Những tướng không bị nerf nhưng vẫn là ‘con ghẻ’ tại Đấu Trường Chân Lý bản 10.16
Có những quân cờ né được việc Riot nerf nhưng vẫn bị game thủ Đấu Trường Chân Lý bỏ qua.
Từ chỗ là unit cực mạnh ở cuối game, Thresh giờ đây chỉ được dùng trong một số ít trường hợp như bạn quá giàu và thừa tiền mà thôi. Bộ tộc – hệ của Thresh không mang khả năng tấn công hay phòng ngự trực tiếp nào, sức mạnh của hắn ta phụ thuộc hoàn toàn vào chuyện hàng chờ của bạn có cờ mạnh hay không. Nếu bạn đang phải “giãy chết” và tiền chỉ đủ mua số lượng tướng nhất định, đừng dùng Thresh.
Thresh giống như món đồ hàng hiệu của các “rick kid” vậy, nhìn qua thì ai cũng muốn, dùng rồi thì lại thấy không “ngon” như mình tưởng
Hơn nữa, người ta dần ý thức được rằng việc xây dựng đội hình ở cấp 9 không phải là bất khả thi nữa. Những đội hình hoàn chỉnh ở cấp độ lớn nhất này cho sức mạnh lớn hơn hẳn. Bạn không cần phải dùng Thresh để cầu may vào việc lật kèo, thay vào đó phương án chắc chắn hơn là lên cấp 9 được ưa chuộng hơn hẳn.
Đã qua rồi cái thời Đấu Sĩ – Pháo Thủ làm trùm Đấu Trường Chân Lý, những biến động gần đây của meta đã khiến Blitzcrank nói riêng và hệ này nói chung đi vào dĩ vãng. Các đội hình như Xạ Thủ, Phi Công, Hắc Tinh, Phù Thủy… đang sở hữu khả năng gây sát thương khổng lồ từ chất tướng, trang bị và cả buff trực tiếp. Nó vượt qua số máu mà những Đấu Sĩ đang có nên hệ này không phải là phương án phòng thủ tốt nữa.
Gặp phải Jhin thế này thì bao nhiêu máu cho đủ đây?
Với riêng trường hợp của Blitzcrank, quân cờ này đã tồn tại từ mùa 1 của Đấu Trường Chân Lý nên người ta thừa biết cách khắc chế. Bạn có thể làm đối thủ bất ngờ một round nhưng không thể khiến họ mắc bẫy lần thứ hai, chỉ với Vuốt Bẫy hay Khăn Giải Thuật là Blitzcrank “phế” hoàn toàn. Tóm lại thì gã người máy này chỉ thích hợp với giai đoạn đầu trận mà thôi, tới thời điểm sau của trận đấu thì bạn nên tính chuyện bán Blitzcrank càng sớm càng tốt.
Quân cờ này có lẽ là điển hình cho việc đồng đội quá mạnh thì mình không được phép tỏa sáng. Mordekaiser là tướng không hề yếu, tuy nhiên hắn ta cần rất nhiều đồ và những unit xung quanh hỗ trợ để có thể mạnh. Ví dụ điển hình là đội hình Tiên Phong – Bí Ẩn ở đầu mùa 3 với việc buff cho Mordekaiser bất tử.
Mordekaiser hiện tại cực kì lạc lõng trong dàn tướng Hắc Tinh
Tuy nhiên người ta dần khám phá ra rằng những tướng khác như Jhin, Shaco và sau này là Xerath của tộc Hắc Tinh có sức mạnh vượt trội và khả năng kết liễu đối thủ tốt hơn hẳn. Những đội hình xoay quanh các unit đó ra đời, người ta tập trung vào việc lấy đồ cho Jhin, Xerath, Shaco thay vì Mordekaiser. Và như một lẽ tự nhiên, khi quân cờ phụ thuộc vào đồ không có trang bị để mạnh, nó sẽ trở nên cực kì “phế”.
Từng là chiến thần bất tử nhưng Xin Zhao giờ đây bị bỏ xó theo đúng nghĩa đen khi chẳng ai dùng tới. Giống như trường hợp của Đấu Sĩ, combo của Hộ Vệ chỉ gia tăng khiên mà thôi, bạn cần rất nhiều trang bị để cho Xin Zhao có thể mạnh, thứ cực kì hên xui và không chắc chắn. Thử tưởng tượng bạn cố gắng build đội hình Xin Zhao nhưng game cho toàn Nước Mắt Nữ Thần và Gậy Quá Khổ thì sẽ “thốn” tới mức nào.
Trong khi Rakan vẫn được trọng dụng nhờ kỹ năng khống chế mạnh thì Xin Zhao biến mất hoàn toàn
Kể cả khi có nhiều item phòng thủ, những đội hình mạnh như Phi Công – Mật Thám hay Jarvan – Xạ Thủ đều đảm bảo sức mạnh lâu dài tốt hơn hẳn việc xây dựng xoay quanh Xin Zhao. Có lẽ quân cờ này nên yên phận “con ghẻ” từ giờ tới hết mùa mà thôi.
Đấu Trường Chân Lý: Những lối chơi chuyên gây ức chế bị nhiều người ghét nhất mùa 3
Mặc dù những lối chơi này không hề vi phạm bất kỳ một điều luật nào của Đấu Trường Chân Lý, tuy nhiên chúng vẫn bị ghét bỏ vô cùng.
Khác hẳn với trong truyện tranh hay phim ảnh, Đấu Trường Chân Lý không hề chia ra "chính phái hay tà phái", người chơi có thể tự do chơi miễn là không hack cheat, dùng phần mềm gian lận,... Dẫu vậy, vẫn có một số lối chơi xuất hiện như những cái gai trong mắt người chơi khác. Lý do là những lối chơi này đậm chất rủi ro, có thể đạt top 1 hoặc top 8 chỉ nhờ 1 con bài, trên hết là những lối chơi này đem lại cảm giác cực kỳ... ức chế cho người chơi khác.
Sau đây là danh sách những lối chơi bị ghét nhất Đấu Trường Chân Lý mùa 3:
Karma 1v9
Mặc dù Karma trong mắt nhiều người chơi chỉ là một tướng hỗ trợ khá bình thường của Hắc Tinh, tuy nhiên với những ai từng gặp "Karma 1v9" thì lại có một suy nghĩ khác.
Cụ thể về lối chơi này, Karma sẽ là tướng duy nhất được dồn trang bị và trở thành "trùm cuối" trên bàn cờ của bạn. Những trang bị quan trọng nhất cho Karma sẽ là Giáp Gai, Vuốt Rồng và Giáp Máu - combo trang bị giúp cho Karma trở thành kẻ sống sót cuối cùng mỗi vòng đấu.
Các tướng Hắc Tinh 1 sao đều ở tuyến đầu để hi sinh cho Karma
Tất cả tướng còn lại trong đội hình sẽ thuộc tộc Hắc Tinh (có thể kẹp thêm 1 tướng Bí Ẩn nếu muốn). 1 điều quan trọng nữa là những tướng Hắc Tinh chỉ cần 1 sao là đủ, để cho chúng "bay màu" nhanh nhất có thể, buff chỉ số cho Karma càng sớm càng tốt. Khi toàn bộ đội hình đã nằm xuống, Karma sẽ được cộng khoảng 175% - 280% sức mạnh kỹ năng hoặc nhiều hơn, sát thương vật lý cũng tăng từ 175 đến 280 hoặc hơn. Đồng thời, lúc này Karma 3 sao sẽ tự buff lá chắn cho chính mình, lượng lá chắn có giá trị khoảng 2000 - 3000 tùy thuộc vào số lượng tướng Hắc Tinh nằm xuống, tốc độ đánh sẽ tăng từ 500% đến 600% (5.00 tốc đánh). Với tốc độ đánh cùng sát thương vật lý lớn như vậy, Karma sẽ bắn tan nát toàn bộ đối thủ một cách dễ dàng.
Một trong những cách khắc chế hiệu quả nhất của lối chơi này là ngăn Karma dùng kỹ năng bằng Ezreal, Áo Choàng Tĩnh Lặng, Ma Tặc,... nhưng hiệu quả hay không thì cũng... chưa chắc.
Một số trận đấu với lối chơi "Karma 1v9" cực kỳ khó chịu
Syndra one-shot
Với những đội hình có Syndra như 8 Pháp Sư hay 6 Vệ Binh Tinh Tú, Syndra có khả năng hạ gục 1 kẻ địch chỉ với 1 kỹ năng, mà cứ 1-2 giây Syndra lại có thể sử dụng kỹ năng tiếp làm cho nhiều người chơi khá là... nóng mắt.
Đội hình 6 Vệ Binh Tinh Tú 6 Pháp Sư khá phổ biến trong thời gian gần đây
Sức mạnh của đội hình này chủ yếu nằm ở con bài Syndra, với khả năng spam skill cực mạnh và cực nhiều nhờ kích hoạt Pháp Sư và Vệ Binh Tinh Tú. Những tướng khác trong đội hình này cũng mạnh nhưng chỉ có sức mạnh "tầm trung" nhờ được hưởng năng lượng từ Chén Ân Huệ và Vệ Binh Tinh Tú. Vậy nên những tướng pháp sư khác có thể nằm xuống toàn bộ cũng không quan trọng, chỉ cần Syndra còn sống là còn hi vọng. Có lẽ cũng vì sức mạnh quá lớn của Syndra như vậy cho nên nhiều người không thích lối chơi này cho lắm.
Cách khắc chế đội hình này hiệu quả nhất chính là Phong Kiếm lốc thẳng tay Syndra.
"Binh đoàn bất tử" với kẻ cầm đầu là Soraka
Trong đội hình này, những vị tướng gần như không thể bị hạ gục nhờ vào khả năng hồi phục kinh hoàng của Soraka. Điều kiện quan trọng nhất chính là phải có Soraka 3 sao và 3 đồ Giáp Gai, Vuốt Rồng cùng Áo Giáp Hộ Vệ. Về cơ bản, Soraka không phải tướng carry trong bất cứ đội hình nào trong meta hiện tại, thế nên không lo có nhiều người roll tranh vị tướng 4 tiền này. Còn về phần trang bị thì chỉ có thể trông chờ vào may mắn.
Đội hình hoàn chỉnh gồm có 4 Đấu Sĩ, 4 Hộ Vệ và 2 Vũ Trụ
Trong đội hình này, Soraka sẽ là tướng "1 mình chấp hết" ở phía trên, hồi máu liên tục cho toàn bộ đội hình với một con số khổng lồ là 20000 máu (3 sao). Với số máu của mỗi vị tướng trên bàn cờ, 20000 là đủ để hồi đầy bình máu dù cho có bị Bùa Đỏ hay Quỷ Thư Morello thiêu đốt.
Ngoài ra, đây cũng là đội hình có cực nhiều khống chế cứng như Xin Zhao, Cho'Gath, Blitzcrank, Vi, Rakan cho nên team địch khó có thể đứng im một chỗ để dồn chết Soraka được. Bên cạnh đó, dàn "bị thịt" kia cũng cực kỳ nhiều máu và lá chắn, vậy nên nếu không thể dồn chết chúng trước 1 nhịp hồi máu của Soraka thì kẻ địch sẽ không thể hạ gục bất cứ ai.
Để đánh bại đội hình này, có lẽ cách duy nhất chính là khống chế cứng Soraka liên tục đến chết, không để cho Soraka vung tay hồi máu một lần nào.
Một người chơi thử nghiệm con bài Soraka siêu hồi phục rất hiệu quả
Amllort
Đấu Trường Chân Lý: Tìm hiểu đội hình 'định đoạt trận đấu chỉ với 4 viên đạn' - Jhin - Bí Ẩn Jhin được thiết kế là chủ lực khá mạnh của Đấu Trường Chân Lý mùa 3 nhưng vì một lý do nào đó game thủ quên mất quân cờ siêu gánh kèo này. Tại sao lại là Jhin và Bí Ẩn? Ở meta Đấu Trường Chân Lý hiện tại, hầu hết kỳ thủ có hai hướng chơi chính, hoặc dừng ở cấp 6-7...