Những trường đoạn tai tiếng nhất trong video game (phần cuối)
Những cảnh hành quyết tàn bạo trong Manhunt
Manhunt đã quá nổi tiếng trong thế giới game không chỉ vì mức độ bạo lực mà nó mang lại mà còn là vì những pha kết liễu chân thực theo rất nhiều cách khác nhau. Vũ khí trong tay người chơi là túi nilon, gậy đánh bóng chày, dao, kéo và đủ loại vật dụng góc cạnh với mỗi vũ khí được chia thành ba cấp theo mức độ bạo lực, máu me và tàn nhẫn. Đa số những pha kết liễu đều nhằm tới đầu, cổ kẻ địch với các kiểu bẻ, cắt, chặt luôn với một màu đỏ nhuộm màn hình.
Vì một loạt những hành động và nội dung chứa đựng bạo lực mạnh này mà rất nhiều nước đã phản đối toàn bộ series Manhunt. Như New Zealand cấm phát hành và sở hữu series game, hay Australia thẳng thừng từ chối xếp hạng tựa game này ở nước mình. Thậm chí tại Đức, quốc gia vốn nổi tiếng nghiêm ngặt trong vấn đề kiểm định game, còn xếp việc chơi dòng game này là phạm pháp, biến nó thành tựa game gây tranh cãi khét tiếng nhất của làng game.
Night Trap
Thật khó có thể mô tả lối chơi của Night Trap và những gì nó gây tranh cãi cho thế giới game. Trong cả quá khứ và hiện tại, game thủ đều hiểu video game là một sản phẩm giải trí với nội dung, hình ảnh chỉ mang tính chất ảo, không có thật vì phần đồ họa đều được xử lý qua máy tính hoặc một số ít là vẽ tay. Nhưng Night Trap lại khác xa định nghĩa đó, trở thành sản phẩm kỳ quặc bậc nhất trong thế giới game.
Video đang HOT
Trong Night Trap, người chơi sẽ gần như được xem một bộ phim người thật đóng hoàn toàn chỉ có điều nó được biên tập lại cho phép người điều khiển có thể tương tác vào game. Với việc hoàn toàn game là những cảnh thật cũng như bối cảnh quái vật, ma cà rồng của nó, mà Night Trap mang lại những trường đoạn các nhân vật nữ bị tấn công xuất hiện liên tục trên màn hình.
Một điều đặc biệt nữa là cốt truyện game giả định rằng người chơi là một người quan sát toàn bộ căn nhà nơi các nhân vật nữ bị tấn công qua các camera – điều đã làm dấy lên tranh cãi về việc khuyến khích người ta vô cảm đứng nhìn khi nạn nhân bị hại và việc theo dõi bất hợp pháp. Sau những cảnh tượng được cho là rất phản cảm vào thời điểm năm 1993 này mà Night Trap bị loại bỏ khỏi các kệ đĩa ngay lập tức, cũng như cùng các tựa game khác góp phần vào sự khai sinh ra thang đánh giá ESRB.
Phân biệt chủng tộc trong Resident Evil 5
Resident Evil 5 là một sản phẩm vào hàng chất lượng và gây được nhiều chú ý khi phát hành vào năm 2009. Nhưng sau khi ra mắt chưa được lâu, tựa game vấp phải làn sóng phản đối dữ dội khá bất ngờ từ giới truyền thông và báo chí khi cho rằng game mang tính chất phân biệt chủng tộc khi đặt bối cảnh một người da trắng bắn giết những người (thực tế là zombie) da đen. Nhưng cuối cùng, vì không mang tính thuyết phục với việc hình tượng nhân vật nữ Sheva cũng là một người da màu mà sau đó sự việc đã chìm xuống rất nhanh và chỉ còn để lại ấn tượng trong game thủ là một nữ A.I đồng hành không được thông minh cho lắm.
Cảnh nóng trong video game là một cái gì đó khó có thể bỏ qua bởi giới truyền thông, khi từ Mass Effect đến những tựa game trong quá khứ đều bị đem ra bàn mổ trước bàn dân thiên hạ với đủ số lý do. Nhưng tất nhiên trong đó vẫn còn một số trường hợp, mà đặc biệt hơn cả là Far Cry 3 đã được bỏ qua (cho tới nay) một cách êm thấm.
Trở lại với vụ lùm xùm quanh cái tên Mass Effect, hãng tin Fox News trước đây đã hùng hồn đăng tải rằng Mass Effect là tựa game với cảnh nóng hoàn toàn có thể tương tác 100% mặc dù chúng ta được biết nó hoàn toàn sai sự thật. Và với Far Cry 3 ngày nay, một sản phẩm rất chất lượng, xứng đáng đứng trong hàng ngũ những tựa game của năm, sở hữu cảnh nóng lộ liễu hơn rất nhiều với nhân vật Citra và đặc biệt còn dưới góc nhìn người thứ nhất, may mắn thay lại thoát khỏi được miệng lưỡi của giới làm luật cũng như báo chí, truyền thông. Và chỉ có thể có một cách giải thích duy nhất là Far Cry 3 phát hành vào thời điểm kỳ nghỉ lễ ở phương Tây – thời điểm mà có thể những người vào ngày bình thường sẽ ngồi lê đôi mách lại đang bận cắt gà tây và nốc rượu.
Nhân vật Jack Sparrow trong series phim Pirates of the Caribbean có nói: “ Cái vấn đề ở đây nó… không phải là cái vấn đề. Cái vấn đề ở đây là cái thái độ của bạn với cái vấn đề mà thôi” – với ý nghĩa rằng đầu óc con người ta chỉ tự sinh ra chuyện, chứ thực tế chẳng có chuyện nào hết.
Theo GameK
Cướp biển vùng Caribê quyết không "về hưu"
Hiện, Disney đã công bố chính thức ngày ra mắt phần 5 của loạt phim ăn khách "Pirates of the Caribbean".
Trong thời gian vừa qua, Disney liên tục triển khai các dự án mới, thu hút được không ít sự quan tâm của khán giả và giới truyền thông. Sau khi lăng xê triệt để cho các anh hùng nhà Marvel, hãng đột ngột thông báo về sự có mặt của Cướp biển vùng Caribê 5. Đây cũng như 1 lời tuyên bố rằng mình sẽ không "nghỉ hưu" sớm của thuyền trưởng Jack Sparrow.
Được biết, nhà sản xuất Jerry Bruckheimer sẽ tiếp tục cầm trịch phần mới nhất này. Bên cạnh đó, nam diễn viên Johnny Depp cũng vẫn đảm nhận vai chàng thuyền trưởng tưng tửng. Đối với người hâm mộ bộ phim, không ai có thể hoá thân thành Jack Sparrow tuyệt vời hơn Depp. Phần 5 sẽ ra rạp vào ngày 10/07/2015 tại Mỹ.
Series Cướp biển vùng Caribê từng thu về cho nhà sản xuất hơn 3,7 tỷ đô-la (~ 77.051 tỷ đồng) trên toàn thế giới. Trong đó, riêng phần 4 On Stranger Tides đã "cá kiếm" 1,04 tỷ đô-la (~ 21.657 tỷ đồng).
Song song với việc công bố ngày trở lại của Pirates of Caribbean, hàng loạt các dự án hấp dẫn khác cũng nhanh chóng được "Nhà Chuột" cập nhật lịch trình chiếu. Điển hình như Captain America: The Winter Soldier (4/4/2014), Maleficent (2/7/2014) và Guardians of the Galaxy (1/8/2014). Cả 3 tác phẩm trên đều ra rạp dưới định dạng 3D.
Theo TTVN
Splinter Cell: Blacklist cực kì ấn tượng với Trailer mới Splinter Cell Blacklist, phiên bản thứ 6 trong dòng game hành động lén lút nổi tiếng cùa Ubisoft sau một thời gian dài im hơi lặng tiếng đã trở lại với một trailer hoàn toàn mới. Bối cảnh diễn ra sau sự kiện trong Conviction, Sam Fisher đã được Patricial Caldwell - Vị tổng thống nữ đầu tiên của nước Mỹ giao cho...