ USD
Tuổi: 44
Quốc gia: Trung Quốc
Ma Huateng xuất thân là kỹ sư phần mềm. Chính ông đã lập ra Tencent Holdings, cổng Internet lớn nhất Trung Quốc năm 1998. Công ty của Ma có rất nhiều nền tảng thành công và được sử dụng rộng rãi, trong đó có dịch vụ tin nhắn tức thời QQ – một trong 10 website lớn nhất thế giới; dịch vụ tin nhắn miễn phí trên nền tảng di động WeChat với 600 triệu người dùng; sản phẩm thương mại di động WeChat Wallet; và cộng đồng chơi game trực tuyến Tencent Games lớn nhất Trung Quốc.
Năm ngoái, Ma đã thực hiện 2 phi vụ rất lớn, đó là chi 400 triệu USD mua cổ phần nền tảng trực tuyến 58.com mà hiện Tencent đang sở hữu 25%, đồng thời mua 15% cổ phần hãng sản xuất game di động Glu Mobile với giá 126 triệu USD.
Li Ka-shing
Tài sản: 19,5 triệu USD
Tuổi: 87
Quốc gia: Hong Kong, Trung Quốc
Dù có khởi đầu không mấy suôn sẻ nhưng Li Ka-shing đã trở thành doanh nhân giàu nhất Hong Kong. Sau khi cha chết, Li đã bỏ học ở tuổi 16 để phụ giúp gia đình. Ông làm việc trong một nhà máy sản xuất hoa nhựa. 6 năm sau đó, Li đứng ra mở nhà máy riêng, chính là tiền thân của CK Hutchison Holdings ngày nay.
Công ty CK Hutchison Holdings đầu tư vào khá nhiều lĩnh vực, từ bất động sản, sản xuất, năng lượng tới viễn thông và công nghệ. Li và quỹ đầu tư mạo hiểm Horizon Ventures hỗ trợ khá nhiều cho các công ty công nghệ như Facebook, Skype, Spotify…
Alwaleed bin Talal bin Abdul Aziz al Saud
Tài sản: 22,5 tỷ USD
Tuổi: 60
Quốc gia: Ả-rập Xê-út
Hoàng tử Alwaleed chính là cháu trai của vị vua đầu tiên Vương quốc Ả-rập Xê-út, Abdul Aziz al Saud. Ông đầu tư cho rất nhiều công ty từ Trung Đông tới Mỹ. Năm 1980, ông thành lập công ty Kingdom Holdings Co., đầu tư từ bất động sản tới giải trí, giáo dục và có cổ phần trong nhiều công ty công nghệ như Twitter, Motorola. Mùa hè năm ngoái, hoàng tử Alwaleed tuyên bố sẽ quyên góp toàn bộ tài sản của mình cho từ thiện.
Jack Ma
Tài sản: 26,5 tỷ USD
Tuổi: 51
Quốc gia: Trung Quốc
Jack Ma đang là người giàu thứ 2 Trung Quốc. Năm 1988, Jack Ma lập ra công ty Internet đầu tiên của Trung Quốc tên là China Yellowpages nhưng sau đó bị quốc hữu hóa năm 1996. Ba năm sau đó, Jack Ma tiếp tục lập ra công ty Alibaba với số vốn ban đầu chỉ có 60.000 USD. 15 năm sau (2014), Alibaba đã trở thành công ty thương mại điện tử hàng đầu thế giới với giá trị IPO là 25 tỷ USD, lớn nhất thế giới lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, sau IPO, giá cổ phiếu của Alibaba giảm tới 22% vào năm 2015, chủ yếu do tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc chậm lại và nỗi lo hàng giả bán tràn lan trên trang thương mại trực tuyến của hãng này.
Về phần mình, Jack Ma vẫn rất bình tĩnh. Ông cho biết năm 2017 tới đây, nền kinh tế Trung Quốc sẽ khôi phục và tương lai của Alibaba sẽ phát triển hơn trước. Jack Ma có kế hoạch đưa Alibaba ra các thị trường nước ngoài. Ông đã gây ấn tượng khá tốt với Tổng thống Mỹ Barack Obama sau cuộc trao đổi về thay đổi khí hậu và quản lý doanh nghiệp tại Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á – TBD hồi tháng 11 năm ngoái.
Gia Nguyễn
Theo Zing
Xiaomi sẽ không chỉ tập trung vào bán điện thoại
Năm tới, Xiaomi sẽ cho ra đời TV 3D, cập nhật máy tính bảng, làm xe tay ga và một loạt thiết bị khác bên cạnh smartphone.
CEO Xiaomi, ông Lei Jun.
Cuối tuần trước, tại Hội nghị Internet Thế Giới diễn ra tại Triết Giang, Giám đốc điều hành Xiaomi, Lei Jun, đã đưa ra một số tuyên bố gây bất ngờ. "Xiaomi sẽ không chỉ chú trọng vào mục tiêu doanh số điện thoại thông minh" - ông nói - "Tôi muốn từ bỏ các chỉ số đánh giá (KPI) hoạt động truyền thống". Có thể Xiaomi đang tái xây dựng KPI của mình, theo đó, bán ít điện thoại hơn và tập trung vào những mảng khác như máy tính bảng Windows, thiết bị theo dõi sức khỏe hay đồ gia dụng thông minh.
Sau kết quả xuất sắc năm 2014, Xiaomi công bố mục tiêu doanh thu năm 2015 là 100 triệu smartphone. Công ty được mệnh danh là Apple của Trung Quốc này đã không công bố số liệu bán hàng chính thức của họ trong quý cuối cùng năm 2015, chỉ biết rằng doanh thu rất lạc quan. "Tôi không thực sự quan tâm về số lượng sản phẩm bán được trên toàn cầu và thị trường cổ phiếu. Cái chúng tôi quan tâm nhất là sự hài lòng của khách hàng", Lei Jun nói.
Đó có vẻ như là chiêu trò PR, nhưng cũng có thể là chiến lược thông minh của Xiaomi. Người dùng smartphone hiện tại không trung thành với một thương hiệu cụ thể nào, đặc biệt là khi nói đến nền tảng Android. Nếu Xiaomi có thể khiến cho người tiêu dùng trung thành với thương hiệu của mình thì họ sẽ tạo nên kỳ tích mà các công ty khác như Samsung, HTC... đang chưa thực hiện được.
Năm 2015 là năm Xiaomi nhận ra rằng không thể đặt tầm nhìn ở mức độ một công ty khởi nghiệp.
Phương Dung
Theo VNE
Xiaomi - từ vô danh thành gã khổng lồ Trung Quốc Sau 5 năm, từ một công ty không tên tuổi, Xiaomi đã vươn mình trở thành nhà sản xuất smartphone số 1 Trung Quốc, số 5 thế giới, với trị giá khoảng gần 50 tỷ USD. Xiaomi đến với thế giới công nghệ như một cơn bão. Chỉ 5 năm sau khi thành lập, hãng di động Trung Quốc đã chiếm thị phần...