Những tựa game hành động chán ngắt mà bạn nên bỏ qua không chơi trong năm mới
Không phải mọi tựa game bom tấn hành động được sản xuất đều đạt chất lượng cao về mặt chất lượng gameplay cũng như cốt truyện.
Được phát triển bởi Rebellion Developments và phát hành dưới lá cờ của Bethesda Softworks trong năm 2009, “Rogue Warrior” là một game bắn súng FPS dành cho cả ba nền tảng Xbox 360, PS3 và Microsoft Windows. Tựa game này đã nhận cả rổ bài đánh giá tiêu cực sau khi phát hành, phê bình từ cơ chế điều khiển, nội dung ngắn, chế độ multiplayer cực giới hạn, tính năng chiến đấu cho tới lời thoại văng tục mà không vì mục đích gì cả.
2. Thor: God of Thunder
Tựa game ăn theo bộ phim của Marvel Studios này được phát hành bởi Sega và được phát triển bởi Liquid Entertainment, Red Fly Studios và WayForward Technologies cho nhiều hệ thống khác nhau. “Thor: God of Thunder” đã được phát hành trong tháng 5/2011 dành cho Nintendo DS, PlayStation 3, Wii, Xbox 360 và Nintendo 3DS. Hầu hết những bài đánh giá dành cho sản phẩm này đều rất tệ, ví như 39/100 trên Metacritic, 2/10 theo ý kiến của GameSpot, chỉ trích từ khía cạnh đồ họa cho tới nội dung gameplay nhàn chán.
Video đang HOT
“Duke Nukem Forever” là sản phẩm thứ tư thuộc thương hiệu ăn khách “Duke Nukem” và là phiên bản sequel cho “Duke Nukem 3D” ra mắt năm 1996. Được phát hành bởi 2K Games, nó được phát triển bởi sự tập hợp của bốn studios khác nhau nhưng tiếc là vẫn mang đến một “mớ rác” không hơn không kém. Trò chơi này đã hứng chịu những bài đánh giá rất tiêu cực, chỉ trích từ cơ chế điều khiển lạc hậu, sự hài hước nặng tính xúc phạm, thời gian tải dữ liệu lâu và cả thiết kế lỗi thời.
Tựa game này được phát hành trong năm 2005 và được phát triển bởi Genuine Games kết hợp Interscope dành cho các hệ thống PlayStation 2, Xbox. Nhân vật chính của nó là rapper nổi tiếng 50 Cent và kể câu chuyện anh ta thực hiện một cuộc báo thù đẫm máu tới kẻ đã ám hại mình. Ở thời điểm ra mắt, trò chơi này chỉ nhận được những bài đánh giá trung bình, với một số lời khen ngợi về cốt truyện nhưng chê bai cơ chế gameplay nghèo nàn.
“Fighter Within” là một sản phẩm độc quyền cho Xbox One và hỗ trợ hệ thống cảm ứng chuyển động Kinect. Nó được phát triển bởi hãng Daoka và phát hành bởi Microsoft vào ngày 22/11/2013. Chẳng bao lâu sau khi phát hành, “Fighter Within” đã được đưa vào danh sách những game đối kháng tệ nhất trong lịch sử, phê phán từ cơ chế gameplay nông cạn cho tới cốt truyện sến và nực cười. Với điểm số 23/100 trên Metacritic, nó là tựa game có điểm thấp thứ hai của hệ thống Xbox One.
6. Lichdom: Battlemage
Được phát triển bởi Xaviant và phát hành cho PC trong tháng 8 năm 2014, tuy nhiên phiên bản console của nó lại được phát hành trong tháng 4 năm 2016 và phát triển bởi Maximum Games, “Lichdom: Battlemage” lọt vào danh sách này bởi phiên bản chuyển sang console quá tệ của nó. Trong khi bản PC ban đầu nhận được đánh giá trung bình, có khen một số yếu tố như câu chuyện, đồ họa, lồng tiếng nhân vật, và có chê bai yêu tố lặp đi lặp lại, phiên bản console gặp phải rất nhiều lỗi kỹ thuật đồ họa như không đạt nổi 15fps, thường xuyên bị vỡ hình.
Những bí mật chưa từng được bật mí của các nhân vật game lừng danh (P.2)
Đại đa số các nhân vật nổi tiếng trong game đều trải qua một quá trình tiến hóa và biến đổi kéo dài, khi mà các họa sỹ phải thay đổi thiết kế liên tục để triển khai ý đồ xây dựng nhân vật của nhà phát triển game.
6. Bayonetta chân dài để có gameplay "độc lạ"
Bayonetta sở hữu 1 vẻ đẹp vô cùng độc đáo, nhưng cũng rât chết chóc với các game thủ đã từng chơi qua dòng game hành động tốc độ cao này. Ngay từ lúc mới thiết kế, nhà thiết kế Hideki Kamiya đã lên hẳn 1 concept về các nhân vật phù thủy khác nhau, nhưng chưa nghĩ quá nhiều đến đôi chân siêu mẫu của cô nàng. Về sau, họ quyết định cho cô nàng chân dài tới nách để hỗ trợ cho lối chơi cũng như lấp đi những hạn chế thiết kế vào lúc đó.
7. Kazooie kẹp Banjo chỉ để có thêm kỹ năng mới
Là 1 tựa game platformer, Banjo-Kazooie dĩ nhiên sẽ phải được tích hợp tính năng nhảy đôi và lướt để vượt chướng ngại vật. Để tạo nên sự độc đáo cho gameplay và cả tạo hình nhân vật, hãng Rare đã tạo ra thêm một nhân vật phụ là chú chim Kazooie xuất hiện và giúp đỡ Banjo trong cuộc hành trình. Thêm đó, Banjo sẽ có được 1 kỹ năng không đụng hàng - cú nhảy "vỗ cánh trên không" (flutter jump).
8. Đôi giày đỏ của Sonic lấy cảm hứng từ Michael Jackson
Michael Jackson là niềm cảm hứng cho rất nhiều nhân viên của Sega, và cũng là tạo hình được các nhân viên của công ty game nổi tiếng này dựa vào để tạo chú nhím Sonic. Đôi giày đỏ của Sonic chính là mẫu giày mà Michael mang trong bìa album Bad của ông vua nhạc pop. Màu đỏ được nhà thiết kế Oshima Naoto bởi nó phù hợp với concept một nhân vật chạy lướt gió tốc độ cao như Sonic.
9. Sora (Kingdom Hearts) cầm kiếm là chìa khóa bởi thứ khác quá là bạo lực
Thanh gươm hình chìa khóa có lẽ chính là biểu tượng không thể thay thế của dòng game Kingdom Hearts, cùng với đó là nhân vật Sora. Dù vậy, đây không phải là thiết kế ban đầu của Nomura Tatsuya. Thay vì chiếc chìa khóa như thế này, Nomura cho rằng cưa máy hay đại đao mới là vũ khí chuẩn nhất cho nhân vật chính. Dù vậy thì ý tưởng này đã bị công ty Disney gạt bỏ, bởi dù gì nhân vật hoạt hình vẫn gắn liền với trẻ nhỏ, càng ít bạo lực sẽ càng tốt cho việc quảng bá sản phẩm.
10. Mega Man có màu xanh lam vì NES có bảng màu giới hạn
Theo Keiji Inafune, cha đẻ của Mega Man thì đúng ra đứa con của ông không có màu xanh lam. Dù vậy, bảng màu của hệ máy NES ngày đó chỉ có 54 màu mà thôi, họ bắt buộc phải chọn ra 1 lựa chọn khả dĩ nhất, và màu xanh lam là kẻ "đỡ tệ hại" nhất, nếu so sánh với 53 lựa chọn còn lại. Dần dà, nó đã trở thành màu sắc không thể thay thế của Megaman.
Nier: Automata vượt mốc doanh số 5 triệu bản Nữ người máy 2B không chỉ chiếm cảm tình của cộng đồng game thủ toàn cầu, mà còn mang về thắng lợi kinh doanh lớn cho Square Enix với 5 triệu bản Nier: Automata được tiêu thụ toàn cầu. Phát hành vào đầu năm 2017, Nier: Automata là tựa game hành động do Square Enix phát hành, được xem là hậu bản nối...