Những trận cãi nhau và điều quan trọng nhất là từng bước hàn gắn mối quan hệ
Khi cãi nhau, điều quan trọng nhất không phải ai là người dành phần thắng mà vấn đề có được giải quyết không, sau cãi nhau cả hai có thoải mái hay không.
Dù cãi nhau lớn hay vụn vặt, tìm ra một phương pháp giải quyết lành mạnh rồi bắt đầu hàn gắn mối quan hệ là điều quan trọng nhất. Phương pháp hòa giải đúng đắn sẽ đảm bảo hai người tha thứ cho nhau, hoàn toàn bỏ lại trận cãi vã trong quá khứ để tiếp tục mối quan hệ lâu dài, vững chắc trong tương lai.
Ảnh: TheTalko
1. NGỪNG ĐÔI CO DAI DẲNG
Điều đầu tiên mọi cặp đôi cần làm để hóa giải những tranh cãi là… đừng cãi nữa. Nghe có vẻ dễ và hơi vô ích, nhưng thực tế rất khó để ngừng cãi nhau khi bạn biết mình vẫn còn thứ để nói và nhất định phải nói ra cho bằng hết mới thôi. Đừng làm thế. Dừng lại và bỏ qua đi.
Mọi cuộc cãi vã đều sẽ đến thời điểm mà dù đôi bên có nói thêm bất cứ điều gì, chúng đều vô nghĩa. Chỉ còn mỗi hai người la hét vào mặt nhau, chẳng ai nghe ai và chẳng giải quyết được gì cả. Ngừng cãi, lùi một bước và tránh xa nhau một lúc. Đầu óc bạn giữa trận cãi nhau nảy lửa cũng chẳng đủ sáng suốt để hàn gắn gì đâu. Nói ra tất cả ngay lúc đó chỉ khiến trái tim tổn thương hơn không.
Hãy ngừng lại vài phút, vài giờ, hoặc vài ngày để khi bình tĩnh rồi hãy tiếp tục nói chuyện để giải quyết vấn đề cãi vã. Nhớ rằng chúng ta đang giải quyết vấn đề chứ không phải chấm dứt mối quan hệ
Ảnh: Unsplash
2. THƯ GIÃN ĐẦU ÓC
Khi đã tránh ra khỏi “tâm bão”, giờ là lúc tìm cách giúp tâm trí “hạ hỏa”. Nếu cứ tiếp tục tập trung vào việc tranh cãi, bạn chỉ làm đầu óc mình mờ mịt và rối rắm thêm. Bạn sẽ còn khiến mình tổn thương nếu cứ ngồi ngẫm nghĩ và tự đau lòng vì những điều khắc nghiệt người kia vô tình nói trong lúc nóng giận.
Làm gì đó hữu ích một mình, hoặc dành thời gian thư giãn với bạn bè để tâm trí rời xa khỏi cuộc chiến. Bạn có thể chạy bộ, đi tập gym, tụ tập ăn uống với hội bạn thân hay tự thưởng một đêm spa tại nhà. Bạn sẽ thấy thoải mái và sáng suốt hơn nhiều đấy.
Ảnh: TheTalko
3. CHỜ ĐẾN KHI BẢN THÂN SẴN SÀNG
Video đang HOT
Dù nói chuyện với người ấy để hòa giải sau lần cãi nhau là việc nên làm càng sớm càng tốt, không có nghĩa là hai bạn chỉ cần đi tắm một cái và quay lại 2 giờ sau đó sẽ sẵn sàng ngồi xuống giải quyết tình hình. Nếu bạn cưỡng ép bản thân khi chưa sẵn sàng để thảo luận về vấn đề và bỏ qua tất cả, mọi việc có thể trở nên nghiêm trọng hơn trước.
Đừng tìm cách liên lạc hay trả lời tin nhắn, cuộc gọi của người ấy nếu bạn thấy tâm lý và tình cảm mình chưa đủ ổn định, sẵn sàng. Hãy nói thẳng với người ấy rằng bạn cần thêm thời gian.
Ảnh: TheTalko
4. ĐỪNG KHƯ KHƯ NÍU KÉO TRẬN CÃI VÃ
Khi hai người gặp mặt, ngồi xuống giải quyết mọi chuyện, hãy đảm bảo bạn không còn khư khư “ghi thù” trận cãi nhau trước đó nữa. Việc quan trọng cần làm là bàn bạc đến tận gốc rễ vấn đề để hàn gắn, chứ không phải cứ nói đi nói lại quan điểm trong lần cãi nhau trước để rồi mọi thứ lại tan tành thêm lần nữa.
Ảnh: TheTalko
Rất khó bỏ qua những tổn thương mà sự nóng giận của hai người đã gây ra cho nhau, nhưng hãy cố gắng bình tĩnh và duy trì trạng thái tinh thần ổn định khi bắt đầu giảng hòa.
5. HÃY GIAO TIẾP VỚI NHAU
Việc cần thiết khi hàn gắn mối quan hệ là cả hai người phải nỗ lực giao tiếp, trao đổi với nhau về những gì đã xảy ra. Giả vờ như chưa có chuyện gì xảy ra và tiếp tục mối quan hệ như vậy chỉ như đang nén chặt một cái lò xo, đến lúc lò xo nén quá chặt nó sẽ bung ra phá vỡ hết mọi thứ. Chắc hẳn mọi người khi cãi nhau đều cố gắng đem hết bực tức của mình trút ra, rồi trong lúc nóng giận sẽ nhớ đến những chuyện chưa được giải quyết và tiếp tục mạt sát nó. Cái vòng tròn luẩn quẩn đó sẽ lặp lại mãi đến khi cả hai cảm thấy mệt mỏi và chấm dứt mối quan hệ.
Dù trò chuyện sau tranh cãi có vẻ khó và căng thẳng, còn cứ ôm lấy nhau rồi rúc vào chăn xem chương trình truyền hình yêu thích xem ra dễ hơn nhiều, nhưng đó không phải là cách giải quyết vấn đề. Hãy cố giao tiếp với nhau một cách bình tĩnh nhất có thể. Chia sẻ suy nghĩ của mình về nguyên nhân dẫn đến tranh cãi và những gì bạn cảm thấy từ đó đến nay.
Ảnh: TheTalko
6. THỬ ĐẶT MÌNH VÀO VỊ TRÍ CỦA NGƯỜI ẤY
Trong và thậm chí sau cuộc cãi nhau, thử đặt mình vào vị trí của người kia và hiểu góc nhìn của họ vẫn là việc rất khó làm. Bất cứ ai từng có kinh nghiệm cãi nhau với người yêu, gia đình, bạn bè đều biết cảm giác mình luôn tin rằng quan điểm của mình là đúng, còn của người kia chắc chắn là sai. Để thực sự hàn gắn mối quan hệ, bạn phải cố nhìn sự việc dưới góc độ của người ấy để hiểu vì sao họ lại có quan điểm, cảm xúc như vậy. Hãy cho cả hai một cái nhìn toàn cảnh về mối quan hệ hiện tại, về mình về người về câu chuyện đang diễn ra.
7. ĐỪNG CHỐI BỎ CẢM XÚC CỦA CHÍNH MÌNH
Dù nỗ lực hiểu cảm nhận của đối phương sau tranh cãi rất quan trọng, bạn cũng không nên thờ ơ với những cảm xúc của chính mình. Hiểu được cảm nhận đối phương là để so sánh với cảm nhận của bản thân từ đó hoàn thiện những khía cạnh của bản thân chứ không phải áp đặt cảm nhận của đối phương vào cảm nhận của mình và tự đánh lừa rằng mình phải theo như những gì đối phương mong muốn mặc kệ đúng sai. Không ai có thể sống hanh phúc khi luôn làm theo những suy nghĩ người khác mà không có quan điểm cá nhân.
Khi trò chuyện với người ấy, bạn cũng hãy cởi mở và nỗ lực chuyển tải cảm xúc từ phía mình cho đối phương biết. Chỉ có việc nói ra mới hy vọng phần nào giúp hai bạn hóa giải những hiểu lầm và tổn thương không đáng có.
Ảnh: TheTalko
8. KHÔNG BỎ QUA NGUYÊN NHÂN VẤN ĐỀ
Luôn luôn có nguyên nhân cho mọi vấn đề chỉ là không phải ai cũng đủ bình tĩnh để nhìn nhận điều đó. Tìm được nguyên nhân cãi nhau sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn.
Nếu là tranh cãi vì quan điểm cá nhân khác nhau hai người có thể thử đặt mình vào quan điểm của đối phương để hiểu hơn.
Nếu tranh cãi vì một người khác hãy nghĩ xem “người khác” đó có xứng đáng để làm nguyên nhân không hay chỉ đang là kiếm cớ.
Hãy luôn bình tĩnh tìm kiếm nguyên nhân để có cách giải quyết tốt nhất.
9. TÌM KIẾM GIẢI PHÁP
Mọi nỗ lực giao tiếp và chia sẻ cảm xúc để hàn gắn mối quan hệ giữa hai người đều trở nên vô nghĩa nếu hai bạn không tìm ra được một giải pháp chung. Bạn và người ấy cần thống nhất cách giải quyết trận cãi nhau, sau khi đã tìm ra nguyên nhân vấn đề. Một biện pháp nào đó mà cả hai người đều cảm thấy hợp lý sẽ giúp ngăn chặn những tranh cãi tương tự trở lại trong tương lai.
Ảnh: TheTalko
Dĩ nhiên là chẳng ai muốn những cuộc bất đồng từng có trong quá khứ tái diễn – như bom hẹn giờ vậy – và phải lặp lại hết tất cả các bước hàn gắn từ đầu.
10. LÀM VIỆC GÌ KHÁC, CÙNG NHAU
Khi hai người đã nói được quan điểm cá nhân về vấn đề hãy ngẫm lại quan điểm của mình và người đó, nếu cảm thấy thông cảm và thấu hiểu cho nhau thì hãy ngừng vấn đề đó lại, đừng cố làm bùng nổ thêm một cuộc tranh cãi nếu kết cục vẫn là như cũ hay thậm chí là tệ hơn.
Thay vì tiếp tục tranh cãi, hai người hãy tìm việc gì đó có thể làm cùng nhau, từng bước nhỏ thôi cũng được: cùng đi dạo, mua gì đó cùng ăn, tìm vài bộ phim mới để xem chung, đơn giản là tận hưởng sự hiện diện của đối phương bên cạnh mình.
Ảnh: Unsplash
Ôi tôi đã từng mơ mộng về mối tình công sở tuyệt đẹp nhưng hiện thực lại quá phũ phàng
Dường như tôi không thoát khỏi lời nguyền: "Đàn ông không thích phụ nữ bận rộn"...
1. Tôi mới tốt nghiệp đại học tháng 6 vừa rồi nên những viễn cảnh khi đi làm được tôi vẽ ra vô cùng đẹp. Mỗi sáng, tôi sẽ thức dậy, ăn mặc thật đẹp, thật thơm tho đến nơi làm việc. Vị trí tôi ngồi ở công ty sẽ là nơi nhiều người qua lại nhất có thể để tôi mỉm cười thật tươi chào họ. Như vậy, mối quan hệ của tôi vừa được mở rộng và nụ cười của tôi có thể tiếp thêm năng lượng cho họ mỗi sáng. Và biết đâu, một ngày nào đó, trong số những người qua lại chỗ tôi ngồi làm việc, sẽ có một người dừng lại và cười chào với tôi. Nếu ánh mắt chúng tôi chạm vào nhau thì tôi nghĩ tôi nên hẹn hò với người ấy...
2. Vâng, đó là suy nghĩ hồi 3 năm trước, khi tôi vẫn còn đủ trí tưởng tượng để mà mơ mộng về một mối tình công sở đầy lãng mạn. Ấy mà cái hiện thực nó lại xa tít tắp như Trái Đất với Mặt Trời vậy, tính chất công việc khiến tần suất thay đổi nhân viên và gặp gỡ khách hàng của tôi nhiều không đếm xuể, thành thử cũng chẳng có cơ hội tìm hiểu ai quá kỹ.
Từ cấp 2 lên tới Đại học, số tôi run rủi thế nào nên sĩ số lớp con gái chiếm đến 3/4 con trai, thậm chí lớp cấp 3 chỉ có duy nhất 1 cậu con trai.Và quan trọng nhất, cậu ấy ghét lớp tôi học. Vậy nên, tôi không hề có một tâm tưởng thích ai đó khác giới trong những tháng ngày đi học cả.
3. Tôi đã đi làm được 3 năm, chuyển việc 1 lần, cũng có người này người kia để ý nhưng tôi chưa từng tiến sâu vào bất cứ mối quan hệ nào. Tất cả chỉ dừng lại ở hai chữ "hẹn hò" rồi một vài tin nhắn sau đó và lặn-mất-tăm. Điều khiến tôi khó chịu hơn cả là sau đó, lỡ như làm chung dự án, chúng tôi gần như tránh nhau trong mọi trường hợp và như thế, mọi năng lượng dành cho công việc đều không có. Kết quả dự án dừng lại ở mức tàm-tạm-đến-khó-chịu.
4. Các chị đồng nghiệp có giới thiệu với tôi vài người ở những bộ phận khác, tôi lại chỉ cảm thấy mệt mỏi. Công việc chất đống mà thỉnh thoảng có người mới inbox chào làm quen với tôi. Tôi cũng chẳng biết từ khi nào mà mình cảm thấy phiền với việc làm quen hay hẹn hò đến thế? Cộng thêm việc, mẹ tôi ngày càng quan tâm đến chuyện tôi chưa có bạn trai ở tầm tuổi này...
5. Không phải tôi không cố gắng trong chuyện hẹn hò với một người khác giới nhưng tôi chỉ cảm thấy mình càng cố gắng lại càng thất bại trong chuyện tình cảm. Có vẻ như tôi "có duyên" với công việc hơn thì phải? Mỗi lần hẹn hò không thành, kết quả công việc của tôi đều tiến triển hơn. Tại sao đang ở độ tuổi nhiệt thành nhất với sự nghiệp mà con người cứ phải phân tâm với chuyện yêu đương? Chẳng phải cứ nên tập trung vào một chuyện sẽ tốt hơn sao?
6. Tôi đúng là điển hình của kiểu người: Chưa đi làm thì mong lắm gặp "người ấy" là đồng nghiệp, đi làm rồi lại chẳng thích ai, lắm mối tối về trả deadline.
7. Công việc của tôi liên quan nhiều đến khách hàng nên chỉ cần một động thái không hài lòng từ phía họ là chúng tôi buộc phải sửa lại sản phẩm. Thành thử ra, đi du lịch, hay thậm chí, đi cafe với bạn, điện thoại tôi bất cứ lúc nào cũng có thể réo. Kể cả 5h sáng, khách hàng gửi mail là chuyện hoàn toàn bình thường. Bạn bè nhiều khi cũng ái ngại không muốn rủ tôi đi chơi cùng. Người yêu đã không có, bạn bè không muốn chơi, sao cuộc đời tôi lại tai ương thế này???
8. Dường như tuổi trẻ của tôi bị chôn vùi cùng deadline. Và dù rằng tôi không phải là một đứa con gái tồi về cả ngoại hình và tính cách nhưng tôi dường như không thoát khỏi lời nguyền: "Đàn ông không thích phụ nữ bận rộn"...
Bí quá cưới tạm cô bạn thân đang bầu, tôi vỡ òa khi nghe vợ tiết lộ bố đứa bé Đêm tân hôn, sau màn ân ái nồng nàn, Huế đột ngột thủ thì hỏi tôi rằng có muốn biết danh tính bố của đứa con mà cô ấy sinh ra hay không. Tôi và Huế chơi thân với nhau từ khi còn học đại học tới nay đã gần chục năm rồi. Chúng tôi là cặp bạn thân khác giới hoàn toàn...