Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi
Viêm phổi là bệnh hô hấp nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều trẻ nhập viện muộn, bị đ.e dọ.a đến tính mạng do cha mẹ trẻ không nhận biết sớm triệu chứng của viêm phổi.
Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Viêm phổi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tấ.n côn.g trực tiếp vào phổi và gây viêm. Bệnh có thể do nhiều chủng vi khuẩn gây nên, nhưng phổ biến và nguy hiểm nhất là khuẩn Streptococcus hay còn gọi là phế cầu khuẩn. Theo thống kê viêm phổi gây t.ử von.g ở khoảng 10 – 20% người mắc phải, phần lớn nạ.n nhâ.n tập trung ở đối tượng người già, trẻ nhỏ và nguy cơ t.ử von.g cao nhất thuộc về nhóm trẻ sơ sinh.
Do lây trực tiếp qua đường không khí, giọt bắ.n khi tiếp xúc gần, dịch nhầy của người bệnh chứa vi khuẩn… nên viêm phổi thường lây lan rất nhanh và dễ bùng thành dịch. Đối với trẻ sơ sinh có một đường lây truyền nguy hiểm hơn chính là từ người thân xung quanh trẻ thông qua việc hôn, thơm hay nói ghé sát vào miệng trẻ. Lý do bởi liên cầu khuẩn thường trú ngụ trong khu vực hầu họng của người lớn dưới thể ẩn. Ở tình trạng khỏe mạnh, liên cầu khuẩn có thể không gây hại được cho người lớn. Tuy nhiên, khi xâm nhập vào cơ thể trẻ, vi khuẩn gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển nhanh chóng và gây bệnh cho trẻ. Chính bởi vậy mà đối với trẻ sơ sinh, người lớn nên hạn chế tiếp xúc bằng miệng với trẻ để tránh lây virus, vi khuẩn có hại cho trẻ.
Ngoài ra, một số yếu tố sau đây cũng làm gia tăng nguy cơ mắc viêm phổi ở trẻ sơ sinh:
- Do nhiễm khuẩn hô hấp khi chào đời của trẻ: Cụ thể là thời gian vỡ ối của mẹ tỷ lệ thuận với nguy cơ suy hô hấp, viêm phổi của trẻ. Thời gian vỡ ối càng kéo dài thì nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp càng lớn. Theo thống kê từ các nghiên cứu về trẻ sơ sinh cho thấy có trên 90% trẻ bị viêm phổi khi vỡ ối kéo dài trên 24 giờ. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ sinh mổ thường có hệ hô hấp yếu hơn so với trẻ sinh thường. Lý do bởi khi sinh thường, trẻ phải vượt qua áp lực khi di chuyển qua vùng xương chậu của mẹ, điều này giúp cho nước ối trong miệng được ép hết ra bên ngoài, trong khi trẻ sinh mổ thì không có quá trình này.
- Do chăm sóc: Quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh không đảm bảo điều kiện vệ sinh có thể khiến trẻ tiếp xúc với mầm bệnh qua các đồ vật tiếp xúc.
- Do thời tiết: Trẻ bị viêm phổi có xu hướng gia tăng vào các thời điểm thời tiết chuyển lạnh và vào mùa đông. Không khí lạnh khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu, tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn gây hại tấ.n côn.g.
Viêm phổi là một trong những bệnh hô hấp rất nguy hiểm với trẻ sơ sinh.
Biểu hiện khi trẻ sơ sinh viêm phổi
Viêm phổi sớm
Xuất hiện trước 3 ngày tuổ.i. Viêm phổi bẩm sinh là 1 phần của viêm phổi sớm, mắc phải trong tử cung và thường xuất hiện ngay sau sinh. Viêm phổi bẩm sinh mắc phải do hít nước ối nhiễm khuẩn, sự nhiễm khuẩn tăng do các màng ối bị gián đoạn, hoặc theo đường má.u qua nhau thai. Viêm phổi sớm cũng có thể mắc phải trong lúc sinh do hít nước ối nhiễm khuẩn hoặc vi khuẩn thường trú ở đường sin.h dụ.c của mẹ.
Viêm phổi muộn
Xuất hiện sau 3 ngày tuổ.i. Viêm phổi sơ sinh muộn thường là nhiễ.m trùn.g bệnh viện và xảy ra thường nhất ở những trẻ sơ sinh được thông khí, mặc dù nhiễm khuẩn từ đường má.u cũng có thể xảy ra.
Video đang HOT
Biểu hiện thông thường khác
Trẻ sơ sinh viêm phổi có các triệu chứng tương tự như các bệnh lý tai mũi họng thông thường nên rất dễ khiến cha mẹ chủ quan hoặc không thể theo dõi hết các triệu chứng để phòng tránh. Đây chính là lý do khiến nhiều trẻ viêm phổi không điều trị kịp thời sẽ diễn biến nặng, gây t.ử von.g hoặc để lại di chứng sau điều trị. Khi trẻ có bất thường dù nhỏ nhất, cha mẹ cũng cần theo dõi sát sao. Trong trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp có đầy đủ hoặc hầu hết các triệu chứng sau đây thì khả năng rất cao trẻ đã bị viêm phổi và cần nhập viện ngay:
Trẻ bị ho từng cơn, ho kéo dài
Ho là dấu hiệu điển hình của nhiều tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp, đối với trẻ sơ sinh các cơn ho có thể có những tần suất khác nhau, xong đều có chung đặc điểm là ho từng cơn kéo dài, ho rút cổ, có tiếng rít khi ho… trẻ đỏ mặt, chảy nước mắt khi ho.
Trẻ thở nhanh
Trẻ bị viêm phổi thở rất nhanh, rất gấp. Khi trẻ thở cánh mũi thường phập phồng, quan sát xương sườn co rút khiến hõm lồng ngực, kèm theo đó là các cơn đau ngực khiến trẻ đỏ mặt tía tai.
Sốt, trớ, bú kém
Trẻ có thể bị sốt nhẹ kéo dài hoặc sốt cao từng cơn. Trẻ có thể bị nôn trớ ngay khi đang ho hoặc khi cơn ho vừa kết thúc. Trẻ thường hay quấy khóc, bỏ bú hoặc bú kém. Ngoài ra, trẻ sơ sinh có thể bị tím tái mặt, môi do tình trạng thiếu oxy.
Tóm lại: Viêm phổi là một trong những bệnh hô hấp rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Ngay từ khi có một số dấu hiệu như ho sốt, cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra ngay. Đặc biệt đối với viêm phổi, phát hiện sớm và điều trị ngay từ giai đoạn đầu của bệnh giúp trẻ tăng cơ hội điều trị khỏi bệnh nhanh hơn và giảm đáng kể những biến chứng viêm phổi có thể xảy ra.
Đối với trẻ sơ sinh khi bị viêm phổi nên được nhập viện điều trị và theo dõi. Với đặc điểm sức khỏe và bệnh lý của trẻ, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng.
Chăm sóc trẻ sơ sinh đừng bỏ qua những điều này
Chăm sóc trẻ sơ sinh là điều bỡ ngỡ, thường khó khăn với đa số các bà mẹ trẻ, nhất là người sinh con lần đầu.
Để chuẩn bị tốt nhất cho sức khỏe của bé, cha mẹ cần chú ý những điều sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh.
Những lưu ý cần nhớ khi chăm sóc trẻ sơ sinh
1. Cho trẻ ngủ đúng cách
Trẻ sơ sinh thường xuyên thức dậy vào ban đêm để bú sau mỗi 2 - 3 giờ, sau đây là các lưu ý khi cho trẻ ngủ:
Trẻ nên ngủ trên một bề mặt chắc chắn, bằng phẳng (thường là giường/cũi). Võng, nôi rung, xe đẩy, địu, xích đu không được khuyến nghị cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh dưới 4 tháng.
Cha mẹ nên ngủ chung phòng nhưng không ngủ chung giường với trẻ, tốt nhất là trong sáu tháng đầu.
Giữ ấm cho căn phòng, đặc biệt là ở nơi có khí hậu lạnh, đảm bảo bổ sung thêm độ ẩm cho trẻ nếu da trẻ khô hoặc thời tiết hanh khô.
Cha mẹ mặc cho trẻ 1 lớp quần áo hoặc quấn trẻ bằng khăn có độ dày phù hợp với thời tiết. Khi quấn trẻ sơ sinh bằng khăn phải luôn để trẻ nằm ngửa khi được quấn. Khi trẻ biết lẫy/lăn (thường xảy ra khi trẻ được 3 đến 4 tháng, nhưng có thể xảy ra sớm hơn), việc quấn khăn không còn phù hợp nữa, vì có thể làm tăng nguy cơ ngạt thở nếu trẻ chuyển sang tư thế nằm sấp.
Trẻ có nhiều nguy cơ tăng và hạ thân nhiệt một cách đột ngột do hệ thần kinh trẻ chưa hoàn thiện để tự điều chỉnh thân nhiệt. Nên giữ thân nhiệt trẻ ở nhiệt độ 36.5 - 37.5 độ C bằng cách:
Phòng cần đủ ấm, nên điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp từ 27 - 28 độ C vào ban ngày; 28 - 29 độ C vào ban đêm. Cho trẻ mặc quần áo, mang bao tay, vớ chân, đội mũ và đắp chăn mỏng khi nằm điều hòa.
Ngoài giấc ngủ của trẻ sơ sinh vào ban đêm, không nên cho trẻ nằm điều hòa quá 4 giờ liên tục trong ngày. Sau khoảng 4 giờ nên cho trẻ ra ngoài nhiệt độ bình thường trong 10 - 15 phút.
Kiểm tra thân nhiệt của trẻ bằng nhiệt kế, nếu thấy trẻ ra mồ hôi thì cần lau khô, đặc biệt là vùng lưng, nếu không trẻ có thể sẽ bị nhiễm bệnh về đường hô hấp.
Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, nên mở cửa trước 10 phút để trẻ quen dần với không khí bên ngoài.
Chăm sóc trẻ sơ sinh thường khó khăn với đa số các bà mẹ trẻ.
2. Chăm sóc mắt
Trẻ sơ sinh thường bị chảy nước mắt và ghèn trong những ngày đầu sau sinh. Lúc này trẻ có thể bị viêm kết mạc, hãy đưa trẻ đến khám để có hướng điều trị phù hợp. Đồng thời cần xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ với nhiều rau xanh, cá, thịt, trứng, sữa đậu nành, dầu mè, hoa quả các loại có lợi cho mắt.
Cho trẻ ăn ngủ đủ giấc, đúng thời gian quy định. Tránh các tác nhân bên ngoài như khói, bụi bẩn, ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính chống bụi, chống nắng, tránh những tổn thương cho mắt trẻ.
3. Chăm sóc cuống rốn
Cuống rốn của trẻ sẽ khô và tự rụng trong khoảng 5 - 21 ngày sau sinh. Cuống rốn nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ dễ bị nhiễ.m trùn.g.
Nếu thấy trẻ có các triệu chứng sau, hãy đưa trẻ đến bệnh viện: Trẻ bị sốt, cuống rốn có mùi hôi hoặc chân rốn chảy mủ, da xung quanh rốn đỏ và mềm, trẻ khóc khi bạn chạm nhẹ vào rốn, cuống rốn bị sưng và chả.y má.u.
4. Theo dõi sức khỏe của trẻ tại nhà
Cha mẹ cần chú ý cho trẻ tái khám và tiêm ngừa cho trẻ theo lịch hẹn hoặc cho trẻ đi khám ngay khi trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm sau: Co giật; Thở nhanh (nhịp thở> 60 lần/phút), thở rút lõm lồng ngực; Không có các cử động linh hoạt; Sốt/thân nhiệt cao (>38C) hoặc thân nhiệt thấp (