Những “trò chơi” dị hợm quái chiêu của giang hồ nhí
Định nghĩa về giang hồ già dơ, giang hồ nhí, giang hồ mới nổi thật tương đối và rất mơ hồ. Nó y như những câu chuyện truyền miệng của giang hồ vậy
Cái chung nhất để người ta phân biệt đó là tuổi tác, những “thành tích” đã được giang hồ “ghi nhận” trong thực tế. Mỗi một thế hệ giang hồ có những “trò chơi” khác nhau và nó đậm chất giang hồ của thời điểm đó. Với giang hồ nhí đất Cảng thời điểm này, “trò chơi” của chúng được đánh giá là dị hợm đến khó hiểu, làm “ nóng mặt” người lớn, mà có thể, sau này chẳng giang hồ nào nhắc đến nữa.
Đây là “lẽ sống” của giang hồ – Ảnh chỉ có tính chất minh họa.
Không “trò” này thì “tật” kia
Đức “đá” giới thiệu cho tôi một giang hồ nhí tên Trí “xoăn”. Theo giới thiệu của Đức, Trí “xoăn” là đệ nhí của Đức và tuổi đời mới chưa qua 20 nhưng đã có hơn 4 năm ngập ngụa trong thế giới đầy hiểm ác này. Trí “xoăn” có câu cửa miệng ở tất cả các tình huống là “hàng gì, không phải xoắn”. Biệt hiệu Trí “xoăn” bắt nguồn từ câu nói đó và cũng từ cái góc con người của Trí là tóc hơi xoăn tự nhiên. Bề ngoài, trông Trí có hình thức của một tài tử điện ảnh… Nhiều lúc, câu nói đó rất vô nghĩa với hoàn cảnh thực tế nhưng nó như cái tật nói lắp của người bình thường, không thể sửa được. Đức “đá” bảo rằng, đó là cái “tật” rất dở của Trí “xoăn” nhưng ở một số hoàn cảnh nhất định, nó có tác dụng ngoài sức tưởng tượng, làm cho đối phương phải “chờn” trước khi có ý định “đâm hậu”. Song, “tật” đó của Trí “xoăn” đã làm Đức “đá” bị vài phen tái mặt với “người quan trọng” của nhóm.
Trí “xoăn” thừa nhận, không thể bỏ được câu nói cửa miệng đó, dù đã cố gắng tập như thể để mong muốn trở thành giang hồ trưởng thành. Thế nhưng, Trí cũng thừa nhận, sửa một thói quen thật khó, khó như bắt Trí phải bỏ cuộc sống giang hồ vậy. “Cái lý” của giang hồ nhí này xem ra có “tý luận” nhưng làm người ta thấy buồn cười hơn là cảm thông. Trí tự hào rằng: “Tỷ à, thà câu cửa miệng của em vô nghĩa như thế còn hơn khối đứa khác, chưa nói xong đã chửi thề. Có đứa, chưa bắt đầu nói đã đệm câu chửi Đ.M, nói xong cũng Đ.M. Chỗ nào cũng đem mẹ ra để đéo thế là không dùng được tỷ nhỉ?”. Nghe Trí nói, tôi nóng bừng mặt vì chưa thấy giang hồ nhí nào lại biết so sánh rất “ổn” như thế. Hỏi Đức “đá”, tôi được biết, Trí “xoăn” rất trọng gia đình, nhất là mẹ và em gái. Nó có những lý do riêng để đi bụi và phải kiếm thật nhiều tiền để lo cho mẹ và em gái. Nó rất dễ nổi điên (tức hành động phản ứng bột phát thái quá – PV) khi mẹ hoặc em gái xảy ra chuyện gì đó.
Trí “xoăn” thừa nhận đại ca nói về mình là đúng. Chuyện trò hồi lâu, Trí mở lòng, tâm sự về lý do dễ nổi điên liên quan đến mẹ và em gái. Trí kể rành rọt: “Lúc đó em 13 tuổi, em nhớ như in hình ảnh mẹ bị bố dượng đánh. Em gái khóc, ôm mẹ, ông ta tát em đến hằn ngón tay trên má. Như giọt nước tràn ly, em vào bếp cầm con dao, mắt vằn lên. Ông ta nhìn thấy vẻ mặt rất “sát khí” của em, bỏ đi. Sau đó, em mới biết, mẹ đã từng bị đánh nhiều lần với “tội” là không chịu đưa tiền cho ông ta đi đánh bạc, đem về cho vợ cũ nuôi con…”. Như vậy, Trí đã biết bảo vệ mẹ và em gái bằng hành động rất giang hồ từ nhỏ. Im lặng một lúc, Trí “xoăn” kể tiếp: “Để bảo vệ cho mẹ và em gái, 14 tuổi em “đi bụi”, về nhà tuyên bố với ông ta rằng, nếu còn đánh mẹ, đánh em gái thì đừng trách em là côn đồ. Em sẽ đến nhà ông ta, đánh lại vợ, con gái ông ta, thậm chí hiếp… cho ông ta biết thế nào là nhục. Thấy thái độ và nét mặt rất giang hồ của em, ông ta đã bỏ đi khỏi nhà một thời gian. Sau đó, ông ta trở lại lợi hại đến mức, mẹ em và em gái sợ ông ta giết em nên không dám nói. Khi em 16 tuổi, em gái 14 tuổi, đẹp và phổng phao, một lần mẹ hớt hải tìm em bảo, ông ta sàm sỡ em gái…”.
Đức “đá” có vẻ ưu ái đệ ruột Trí “xoăn”, bảo rằng, nó nói thế thôi nhưng chưa làm gì vợ và con gái của bố dượng cả. Nhưng, nó trả thù ông bố dượng thì tàn bạo lắm. Nó nhờ mấy thằng bạn, suốt ngày kèm ông ta như bánh mì batê kẹp thịt ấy. Ông ta có đồng nào, bọn bạn “xin” (tịch thu – PV) hết. Cực chẳng đã, ông này phải đi ăn xin. Đi ăn xin, Trí cũng cho đàn em đi theo, được tiền là “xin”, chỉ để cho ông ta đủ tiền ăn hàng ngày. Vì bệnh tật, cuối đời, ông ta chết ở ngoài đường rồi vợ con cũ mới biết.
Video đang HOT
Dị hợm đến người lớn cũng phải “nóng mặt”
Trong giang hồ, dù là nhí, già dơ hay mới nổi, đều giống nhau ở chỗ, chẳng ai phục ai và thằng nào cũng có “tài lẻ” riêng biệt. Điều này được người anh “dân sự” của tôi xác nhận.
Những “trò chơi” dị hợm quái chiêu của giang hồ nhí (ảnh minh họa)
Đức “đá” kể ra một đống những “tài lẻ” khác nhau của từng giang hồ mà y được tận “mục sở thị” trong những “cuộc chiến” chính thức. Đức “đá” nói: Muốn tồn tại ở giang hồ, không có “tướng” thì phải có “tý tinh”. Nếu cả hai thứ đó đều không cả thì coi như thằng đó “sắp đi” (tức là ra khỏi giang hồ theo nghĩa bị chết hoặc sống không bằng chết – PV). Tôi cười mà rằng, cũng khoa học tử vi cơ đấy? Đức “đá” nói, giang hồ đi lễ, đi cầu “nặng” hơn người bình thường. Đã đi là cả bầu đoàn thê tử, đồ lễ thì “dị” tới mức khó hiểu, thích gì sắm đấy, cúng xong thì mang ra “chè chén” với nhau. Theo Đức “đá”, Trí “xoăn” không “tinh” lắm nhưng được “tướng”, nhìn mặt là thấy “chơi” được. Thằng H. điên hay Th. “đơ” thì nhìn đã thấy chán nhưng nó có “tinh” là các ngón chơi bẩn để người khác phải tránh xa. Loại này, chúng chỉ cần đạt mục đích trước mắt chứ không có ý định “làm ăn lâu dài”, chúng chỉ chộp giật bằng được những gì muốn và nghĩ là của mình nhưng không biết được rằng, “miếng” giật được ấy nhỏ hơn “miếng” sắp tới rất nhiều lần. Cái kiểu giang hồ “đầu đất” ấy, chỉ dao kiếm và tiểu tiết thì sớm muộn cũng “ra đi” mà thôi.
Trí “xoăn” bô bô: “Tỷ biết bọn giang hồ nhí nó dị hợm gì không? Thứ nhất là không biết “trời cao, đất dày” như thế nào? Thứ hai, chúng chỉ có mục đích duy nhất là thoả mãn cái sự chơi cho đã đời, cho đến không biết ngày mai là gì? Thứ ba, chúng chỉ chơi và thú tính trong cách chơi chứ không tình và cũng chẳng hiểu nghĩa đâu”. Thế là sao? Trí “xoăn” cười: “Tỷ đùa à, thế còn hỏi. Chúng đi đánh nhau, chém nhau, máu me cả ngày trời, thậm chí nhiều ngày, được bao nhiêu, về bao cả vũ trường, cả gái, chơi đến không dậy, không lết được nữa thì thôi. Vũ trường đó có bao nhiêu khách, khách VIP hay không chúng không cần biết, miễn là đã đến và chỉ một tiếng “bao” là đuổi khách đi, ai không đi, chúng gây sự ngay lập tức. Có anh “dân sự” chứng kiến, “ngứa con mắt bên trái, đỏ vằn con mắt bên phải” nhưng cũng đành “lùi” một bước để cho cái thói dị hợm của chúng phát tiết đến hết cỡ thì mới “ra đòn”. Chúng đã quậy là rượu, bia ngoại và thuốc kích thích, thuốc gây nghiện… cứ hỗn loạn cả lên. Chủ quá bar, vũ trường cũng ngại, vì có khi, cả năm chúng mới đến một lần nhưng cái tiếng loan ra, vũ trường mất khách đến cả tháng, thậm chí cả năm, sống bằng gì?”.
Trí “xoăn” thì thầm: “Bảo Th. là “đơ” nhưng chuyện gái gú thì không “đơ” chút nào. Lúc nào, Th. “đơ” cũng cặp với ít nhất 3 em xinh đẹp, đủ cả dân chơi, con nhà lành và thậm chí là sinh viên. “Chuyện ấy” của Th. “đơ” được biết đến là dị hợm, bệnh hoạn vô cùng với những màn chơi tập thể. Th. “đơ” yêu cầu 3 cô gái cùng phải làm “chuyện ấy” với y. Tất nhiên, để đáp ứng được và “chơi” lâu, trước khi làm “chuyện ấy”, Th. “đơ” cùng dùng “hàng đá” với gái. Đã có những cô gái dân chơi được Th. “đơ” thích, sợ đến mắt tròn, mắt dẹt, bỏ đi nơi khác làm ăn. Dân chơi mà còn không chịu được thì mấy em sinh viên, con nhà lành làm sao chấp nhận được thói dị hợm ấy. Thế nhưng, đã là “người” của Th. “đơ”, không nghe y chỉ đạo, chắc chắn đang là gái nhà lành, được bao bọc thành gái mại dâm chuyên nghiệp, nộp tô thuế ngay tức khắc. Thật ra, là “người” của Th. “đơ” cũng khác gì là gái mại dâm đâu. Khốn khổ cho những cô gái mà Th. “đơ” thích.
Xấu không thể xấu hơn
Người anh “dân sự” bảo rằng, những “trò chơi” dị, những tật xấu đến không thể xấu hơn trong giới giang hồ, kể cả ngày không hết. Theo thời cuộc và sự vận động của xã hội, mỗi “trò chơi” của một lứa giang hồ lại khác trước. Chúng có suy nghĩ không phục ai nên kẻ đi sau làm bao giờ cũng phải khác kẻ trước. Vậy là, chẳng bao giờ có thể hết sự dị hợm trong cái thế giới đầy những dao, kiếm, súng này.
Theo Đời sống Pháp luật
Người ta đi chùa không còn vô minh
Người giản dị nhất thì cầu bình an, số khác cầu tài lộc, thậm chí là cầu duyên. Phật giáo luôn quan niệm "Tiền bạc là vật ngoài thân", nhưng bất cứ ngôi chùa nào cũng phải xoay xở chóng mặt với lượng tiền lẻ mà người đi lễ rải thảm khắp chùa trong mùa lễ hội.
Người ta đi chùa không còn vô minh
Tháng giêng là tháng ăn chơi. Mùa xuân là mùa lễ hội. Đã từ bao đời nay, người Việt có thói quen đi lễ đầu năm, cầu bình an, cầu lộc, cầu tài, cầu bất cứ điều gì mong muốn sẽ đến trong năm mới. Có một thực tế, cuộc sống càng hiện đại, người ta càng tìm đến với tín ngưỡng, tâm linh nhiều hơn. Và có lẽ, chưa bao giờ đời sống tín ngưỡng của người Việt lại sôi động, đa sắc màu và muôn hình vạn trạng như bây giờ.
Ở đây, trong phạm vi một bài viết nhỏ, người viết chỉ xin đề cập về vấn đề lễ chùa.
Hiện nay, không khó để nhìn nhận thấy bức tranh đời sống tâm linh của người Việt nơi cửa chùa. Đó là lượng người đi lễ chùa tăng vọt, thậm chí quá tải ở những chùa nổi tiếng, những ngày Tết hay lễ hội. Đó là những nguyện vọng, mong muốn của người phàm gửi tới đức Phật thông qua những lời khấn vái nhằm cầu xin Phật "phù hộ" cho đắc thành. Đó là những tờ tiền lẻ kẹp giữa đôi tay đang chắp vái, rồi "rải thảm" khắp chùa, thậm chí gài chi chít lên tay, chân, miệng tượng Phật. Đó là việc dâng cúng và hóa vàng mã nghi ngút. Đó là hình ảnh những người phụ nữ hiện đại mặc váy ngắn quá đầu gối, khoe cặp chân trắng muốt trong chùa...
Có quá nhiều thực trạng mà mùa lễ hội nào báo chí và dư luận cũng phản ánh không ngớt.
Không khó để lý giải tại sao mỗi năm, lượng người đi lễ chùa đầu xuân lại không ngừng gia tăng, thậm chí quá tải như ngày nay.
Đó trước hết là tâm lý "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" của người Việt. Người giản dị nhất thì cầu bình an, số khác cầu tài lộc, thậm chí là cầu duyên. Phật giáo luôn quan niệm "Tiền bạc là vật ngoài thân", nhưng bất cứ ngôi chùa nào cũng phải xoay xở chóng mặt với lượng tiền lẻ mà người đi lễ rải thảm khắp chùa trong mùa lễ hội.
Tết Nhâm Thìn 2012, một ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội đã thu được 6 tỉ đồng tiền lẻ, đóng thành mấy bao tải, phải nhờ một chi nhánh ngân hàng đếm suốt mấy tuần mới xong. Hơn thế, vừa qua, sự việc chùa Hương tích trữ được 1.200 bao tải tiền lẻ có tổng trị giá khoảng 20 tỉ đồng sau mùa lễ hội khiến bất cứ ai cũng phải giật mình choáng váng. Có lẽ, chẳng có gì phản cảm bằng hình ảnh những tờ tiền gài chi chít trên tay, chân, miệng tượng Phật.
Tục cúng và đốt vàng mã vốn dĩ được du nhập từ Trung Quốc, nó thực chất tồn tại trong tục thờ cúng tổ tiên hay các hình thức tín ngưỡng dân gian như thờ mẫu, thờ thần thánh tại đền, phủ, miếu. Không rõ, nó được người Việt "rước" vào chùa từ khi nào. Vả chăng, cúng vàng mã cũng không khác là mấy so với việc rải tiền lẻ như đã nói trên, cũng đều là tiền mà thôi. Các nhà nghiên cứu văn hóa vẫn thường bức xúc gọi thực trạng này là "hối lộ Phật".
Trước hết, cần phải khẳng định rõ ràng: Phật giáo là một hệ tư tưởng triết học lớn của nhân loại, răn dạy và soi đường chỉ lối cho con người tu tâm tích đức, xa rời những dục vọng phàm tục để sống hướng thiện. Trong triết lý nhà Phật, khái niệm Tam độc gốm Tham - Sân - Si, tức là tham lam - tức giận - ngu muội, là 3 thuộc tính xấu luôn tồn tại trong con người mà cần phải tu dưỡng để diệt, để tránh. Việc cầu mong vạn sự đã nói trên xuất phát từ tâm lý vụ lợi, càng cúng nhiều thì cơ hội được Phật phù hộ càng cao.
Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, dù cuộc sống vẫn đang rất tốt, người ta vẫn cầu cúng cho yên tâm, cho chắc ăn. Ở đây, cần phải hiểu rằng cửa chùa là nơi con người tìm thấy sự bình an, tìm đến của Phật để có được sự tĩnh tâm, hóa giải phàm tục, đức Phật chỉ răn dạy con người thoát khỏi phàm tục, ô uế để hướng đến sự giải thoát, tĩnh tại và thanh sạch chứ không hề ban phát bất cứ điều gì cho ai. Những hành vi của số đông những người đi lễ chùa, như đã nói trên, rõ ràng đã phạm phải hai điều răn của Tam độc là "Tham" và "Si", tham lam và ngu muội, vô minh.
Phú quý sinh lễ nghĩa. Những thực trạng nói trên thật không dễ để thay đổi tích cực trong điều kiện cuộc sống vật chất của người Việt ngày càng đầy đủ hơn. Lẽ thường, khi đã no cơm ấm cật, con người luôn tìm đến những yếu tố tinh thần mà tín ngưỡng là một điểm đến giúp người ta tìm kiếm được rất nhiều giá trị.
Thiết nghĩ, để giải thoát được con người khỏi sự vô minh thật không đơn giản, có lẽ bởi vậy mà ngay cả những vị chân tu cũng chẳng dễ đắc dạo. Giải quyết được thực trạng đau đầu này có lẽ là nhiệm vụ bất khả thi đối với các nhà quản lý văn hóa. Giáo dục và tuyên truyền, giải pháp có vẻ hình thức, khuôn sáo và lâu đạt hiệu quả nhưng lại triệt để nhất, ngõ hầu khiến hoạt động lễ hội và thực hành tín ngưỡng của người Việt thực sự đúng với thuần phong mỹ tục.
Theo Motthegioi
Bí ẩn "nèm yêu" của người Mường Phú Thọ Vợ chồng giận nhau, có quan hệ ngoài luồng, hàng xóm láng giềng chửi nhau vì những chuyện không đâu, hoặc việc làm ăn không được suôn sẻ... chỉ cần làm "nèm" để khơi gợi lại tình yêu, xóa bỏ mọi hận thù. "Nèm" trở thành chỗ dựa tinh thần cho những ai đang gặp phải chuyện không vui. Diện kiến thầy "nèm"...