Những tượng đài lạ được xây dựng từ thời Liên Xô
Từ xe buýt, máy bay cho đến tàu chiến, nhiều tượng đài được dựng bên vệ đường từ thời Liên Xô, và tới nay trở thành ký ức của một thời đã qua.
Nhiếp ảnh gia người Pháp Jason Guilbeau đặc biệt hứng thú với những tượng đài bên vệ đường – thường xuất hiện ở những khu vực hẻo lánh – được xây dựng từ thời Xô Viết và mang một vẻ đẹp độc đáo. Trong thời kỳ dịch bệnh, anh dành hàng tháng trời để theo dõi dữ liệu dịch vụ Google Street View nhằm tìm ra những công trình như thế này – một chiếc xe buýt được đặt lên bệ ở Vorkuta, thị trấn khai mỏ nằm ở vùng cận cực của nước Nga.
Tại thị trấn Vasylkiv ở Ukraine là một chiếc máy bay chiến đấu được gắn vào mặt đất bởi vệt khói từ đuôi làm bằng bê tông.
Một tượng đài khác ở Vorkuta – chiếc máy bay trực thăng được đặt lên trên cao.
Thêm một chiếc máy bay chiến đấu khác được nối với phần vỉa hè trên đường – ảnh chụp tại thành phố Dnipro của Ukraine.
Không khó để chạm tay vào cầu vồng, nếu bạn đang ở thị trấn Salkyn-Tor của Kyrgyzstan.
Một quả dưa hấu với một múi được bổ sẵn xuất hiện giữa cánh đồng tại Kherson Oblast thuộc Ukraine.
Một tượng đài bằng bê tông khác ở Kaliningrad, Nga. Chắc chắn khi nó được xây dựng, ít người có thể nghĩ rằng một ngày nào đó hình ảnh về những công trình như thế này sẽ được thu thập bởi một công ty công nghệ Mỹ.
Tại thành phố cảnh Novorossiysk của Nga, một xuồng chiến đấu loại nhỏ cũng được đặt lên bệ bằng bê tông, với những nòng súng phòng không hướng lên bầu trời.
Một đầu máy hơi nước sau khi bị loại biên được đặt lên cây cột lớn ở thành phố Shepetivka của Ukraine. Tất cả những công trình như thế này đều gợi nhớ về một thời kỳ đã qua.
Mỏ khoáng sản rộng lớn ở sa mạc Atacama nhìn từ không gian
Trong bức ảnh được chụp vào ngày 26/6/2019 ở một khu vực đặc biệt thuộc vùng Tarapaca ở miền Bắc Chi-lê, nơi có thể tìm thấy những mỏ caliche (hay còn gọi là diêm tiêu Chi-lê) lớn nhất.
Một khu vực cụ thể ở vùng Tarapaca thuộc miền bắc Chi-lê, nơi có thể tìm thấy những mỏ caliche (hay còn gọi là diêm tiêu Chi-lê) lớn nhất, được thể hiện rõ nét trong một bức ảnh chụp ngày 26/6/2019. Đây là nơi khai thác Ni-trat, Li-ti. Ka-li và I-ốt. Bức ảnh là dữ liệu do vệ tinh Copernicus Sentinel chụp, và đã được xử lý bởi Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA).
Nhiệm vụ Copernicus Sentinel-2 đưa chúng ta qua một phần sa mạc Atacama của Chi-lê, khu vực này nằm ở phía tây của Thái Bình Dương, phía đông của dãy núi Andes. Sa mạc Atacama được coi là một trong những nơi khô cằn nhất trên Trái Đất - một số nơi thuộc sa mạc chưa từng có cơ hội được ghi chép thông tin về lượng mưa.
Mỏ khoáng sản Atacama
Trong bức ảnh được chụp vào ngày 26 tháng 6 năm 2019 ở một khu vực đặc biệt thuộc vùng Tarapaca ở miền Bắc Chi-lê, nơi có thể tìm thấy những mỏ caliche (hay còn gọi là diêm tiêu Chi-lê) lớn nhất.
Đây là nơi khai thác Ni-trat, Li-ti. Ka-li và I-ốt. Lấy ví dụ, I-ốt được chiết xuất trong một quá trình lọc quặng - thường được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động khai thác mỏ quy mô lớn hiện đại. Các cọc lọc có thể nhìn thấy ở dạng các chấm hình chữ nhật nằm rải rác bao quanh bức ảnh., mặc dù chưa biết chắc lý do nào khiến chúng có màu sắc khác nhau. Một số cột lọc có màu sáng hơn hoặc tối hơn do hàm lượng nước hoặc loại đất khác nhau.
Mỏ khoáng sản rộng lớn ở sa mạc Atacama nhìn từ không gian
Các dạng hình khối ở bên phải là các ao bốc hơi lớn. Nước muối được bơm lên bề mặt vào các ao nông này thông qua một mạng lưới giếng. Khí hậu khô và nhiều gió làm tăng sự bốc hơi nước và để là muối cô đặc để chiết xuất ra li-ti - thường được dùng trong sản xuất pin.
Các ao bốc hơi nằm ở bên phải
Màu ngọc lam sáng của các ao bốc hơi trái ngược hoàn toàn với cảnh quan xung quanh - khiến chúng dễ dàng được nhận ra khi nhìn từ không gian. Các đường màu đen đặc biệt có thể nhìn thấy trong ảnh là những con đường kết nối với các khu vực xây dựng khác.
Copernicus Sentinel-2 là một nhiệm vụ gồm có hai vệ tinh để phủ sóng và cung cấp dữ liệu cần thiết cho chương trình Copernicus của châu Âu. Hình ảnh màu giả này đã được xử lý bằng cách chọn các dải quang phổ có thể dùng để phân loại các đặc điểm địa chất.
Manh mối mới về kho báu khổng lồ đầy vàng ròng dưới đáy hồ Liệu lần trục vớt sắp tới có thu được những rương vàng chứa đầy vàng thỏi hay không? "Dưới đáy hồ Toplitz (Áo) có chứa đầy vàng", đó chính là phát ngôn mới của nhà khảo cổ Scott dựa trên kho tài liệu ở Berlin và Washington. Từ năm 1943, hồ Toplitz được phát xít Đức chọn làm nơi xây dựng căn cứ...