Những trợ thủ đắc lực của “cò” việc làm
Bằng cách nhờ cò gửi giúp một bộ hồ sơ xin việc, theo chân “cò”, chúng tôi phát hiện ra những trợ thủ giúp “cò” hoạt động trong nhiều năm qua.
Tạm trú “khống” và cái vỏ “bảo lãnh”
Ngay khi thấy tôi mang bộ hồ sơ từ cổng Cty Pou Yuen đi ra, “cò” Dũng liền vẫy tay, chộp ngay hồ sơ của tôi xem qua loa rồi phán tôi cần bổ sung những giấy tờ nào. Tôi ngỏ ý: “Em mới học hết lớp 12 mà muốn làm văn phòng, việc nhẹ thì có được không?”.
Dũng “ừ” ngay và ra dấu 4 ngón tay: “4 “xị”, cưng sẽ có việc như ý, mọi chuyện để anh lo”. Tôi tỏ vẻ e ngại: “Em mới chỉ học hết 12, không có bằng cấp, từ trước tới nay chỉ làm công nhân may, giờ xin làm văn phòng, việc nhẹ có đảm bảo được không?”.
Dũng cười khà khà: “Đã nói là đảm bảo, toàn là chỗ thân quen, đưa em vào làm chỗ nào chả được. Việc bây giờ là em phải có giấy tạm trú, hạnh kiểm cá nhân, phô tô công chứng giấy tờ…”. Dũng liệt kê một loạt rồi định giá: “400 ngàn, không bớt. Đảm bảo có việc”.
Dũng nhận giấy xác nhận tạm trú tại khu phố 9, phường Tân Tạo. Ảnh: Đăng Hải
Để làm giấy tạm trú, Dũng yêu cầu 300 ngàn tiền phí. Tôi thắc mắc rằng tôi không ở đây sao có giấy tạm trú được. Dũng phẩy tay: “Có người lo hết. Công an với anh là chỗ thân tình, biết không?”. Ngay lúc đó, Dũng bấm điện thoại gọi ngay: “Mày còn ở đó không? Tao mang qua cái nữa, với 2 cái hồi sáng là 3 đó nhé”.
Tôi theo Dũng đến Ban điều hành khu phố 9, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân. Nhận hồ sơ là một người mặc bộ đồng phục của đội bảo vệ dân phố. Đến trưa 13/10, tại Ban điều hành khu phố 9, P.Tân Tạo, một người đi xe máy BKS 54-N3 0175 (qua tìm hiểu được biết người này tên Hiếu -bảo vệ dân phố) đưa cho Dũng các giấy tạm trú đã được CA P.Tân Tạo cấp.
Theo những gì ghi trên giấy tạm trú mà Dũng đưa cho tôi thì hiện tôi đang ở tại nhà bà Lý Thị Ngọc Điệp, kế số 1171 đường quốc lộ 1A, tổ 80, KP9, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, giấy tạm trú do trung tá Nguyễn Văn Bền ký. Cùng ngày xin giấy tạm trú với tôi còn có 2 người khác, cả 3 người được “ở” vào một số địa chỉ nhà trọ của khu phố 9, P.Tân Tạo.
Video đang HOT
Sau khi hoàn tất hồ sơ, Dũng hẹn sáng thứ 7 sẽ đưa đi gặp “người bảo lãnh”. Theo lời Dũng thì “người bảo lãnh” tên Tuyết, được giới thiệu với chức vụ là “Trưởng khoa Adidas” nên tôi cứ an tâm, sẽ được vào bộ phận kiểm kê, vừa nhàn lại vừa có lương cao.
11 giờ, Dũng băng băng chạy vào khu A, KCN Pou Yuen, khi bị bảo vệ hỏi Dũng phớt lờ, rồ ga chạy mà chẳng ai giữ lại. Hơn 12 giờ trưa, người phụ nữ tên Tuyết xuất hiện. Sau khi nhận hồ sơ, Tuyết nhanh chóng vào lại Cty nhưng không quên dặn dò: “Có gì thì liên lạc với anh Dũng nhé!”. Ngày 15.10, Dũng gọi điện cho chúng tôi báo là đã có giấy hẹn, ngày 16.10 lên phỏng vấn nhận việc. Ngày đi phỏng vấn, Dũng dặn dò: “Vào đó cứ nói là được cô Tuyết, khu G3 bảo lãnh là được”.
Theo giấy bảo lãnh thì Tuyết “Trưởng khoa Adidas” tên đầy đủ Trần Thị Ánh Tuyết, thuộc xưởng G3 A5, bộ phận phẩm quản A5.
“Cò” qua mặt cả công an?
Sáng 16/10, tại CA P.Tân Tạo, làm việc với chúng tôi, trung tá Nguyễn Văn Bền – người ký giấy xác nhận tạm trú cho PV – cho biết: Để một người được ký giấy xác nhận tạm trú thì người đó phải có đăng ký vào sổ theo dõi tạm trú của chủ nhà trọ, có đăng ký vào sổ đăng ký tạm trú KH12, sổ này được CA phường giữ.
Thủ tục, quy trình là vậy nhưng khi chúng tôi đưa ra giấy tạm trú mà CA P.Tân Tạo cấp cho PV và đề nghị kiểm tra 2 sổ trên thì cả 2 cuốn sổ đều không có tại trụ sở CA phường. Một lúc sau Hiếu -bảo vệ dân phố – mới mang sổ đến. Khi kiểm tra cả 2 cuốn sổ đều không có tên PV trong bất kỳ cuốn sổ tạm trú nào. Như vậy giấy chứng nhận tạm trú của PV đã được cấp ra sao?
Trả lời thắc mắc của chúng tôi, trung tá Nguyễn Văn Bền cho biết, khi ký giấy xác nhận tạm trú chỉ nhìn vào chữ ký nháy của cấp dưới là cảnh sát khu vực Trần Tuấn Phương mà không kiểm tra kỹ thông tin đăng ký trong 2 cuốn sổ đăng ký tạm trú và theo dõi tạm trú. Chúng tôi đặt vấn đề tiếp: “Vậy cảnh sát khu vực dựa vào đâu để ký nháy rồi tham mưu cho cấp trên ký xác nhận tạm trú, trong khi cả 2 cuốn sổ đều không có tên người xin xác nhận tạm trú?”.
Cảnh sát khu vực Trần Tuấn Phương trả lời rằng: “Vì tin tưởng anh em, khi họ nhờ ký giấy để bổ sung hồ sơ xin việc nên ký rồi trình lên lãnh đạo mà không kiểm tra kỹ(!?). Như vậy, “cò” Dũng đã dễ dàng lợi dụng “lòng tin anh em” của CA P.Tân Tạo để trục lợi với chi phí ít nhất là 300 ngàn cho một lần “chạy” giấy tạm trú mà CA P.Tân Tạo không hề biết?
Trong khi đó hồ sơ xin việc không có giấy tạm trú thì sẽ bị loại ngay đã tạo điều kiện cho “cò” dụ con mồi. Ông Trần Vĩnh Hòa – Trưởng phòng Nhân sự, Tổng Cty Pou Yuen – cho biết: Giấy xác nhận tạm trú để Cty dễ quản lý người.
Tuy nhiên, không nhất thiết khi nộp hồ sơ là phải có ngay, người lao động có thể bổ sung sau 10 ngày. Trường hợp chủ nhà trọ không đăng ký tạm trú cho người lao động thì người lao động có thể báo lên công đoàn để công đoàn Cty báo về phường, quận có cách giải quyết cho người lao động.
Về việc các “cò” khẳng định chắc chắn rằng có bằng cấp là được làm văn phòng, lương khoảng 5 triệu/tháng, lớn tuổi thì được xin làm nhân viên vệ sinh như nhổ cổ nhưng phải chi cho cò 800 ngàn. Ông Hòa khẳng định, đảm bảo có việc làm là có thể đúng vì chỉ cần hồ sơ đầy đủ giấy tờ, khi đã có giấy hẹn phỏng vấn thì họ sẽ được Cty nhận vào làm công nhân. Không ai tuyển vào làm văn phòng, ngay cả vị trí nhổ cổ, hiện tại Cty cũng không tuyển. Lương 5 triệu tháng thì càng không có, vì nhân viên văn phòng với điều kiện biết tiếng Hoa thì lương cũng chỉ có 3,2 triệu/tháng, không biết tiếng Hoa chỉ hơn 2 triệu.
Theo 24h
Nỗi buồn của bạn trẻ về giáo dục Việt Nam
Ăn, ngủ" với các môn thi khối A, nhưng Tuấn thất vọng khi kiến thức chuyên sâu Lý, Hóa ít được sử dụng khi vào đại học. Còn với những bạn chọn cánh cửa trung cấp, thời gian 3 năm học THPT là quá dài.
Sau khi tốt nghiệp ĐH Thương mại, nộp hồ sơ khắp nơi nhưng Nguyễn Văn Hoài vẫn không xin được việc. Để tồn tại ở thành phố, cậu tạm xin vào làm nhân viên kỹ thuật tại một công ty ở khu công nghiệp Nam Thăng Long. Sau hai tháng làm việc, nhờ tiếp thu nhanh và hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hoài được cất nhắc lên làm nhóm trưởng. Cậu dần cảm thấy, công việc kỹ thuật mới phù hợp với mình và quyết định gắn bó với khu công nghiệp.
"Nếu so sánh thu nhập thì lương của tôi hiện tại cao hơn nhiều so với vị trí công chức nhà nước mà tôi đã từng vất vả xin vào trước đó. Thế nhưng kiến thức 4 năm đại học ít được áp dụng, tấm bằng cử nhân kinh tế không thực sự hữu ích trong môi trường lao động hiện nay", Hoài nói.
Cậu tâm sự, sau khi tốt nghiệp THPT, năm đầu tiên Hoài thi rớt đại học. Ôn thi lại một năm, cậu đỗ vào ĐH Thương mại. Khi Hoài đang ngồi học trên ghế giảng đường thì Hùng - người bạn thân cấp 3 đã tốt nghiệp trung cấp Công nghiệp và đi làm.
Theo PGS Văn Như Cương, nền giáo dục của ta đang chệch hướng ở cả ba câu hỏi: Học để làm gì học cái gì và học như thế nào? Ảnh: Hoàng Hà.
Trong bối cảnh "thừa thầy, thiếu thợ," Hùng dễ dàng xin được việc làm ở khu công nghiệp Nam Thăng Long (Hà Nội). Ngày Hoài tốt nghiệp đại học, Hùng mang hoa đến tặng bạn và báo tin mình được thăng chức trưởng nhóm kỹ thuật sản xuất. "Công việc thiên về kỹ thuật nên chỉ hai năm là tay nghề của Hùng đã rất khá. Sau khi lên làm trưởng nhóm, cậu ấy đi học liên thông đại học và hiện đã là phó phòng", Hoài nói.
Còn theo Hùng, ngành giáo dục nên chia 3 năm giáo dục THPT làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 (2 năm) và giai đoạn 2 (1 năm). Những bạn có lực học vừa phải có thể chỉ cần học xong giai đoạn 1 sau đó học trung cấp nghề, cao đẳng. Giai đoạn 2 với kiến thức sâu hơn chỉ dành cho những ai thi đại học.
Từng học ngày học đêm để thi vào ĐH Ngoại thương, Trịnh Anh Tuấn (Hà Nội) cũng cho rằng, kiến thức Lý Hóa chuyên sâu phổ thông hầu như không được sử dụng trong ngành Quản trị Kinh doanh. Theo Tuấn, chương trình phổ thông hiện nay có khối lượng kiến thức khổng lồ, ôm đồm nhưng thiếu thực tế, thiếu định hướng. Sau khi tốt nghiệp THPT, mỗi học sinh có con đường riêng, có người chọn ngành không cần dùng đến kiến thức phổ thông chuyên sâu.
"Nhìn em trai đang ngày đêm cày những bài Lý, Hóa để thi Ngoại thương giống mình ngày xưa tôi thấy thật lãng phí thời gian, công sức. Nếu chương trình hợp lý hơn, tính thực tế cao hơn thì...", Tuấn nói.
Sinh ra ở Tiền Giang, Châu Sương cùng gia đình sang định cư ở Canada khi cô bắt đầu học lớp 8. Mặc dù phải ở trường cả ngày từ 9h tới 15h nhưng Sương cho biết chương trình học nhẹ hơn ở Việt Nam. Mỗi kỳ cô chỉ học 4 môn, một năm 8 môn. Không có trả bài mỗi ngày, thầy cô và học sinh không có khoảng cách.
Trung học ở Canada tính từ lớp 9 tới lớp 12, khi đạt được điểm trung bình cho tất cả các môn bắt buộc thì sẽ được tốt nghiệp trung học. Sau đó, học sinh sẽ chọn trường đại học hoặc cao đẳng để học tiếp mà không cần thi. Tất nhiên, mỗi trường có một khung điểm khác nhau để nhận sinh viên mới, học sinh có điểm tốt nghiệp cao được vào các trường danh giá, và điểm thấp hơn thì vào trường tốp dưới hay cao đẳng. Đa số trường đại học sẽ cấp học bổng nếu học sinh có điểm tốt nghiệp trung học trên 80 điểm.
Vừa tốt nghiệp ĐH RMIT (Australia) trong 2,5 năm, Nguyễn Phước Bảo Trí được miễn 8 môn vì trước đó đã học chương trình cao đẳng của trường tại Việt Nam. Nếu tiếp tục học thạc sĩ, cậu sẽ mất thêm 1-1,5 năm và số năm tăng lên tương ứng với các bậc học cao hơn.
"Cùng một tấm bằng đại học, thạc sĩ nhưng ở Việt Nam sẽ mất nhiều thời gian hơn trong khi chất lượng thì không thể so sánh với các nước châu Âu. Nguyên nhân thời gian học ở nước ngoài ngắn hơn Việt Nam vì không tốn một năm đại cương và cấu trúc giáo dục linh hoạt hơn", Trí cho hay.
Theo PGS Văn Như Cương, nền giáo dục của Việt Nam cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc để cấu trúc hệ thống chương trình phổ thông. "Học sinh chỉ có con đường học xong lớp 9 thì lên THPT (3 năm), có bằng THPT thì thi đại học, trượt thì thi tiếp. Hệ thống đó không cung cấp được nguồn nhân lực thực sự cho xã hội khi "thợ" chúng ta đang rất thiếu", thầy Cương nói.
PGS Cương cho rằng, nên phân làm hai hướng để học sinh tốt nghiệp lớp 9 lựa chọn. Đó là học tiếp để lên những đại học tinh hoa và chương trình phổ thông có dạy nghề để học trung cấp, nghề. Hiện nay học sinh phải học 12 năm để có bằng phổ thông (trong khi trước đây chỉ có 9 năm), ở một số nước chỉ mất 10, 11 năm. Chương trình THPT quá ôm đồm nhiều kiến thức, có những kiến thức chuyên sâu mà các em học tiếp trung cấp, cao đẳng, thậm chí đại học không cần dùng tới.
"Giáo dục phải đi liền với câu hỏi "học để làm gì" thì mới thực chất. Đã đến lúc Bộ Giáo dục cần cải cách chương trình, cách thức tổ chức bậc học THPT", thầy Cương đề xuất.
Theo VNE
Nữ sinh đi xin việc sập bẫy giám đốc rởm Bắc tự nhận mình là một giám đốc ngân hàng, liên hệ với những nữ sinh muốn tìm việc làm để lừa đảo. Công an quận Đống Đa đang tạm giữ hình sự Vương Đức Bắc (SN 1982, trú tại khu 2, xã Hợp Hải, huyện Lâm Thao, Phú Thọ) để điều tra tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cơ quan điều...