Những trò chơi open world dị nhất thế giới khiến game thủ sốc đến ngỡ ngàng
Game thủ không nói lên lời trước mức độ kỳ dị trong thiết lập lẫn cốt truyện ở các tựa game này.
Các tựa game open-world vẫn được đánh giá cao nhờ cốt truyện sáng tạo cùng khả năng mô phỏng thế giới thực khá sát. Thế nhưng đôi khi đội ngũ thiết kế và phát triển game tạo ra những thiết lập cùng nội dung kỳ quặc đến mức game thủ cũng cảm thấy khó đỡ như các tựa game dưới đây.
Saints Row IV là hậu bản của Saints Row The Third, do Volition sản xuất và Deep Silver phát hành (vì lúc này nhà phát hành của Saints Row The Third là THQ đã phá sản). Game ra mắt vào năm 2013, thuộc thể loại hành động thế giới mở. Câu chuyện trong Saints Row 4 nghe có vẻ giống một bộ phim bom tấn. Bốn năm sau sự kiện trong phần 3, nhân vật chính The Boss, không còn cai quản thành phố Steelport chật hẹp nữa mà trở thành tổng thống Mỹ. Nhưng thay vì chiến đấu chống với các thế lực khủng bố gây nguy hại cho nước Mỹ như ở phần game thứ 3, Volition đã biến Saints Row 4 thành game khoa học viễn tưởng.
The Boss phải đối đầu với một kẻ thù khủng bố có tên Zin Empire – một đế chế đến từ nền văn minh phát triển vượt xa cả nhân loại, do Zinyak cầm đầu. Zin Empire biến cả hành tinh thành cát bụi, bắt cóc toàn bộ thành viên của nhóm Third Street Saints rồi giam họ trong thế giới mô phỏng thay vì thế giới thực. Từ đây câu chuyện trở nên hư cấu hệt như Matrix.
Nhân vật The Boss học được cách nhảy cao, đấm mạnh, bắn băng và lửa từ tay… siêu phàm chẳng kém gì siêu anh hùng nào. Anh ta phải đánh nhau với lon soda khổng lồ, cưỡi xe đạp, xe tăng làm từ ánh sáng… Chưa kể đến việc anh ta tự vệ bằng loại vũ khí có tên là Dubstep Gun, nó khiến cho mọi người nhảy múa điên cuồng. Ngoài ra còn có Black Hole Gun, tạo ra được một lỗ đen thu hút mọi thứ xung quanh. Cuối cùng là Abduct-O-Matic, chỉ cần gắn thẻ này vào người hoặc vật thì nó sẽ ngay lập tức bị UFO bắt cóc.
Video đang HOT
Thậm chí khi The Boss rơi xuống địa ngục, anh ta còn kết hôn được cả với con gái Satan. Tóm lại, câu chuyện của tựa game này khiến người chơi có cảm giác như họ đang tham gia vào Matrix, nhưng ở phiên bản hài hước và khó đỡ hơn.
2. Tres Lunas
Tres Lunas là trò chơi điện tử được phát hành vào năm 2002 của Mike Oldfield. Nó là sự kết hợp kỳ lạ giữa hãng sản xuất với một nhạc sĩ. Thế nên open-world trong tựa game này cũng không giống ai. Game không hề có bất kỳ mục tiêu nhiệm vụ cụ thể nào. Người chơi chỉ đơn giản là tương tác ở những nơi phát ra bài hát Tres Lunas (và những bài hát khác trong cùng album), game thủ chỉ cần chạm vào hoặc đến gần một số vật thể nhất định trong môi trường mà thôi.
Xenoblade Chronicles 2 là trò chơi nhập vai hành động thế giới mở được Monolith Soft phát triển và do Nintendo phát hành vào năm 2017. Điều khiến Xenoblade Chronicles 2 được xếp vào danh sách những tựa game kỳ quặc là cách thiết lập thế giới của nó.
Theo miêu tả từ các game thủ, thế giới trong Xenoblade Chronicles 2 được xây dựng phía trên một tảng băng bao phủ cả thế giới, và dưới tảng băng đó là biển mây, dưới biển mây là nước. Tiếp đến, các thị trấn và thành phố nằm trên lưng của một con quái vật khổng lồ đang bơi lội ở biển mây này. Khi con quái vật chết đi, người dân lẫn nhà cửa sẽ chìm theo nó. Dù hơi kỳ quái nhưng có vẻ tận thế trong Xenoblade Chronicles 2 khá đẹp và độc đáo.
Bản đồ trong open-world game có thể rộng đến mức nào? Những tiết lộ khiến game thủ sửng sốt
Đâu là giới hạn của thế giới trong trò chơi open-world? Đôi khi game thủ sẽ phải giật mình khi biết được sự thật này.
Open-world được lòng người chơi nhờ việc tạo ra một thế giới rộng lớn, mô phỏng chân thực từ môi trường đến địa hình, cách cảnh quan địa lý... Câu hỏi thú vị mà nhiều game thủ đặt ra là kích thước của bề mặt thế giới trong open-world liệu có thể rộng được đến đâu? Thế giới này có gì thú vị so với một trò chơi bình thường?
Từ thế giới không có giới hạn
Kích thước map game của một số tựa game đình đám
Các game thủ đều đồng ý rằng trên lý thuyết, map của một open-world game hoàn toàn có thể trải rộng không giới hạn. Hai ví dụ điển hình được kể đến là No Mans Sky và Elite Dangerous với các bản đồ mô phỏng lại toàn bộ vũ trụ cùng thiên hà tương ứng. Điều này vẫn đúng khi ngay cả trong các trò chơi được thiết lập không dựa trên không gian cụ thể, kích thước bản đồ của chúng không còn tồn tại yếu tố giới hạn.
Tuy nhiên, song song với các tựa game có map không giới hạn, cũng có không ít các tựa game với map giới hạn, và thường giới hạn này cũng khá lớn. Daggerfall là một trong số các tựa game như vậy. Bản đồ đầy đủ của game rộng 62.000 dặm vuông, tương đương với kích thước của Vương quốc Anh khi trò chơi ra mắt vào năm 1996. Song Daggerfall cũng được xem như ví dụ cho việc không phải cứ mở map to là tốt. Dù đã rất cố gắng trong việc thiết lập thế giới, nhưng tựa game này vẫn gánh chịu vô số chỉ trích vì vẽ ra hẳn một thế giới đồ sộ nhưng các yếu tố đều mờ nhạt, trống rỗng và không mang ý nghĩa gì quan trọng trong game.
Đến cái "bẫy rộng lớn"
Có lẽ trường hợp của Daggerfall đã trở thành bài học để đời cho các nhà phát triển game sau này rút kinh nghiệm. Hai tựa game đình đám là Skyrim và GTA V được xây dựng trong một thế giới khiêm tốn hơn nhiều, bù lại từng chi tiết trong thế giới đó đều được khắc họa rất tỉ mỉ, từ đó tạo cho người chơi cảm giác đó là thế giới thực và vô cùng to lớn. Cách làm "liệu cơm gắp mắm" của hai tựa game đều gặt hái được thành công, bởi người chơi thực sự đắm chìm trong open-world, họ háo hức bẻ cua vì biết đâu đấy sẽ có một trận chiến thú vị diễn ra.
Nhưng tại sao có rất ít tựa game mở map vô hạn hoặc thậm chí là mô phỏng thế giới thực với tỉ lệ 1:1? Câu trả lời không nằm những giới hạn trong thế giới thực chứ không phải thế giới game.
Với mỗi một dặm vuông trong map open-world, đội ngũ thiết kế phải mô phỏng lại từng cái cây ngọn cỏ, điều này đòi hỏi một kinh phí khổng lồ. Thế giới càng đẹp mắt, mô phỏng cảnh quan, địa danh thú vị, gameplay độc đáo, các sinh vật tương tác chân thật... đòi hỏi cả thời gian lẫn công sức.
Minecraf hiện đang là một trong số những tựa game có map gần như vô hạn, đơn giản vì cả cộng đồng lớn tham gia xây dựng nó
Một tính toán nho nhỏ về kinh phí lẫn thời gian cần có để Rockstar thực hiện map open-world mô phỏng tỉ lệ 1:1 nước Mỹ trong GTA đã cho thấy rằng để mở bản đồ có kích thước gấp 50 hoặc thậm chí 200.000 lần so với bản đồ trong GTA 5, với chất lượng tương đương, cần đến 1 triệu năm cùng khoảng 50 tỉ đô la. Mỗi tòa nhà, mỗi chiếc xe, từng NPC, con đường, bụi rậm, tảng đá... trong open-world đều đòi hỏi được thiết kế riêng rồi đưa vào, vì thế cần cả vốn liếng lẫn nhân lực và thời gian hùng hậu để phát triển. Như vậy, có thể thấy rằng không phải vô cớ mà các franchise game open-world đình đám hiện nay phần lớn đều đến từ những công ty game lớn.
Nói tóm lại, map open-world có thể mở rộng đến vô hạn nhưng quá trình tạo ra map lại bị giới hạn.
Xuất hiện tựa game bắn khủng long, sinh tồn trong thời tiền sử cực cuốn, hứa hẹn sẽ là siêu phẩm trong thời gian tới đây Mặc dù mới đang ở bước Early Access, thế nhưng tựa game này đã nhận được rất nhiều những bình luận tích cực. Trải qua một năm đầy biến động với những ảnh hưởng to lớn từ dịch bệnh, thời gian gần đây, ngành game thế giới cũng dần dần xuất hiện những tín hiệu tích cực. Liên tục là những siêu phẩm...