Những trục trặc trên đường đua số hóa của “nhà băng”
Công nghệ số và cuộc CMCN 4.0 phát triển với tốc độ chóng mặt không chỉ tác động mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là ngành ngân hàng, tài chính. Do đó, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng tại Việt Nam là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, thực tế triển khai ở các “nhà băng” trong nước vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), lượng giao dịch phi tiền mặt ở Việt Nam hiện ở mức thấp nhất trong khu vực là 4,9%, trong khi tỷ lệ này tại Trung Quốc là 26,1%, Thái Lan đạt 59,7%, Malaysia lên đến 89%… Con số đó cho thấy tiềm năng phát triển mảng dịch vụ ngân hàng số ở Việt Nam là khá lớn.
Đáng chú ý, dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến mọi mặt của nền kinh tế nhưng lại là động lực thúc đẩy việc thực hiện các giao dịch trên nền tảng ngân hàng số trở nên sôi động.
Theo số liệu thống kê, hiện Việt Nam có tốc độ tăng trưởng về Mobile Banking là 200% và khoảng 30 triệu người sử dụng hệ thống thanh toán ngân hàng mỗi ngày. Nhận thức được tiềm năng lớn trong mảng dịch vụ này, một số ngân hàng lớn đã đi đầu trong lĩnh vực này.
Sự cố tại Techcombank là kinh nghiệm cho các nhà băng chuyển đổi ngân hàng số.
Tuy nhiên, trên đường đua số hóa của các nhà băng có những tồn tại đang khiến cho việc phát triển ngân hàng số cũng như chủ trương tiêu dùng phi tiền mặt gặp trở ngại. Mới đây, thị trường ngân hàng ồn ào xung quanh chuyện lỗi hệ thống giao dịch của Techcombank. Sự cố xảy ra trong một ngày giao dịch, khách hàng liên tục đăng nhập vào Internet Banking của nhà băng này và liên tục nhận báo lỗi.
Một khách hàng cho biết chị “canh cửa” từ sáng tới chiều, may mắn đăng nhập được vào 1 lần thì đợi đến 15 phút cũng không nhận được mã OTP. Thế nhưng vị khách hàng này vẫn còn may mắn hơn vì chỉ bị chậm, chưa đến mức mất tiền như khách hàng khác.
Video đang HOT
Một khách hàng chia sẻ do phải chuyển một khoản tiền kinh doanh cho đối tác ngay trong sáng ngày 24/8, nên anh đã dùng dịch vụ Internet Banking của Techcombank, tuy nhiên dù đăng nhập được vào hệ thống nhưng lại không nhập được mã OTP. “OTP báo lỗi. Vì vậy, tôi đăng nhập mà nhập mã OTP lần nữa thì hệ thống báo chuyển tiền thành công. Tuy nhiên, sau đó tôi nhận được tin nhắn trừ tiền đến 2 lần. May mà đối tác cũng là người quen nên khi tôi gọi lại giải thích thì họ sẵn sàng trả lại tiền thừa”, vị khách bức xúc.
Được biết trước đó, vào đầu tháng 5, nhiều khách hàng của Techcombank cũng đồng loạt phản ánh tình trạng không thể thực hiện được giao dịch Internet Banking của nhà băng này do bị lỗi.
Techcombank không phải là ngân hàng duy nhất gặp sự cố. Trước đó, MB cũng “dính” tin đồn lỗi hệ thống khiến một số khách hàng lợi dụng, ồ ạt rút tiền lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Thông tin này khiến nhiều khách hàng khác đứng ngồi không yên, lo lắng cho tài khoản của mình mở tại MB. Đáng nói là một số khách hàng chưa hiểu chuyện gì xảy ra cũng nhận được tin nhắn khóa tài khoản vì bị nghi ngờ phát sinh giao dịch gian lận, giả mạo.
Nhà băng này sau đó đã xác nhận là một số khách hàng cá nhân sử dụng thẻ rút/thanh toán/chi tiêu vượt quá số dư/hạn mức thẻ của MB cấp cho khách hàng. Ngay sau khi phát hiện sự việc, MB đã thực hiện phong toả tài khoản thẻ của nhóm khách hàng này và yêu cầu hoàn trả các khoản đã chi tiêu vượt hạn mức theo đúng quy định pháp luật. Những khách hàng bị khóa thẻ oan cũng được gỡ bỏ.
Trước những sự cố kỹ thuật xung quanh giao dịch điện tử của các ngân hàng, chuyên gia kinh tế-TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, hiện nay công nghệ thông tin ở Việt Nam còn lạc hậu. Tại một số ngân hàng hiện nay vẫn còn dùng những phiên bản lỗi thời cách đây cả chục năm. Muốn đầu tư một phiên mới, ngân hàng phải đầu tư một khoản tiền rất lớn để nâng cấp cả phần mềm và thay đổi cả phần cứng, nên việc thay đổi cả hệ thống Core Banking trong ngân hàng không phải là chuyện dễ dàng. Trong khi đó xu hướng ứng dụng công nghệ mới ngày càng phát triển, cùng với đó tội phạm công nghệ cũng gia tăng, đòi hỏi tính bảo mật thông tin khách hàng tại các ngân hàng rất cao.
Cũng bình luận về những sự cố “dở khóc dở cười” của các nhà băng về lỗi hệ thống, một chuyên gia khác cho rằng trong thời đại bùng nổ ngân hàng số 4.0, việc một ngân hàng vẫn đang ở thời kỳ “công nghệ 0.4″ sẽ gây ra những nghi ngại cho khách hàng khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ mới. “Không phải chỉ thói quen tiêu dùng tiền mặt, mà việc thiếu niềm tin cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của chính phủ và Ngân hàng Nhà nước gặp khó khăn. Để làm được điều này, chính tự mỗi ngân hàng phải thay đổi”, vị chuyên gia này bình luận.
Đồng quan điểm, khi nhận định về cuộc đua số hóa của các ngân hàng trong thời gian qua, chuyên gia kinh tế tài chính TS. Cấn Văn Lực cho rằng đó là xu thế tất yếu, vì đầu tư công nghệ là đầu tư hiệu quả. Đối với các ngân hàng, chi phí đầu tư công nghệ khá lớn ban đầu, nhưng sẽ đem lại lợi ích cuối cùng. Phần đầu tư công nghệ của ngân hàng giả sử làm tăng chi phí hoạt động khoảng 7% thì doanh thu đem về cho ngân hàng, lợi ích cho ngân hàng là lớn gấp đôi, tăng khoảng 12-15%. “Hơn nữa các ngân hàng chuyển đổi số là vì khách hàng. Khách hàng ngày nay đòi hỏi cao hơn, chỉ thích giao dịch ngân hàng số”, ông Lực nói.
"Trong 5-10 năm tới, hơn 50% số lượng công việc trong ngân hàng sẽ được làm bởi máy móc"
Việc các ngân hàng ồ ạt số hóa sẽ có ảnh hưởng mạnh tới lực lượng lao động ngành này trong tương lai.
Nhiều công việc sẽ biến mất khi ngân hàng ồ ạt số hóa
Trong một tọa đàm mới đây, ông Phạm Hồng Hải - nguyên CEO HSBC Việt Nam nhận định, với sự thay đổi chóng mặt về công nghệ số, rất nhiều công việc hiện nay sẽ được thay thế bằng máy móc trong tương lai.
"Điển hình một dự báo về ngành ngân hàng là trong vòng 5-10 năm tới, hơn 50% số lượng công việc sẽ được làm bởi máy móc", ông nói. Do đó việc đào tạo, tái đào tạo nguồn nhân lực cho ngành ngân hàng là vô cùng quan trọng để đảm bảo cho những nhân viên hiện tại có những kỹ năng cần thiết để đáp ứng được thời đại công nghệ số trong thời gian sắp tới.
Trong khi đó, chia sẻ với chúng tôi, một Phó Tổng Giám đốc phụ trách về công nghệ của một ngân hàng lớn cũng khẳng định, các ngân hàng đang đẩy mạnh số hóa, và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới lực lượng lao động.
"Khi số hóa, sẽ có những công việc được thay thế bằng công nghệ, tinh gọn quy trình, nhiều công việc sẽ bị cắt bỏ và được thay thế bởi robot. Tuy nhiên, cũng sẽ sinh ra những công việc mới, tạo cơ hội phát triển kinh doanh, đẩy bán hàng nhiều hơn", vị này cho biết. Ngân hàng sẽ phải dự đoán được công việc nào giảm và công việc nào tăng lên để dịch chuyển lao động bù lại những chỗ khiếm khuyết. Không chỉ ngân hàng mà bất kỳ công ty nào cũng phải dự đoán được điều này để có chính sách tuyển dụng phù hợp.
Tại Việt Nam, tốc độ số hóa được đẩy nhanh hơn cũng khiến các ngân hàng hạn chế tuyển dụng trong vài năm trở lại đây, thậm chí có một số ngân hàng đã mạnh tay cắt giảm nhân sự.
Trong năm 2019, có 6 ngân hàng đã cắt giảm hơn 4.000 nhân sự, trong đó, VPBank là ngân hàng cắt giảm nhân sự mạnh nhất. Số nhân sự tại ngân hàng này cuối năm 2019 là 9.436 nhân viên, giảm tới hơn 2.030 người so với hồi đầu năm.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc VPBank từng cho biết, việc tối ưu hóa các hệ thống vận hành và bán hàng đã khiến ngân hàng này giảm hơn 2.000 lao động trong 9 tháng đầu năm 2019. Hơn 30% các khoản vay nhỏ và thẻ được thực hiện trên mạng. Các ứng dụng như Internet Banking, VPBank Online đã có thể đáp ứng gần như toàn bộ các nhu cầu của khách hàng từ chuyển tiền, vay tiền, mua sắm,... Tại các phòng giao dịch, các máy gửi tiền tự động càng làm giảm bớt vai trò của nhân viên ngân hàng.
Cắt giảm bộ phận back office nhưng "khát" nhân sự phục vụ chuyển đổi số
Theo đánh giá của các chuyên gia, nhu cầu nhân sự ngân hàng nhìn chung không còn tăng mạnh như giai đoạn trước đây, nhưng nhu cầu ở một số mảng phục vụ cho việc chuyển đổi số sẽ rất lớn. Nhu cầu tuyển dụng sẽ tập trung vào hai mảng bán lẻ và ngân hàng số, trong khi lực lượng lao động để làm ngân hàng số sẽ khan hiếm. Một khảo sát của PwC cho thấy, gần 80% lãnh đạo ngân hàng lo thiếu hụt nhân sự am hiểu về đổi mới sáng tạo, ngân hàng số.
Trong một báo cáo hồi đầu năm, Navigos Search cho biết, các ngân hàng trong nước đang tập trung phát triển dịch vụ số hóa nên nhu cầu tuyển dụng các vị trí liên quan cũng tăng lên trong quý 1, cụ thể là các vị trí như Phát triển Kinh doanh cho dịch vụ ngân hàng số, Phân tích trải nghiệm khách hàng và mảng công nghệ thông tin như Quản lý dự án, Phân tích Dữ liệu...
Tuy nhiên, theo Navigos Search, các ngân hàng đang gặp nhiều thách thức trong tuyển dụng những vị trí trên do nguồn ứng viên trong nước vẫn chưa đạt được kỳ vọng. Bên cạnh đó, do ngân hàng là ngành mang tính đặc thù cao nên các doanh nghiệp vẫn ưu tiên lựa chọn các ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong ngành trước khi tìm kiếm đến những ứng viên từ ngành khác.
Để giải quyết một phần thách thức trên, hiện nay các ngân hàng đang ưu tiên tìm kiếm ứng viên Việt nhưng có kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài hoặc Việt kiều quay về nước làm việc.
Phó Tổng Giám đốc phụ trách số hóa của VietinBank - ông Trần Công Quỳnh Lân cũng cho biết, các ngân hàng thiếu nhân sự ngân hàng số bởi ngân hàng thiếu ý tưởng, kiến thức về công nghệ. Tuy nhiên, để làm số hóa tốt thì không chỉ kiến thức công nghệ mà còn kiến thức về dịch vụ tài chính, hiểu biết tình trạng nội tại của ngân hàng.
"Do đó, chúng tôi không quan niệm sẽ thành lập bộ phận ngân hàng số hoàn toàn mới và tuyển dụng hoàn toàn mới ở bên ngoài. Ngân hàng sẽ tận dụng lại nhân sự của mình để đào tạo vì họ hiểu được đặc điểm nội tại của ngân hàng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải kết hợp với một vài nhân tố bên ngoài để có những góc nhìn khác, chẳng hạn có thể tuyển dụng một vài chuyên gia và thuê công ty tư vấn", Phó TGĐ VietinBank cho biết.
Giá USD hôm nay 10/9 Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD ổn định và giá đồng Nhân dân tệ (NDT) biến động nhẹ Tỷ giá trung tâm tăng 8 đồng. Ảnh: Trần Việt/TTXVN. Tỷ giá ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD ổn định và giá đồng Nhân dân tệ (NDT) biến động...