Những trại lợn bình an xuyên mùa dịch, thu lãi tiền tỷ
Nhờ đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH), chủ động giảm đàn, nhiều trại nuôi lợn vẫn an toàn đi qua mùa cao điểm dịch tả lợn châu Phi và duy trì đà sản xuất, đạt lợi nhuận cao nhờ giá lợn hơi tăng phi mã.
Nằm lọt thỏm giữa vườn cây cao su và tách biệt khỏi khu dân cư, trại nuôi lợn của anh Nguyễn Văn Linh (ở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương), là một trong số ít những trang trại không bị dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) “ghé thăm”.
Hiện trang trại này duy trì tổng đàn với 1.000 con lợn các loại. Anh Linh cho biết, tổng số này đã giảm 10% so với năm 2019 do trại tự giảm đàn để giảm áp lực dịch bệnh.
Trong mùa cao điểm DTLCP năm 2019, ATSH được anh Linh áp dụng triệt để, nhất là hạn chế tiếp xúc nguồn lây nhiễm bệnh. Các nhân viên kỹ thuật, nhân công trong trại đều được hạn chế, thậm chí cấm ra ngoài. Các xe đến bắt lợn và tài xế cũng không được vào trại nuôi. Bên trong chuồng trại được vệ sinh, sát trùng kỹ từng ngày.
Điều quan trọng là trại nuôi nằm cách xa các trại khác, cách xa cả khu dân cư. Mật độ nuôi trong chuồng cũng giảm.
Nhiều trại nuôi ở Đồng Nai chủ động thực hiện an toàn sinh học để bảo vệ đàn trước dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: N.V
Sau DTLCP, nguồn cung thiếu hụt đã đẩy giá lợn hơi và lợn thịt các loại luôn nằm ở mức cao. Hiện giá lợn hơi ở nhiều trại ở mức cao, dao động từ 85.000-91.000 đồng/kg. Đáng chú ý là giá con giống trên thị trường thời gian qua cũng liên tục tăng “ nóng”, lên mức hơn 3 triệu đồng/con.
DTLCP không chỉ 1 chủng, có chủng độc lực lớn nhưng cũng có chủng độc lực thấp. Điểm chung là virus lây nhiễm chậm nên người chăn nuôi cần cảnh giác tuyệt đối và loại trừ sớm”.
Theo tính toán của nhiều trại nuôi, hiện bình quân giá thành sản xuất mỗi kg lợn hơi phải hơn 55.000-65.000 đồng. Tuy nhiên, nhờ giữ lại được đàn nái để gầy lợn giống, giá thành xuất chuồng ở trại anh Linh chỉ 45.000-47.000 đồng/kg.
Tương tự, tại huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), trại nuôi lợn của chị Lê Thị Đông Hà cũng không hề nhiễm DTLCP. Trước dịch, chị Hà thường xuyên giữ ổn định đàn lợn hơn 90 con nái, 1.000 con thịt. Song do bệnh DTLCP chưa có vaccine, chị Hà đã chủ động giảm đàn còn khoảng 50 nái và 500 con thịt.
Trong tình hình hiện nay, chăn nuôi đảm bảo ATSH tiếp tục được chị Hà đặt lên hàng đầu. Dù giá giống trên thị trường có tăng vọt, các chi phí đầu vào khác cũng tăng theo nhưng hầu như không ảnh hưởng đến trại của chị Hà. Nhờ chủ động được tất cả các khâu trong chăn nuôi từ con giống, tiêm phòng, thụ tinh…, giá thành sản xuất hơi của chị thường giữ ở mức ổn định chỉ khoảng 40.000 đồng/kg. Mức giá này giúp chị có thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm.
Video đang HOT
Không chủ quan
Ở huyện Thống Nhất (Đồng Nai), ông Đỗ Thanh Tú là một trong số ít những nông hộ đã tái đàn thành công ngay trong thời điểm có dịch và khá tự tin vào kinh nghiệm chăn nuôi của bản thân.
Theo tính toán của nhiều trại nuôi, hiện bình quân giá thành sản xuất mỗi kg lợn hơi phải hơn 55.000-65.000 đồng/kg. Tuy nhiên, nhờ giữ lại được đàn nái để gầy lợn giống, giá thành xuất chuồng ở trại anh Nguyễn Văn Linh chỉ khoảng 45.000-47.000 đồng/kg.
Ông Tú kể, trước dịch ông nuôi khoảng 200 con lợn. Tháng 8 năm ngoái, ông chủ động giảm đàn 50% để né dịch. Đến cuối năm 2019, ông tìm hiểu cơ chế lây bệnh, tự tìm cách khắc chế trong khả năng của mình rồi tiếp tục tái đàn trở lại mức 300 con.
Thời điểm đó, nhiều hộ và trang trại tái đàn thành công nhưng cũng không ít nơi thất bại. Riêng đàn lợn của ông Tú vẫn không hề hấn gì. Theo ông Tú, các chủ hộ, chủ trại là người hiểu rõ nhất mức độ mức độ an toàn của chuồng nuôi.
Quan trọng là phải hiểu rõ cơ chế lây bệnh của virus DTLCP, kiểm soát tốt đầu vào mới khống chế thành công. “Tôi đang tìm đất mở thêm trại mới. Đàn nái của gia đình không lớn nên vẫn nhập nguồn lợn thịt từ bên ngoài vào nuôi” – ông Tú nói.
Thừa nhận nguồn lợn giống bây giờ khan hiếm nhưng anh Nguyễn Văn Linh lại tính theo cách khác. Trại của anh vẫn để lợn thịt lại làm lợn nái chứ không dám nhập nguồn lợn giống mới từ bên ngoài vào. “DTLCP gọi tên trại nuôi nào thì trại đó dạ. Tôi cố gắng hạn chế tối đa chứ không thể biết nguồn bệnh lây từ đâu. Có cho con giống miễn phí tôi cũng không dám nhập vì sợ” – anh Linh nói.
PGS -TS Nguyễn Ngọc Hải của Khoa Chăn nuôi thú y (Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM) cho biết, phải thừa nhận là có những trại nuôi vẫn an toàn với dịch bệnh. Trong lúc DTLCP gây hại tới đàn lợn của hơn 30 quốc gia thì những trại nuôi lợn an toàn như vậy là may mắn lớn.
Theo TS Nguyễn Ngọc Hải, hiện nay, không có sản phẩm nào ngăn chặn tuyệt đối DTLCP nếu ko dùng các biện pháp ATSH. ATSH lại là giải pháp tổng thể, không có biện pháp hay phương thức chung cho các mô hình chăn nuôi khác nhau. Hai ví dụ nói trên cho thấy, giảm đàn để giảm áp lực dịch bệnh cũng là ATSH. Hoặc có khi chính chủ trại đã thực hiện ATSH một cách vô thức mà không biết.
"Đặt hàng" doanh nghiệp cung cấp lợn giống cho người chăn nuôi
Trước việc tái đàn lợn đang gặp một số khó khăn do các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ khó mua lợn giống, giá lợn giống tăng cao, nhiều đại biểu tham dự Hội nghị Thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn diễn ra sáng 6/5 cho rằng, nếu cần, các địa phương cũng nên xem xét đặt hàng các doanh nghiệp để cung ứng lợn giống cho nông hộ, giải tỏa "cơn khát" lợn giống.
Sau thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi gây ra, nhiều nông hộ tại các tỉnh, thành không còn đủ vốn, điều kiện để tái đàn lợn.(ảnh: Nguyễn Văn Tề (hơn 70 tuổi) ở huyện Yên Khánh (Ninh Bình) khóc bên trang trại bị thiệt hại nặng vì dịch tả).
Đặt hàng doanh nghiệp cung cấp giống cho người chăn nuôi
Là một trong những địa phương có tổng đàn lợn lớn nhất cả nước, ông Võ Văn Chánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai chia sẻ, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay khoảng 2,03 triệu con, giảm trên 19% so với cùng kỳ năm 2019, bao gồm 815 con lợn giống cụ kỵ, ông bà; 215.000 nái sinh sản, trêm 64.500 nái hậu bị, 3.700 con đực giống, 371.755 lợn con theo mẹ và trên 1,37 triệu lợn thịt.
Ông Chánh cho biết thêm, để đảm bảo an toàn cho vật nuôi trên địa bàn, hiện Đồng Nai đang hướng đến chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và áp dụng quy trình VietGAP trong chăn nuôi lợn. Ngoài ra, địa phương còn tiến hành xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm tránh cung vượt cầu, mất giá, lỗ nặng.
"Nếu đơn vị, nông hộ nào không đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học thì Đồng Nai vẫn chưa cho tái đàn để tránh dịch bệnh tái phát, lây lan", ông Chánh khẳng định.
Cung cấp thêm thông tin tái đàn của địa phương, ông Chánh khẳng định, đến nay, 10/11 địa phương của Đồng Nai đã triển khai thực hiện (trừ TP Biên Hòa có lộ trình di dời chăn nuôi khỏi đô thị). Kết quả, có 328 cơ sở đã tái đàn, tăng đàn đạt số lượng gần 220.000 con. Trong đó, số cơ sở bị dịch tả lợn châu Phi tái đàn là 247 cơ sở, số cơ sở không bị dịch nhưng ngưng nuôi tái đàn là 81 cơ sở.
Việc tích cực tổ chức tái đàn, phát triển chăn nuôi đã tăng đàn lợn của tỉnh đạt trên 2 triệu con, tăng khoảng 14% so với tháng 1/2020. Việc tái đàn hiện đang gặp một số khó khăn do các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ khó mua lợn giống, giá lợn giống ở mức cao.
Các cơ sở sản xuất kinh doanh giống lớn như Công ty CP, Japfa, Comfeed, CJ Vina Agri, Công ty CP Nông súc sản Đồng Nai, Công ty CP chăn nuôi Phú Sơn... hầu như chỉ cung cấp lợn giống cho các trang trại chăn nuôi trong hệ thống, không cung cấp ra ngoài.
Do đó, ông Chánh cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng tổng đàn lợn của Đồng Nai lên mức 2,5 triệu con vào cuối năm nay thì cần khuyến khích các cơ sở sản xuất lợn giống phát triển đàn lợn giống để cung cấp cho người chăn nuôi. "Nếu các cơ sở lợn giống quy mô lớn tiếp tục không cung cấp con giống cho các cơ sở chăn nuôi ngoài hệ thống, Nhà nước sẽ xem xét, đăng ký đặt hàng với doanh nghiệp để cung cấp giống cho người chăn nuôi khi cần thiết" - ông Chánh nói.
Ngoài ra, ông Chánh kiến nghị Bộ NNPTNT xem xét, chỉ đạo các trung tâm giống thuộc quản lý của Bộ tăng cường sản xuất để cung cấp con giống cho các cơ sở chăn nuôi và có cơ chế, chính sách hỗ trợ con giống trong giai đoạn hiện nay.
Ông Nguyễn Trọng Long chăm sóc đàn lợn giống tại HTX của mình ở Thanh Oai (Hà Nội).
Cần định hướng phát triển chăn nuôi theo chuỗi
Chia sẻ tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Văn Sửu nhấn mạnh, chăn nuôi lợn đóng vai trò hết sức quan trọng với Hà Nội, bởi phải phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày cho 10 triệu dân nên áp lực rất lớn.
Theo ông Sửu, trước khi xảy ra dịch tả lợn Châu Phi, TP.Hà Nội có tổng đàn lợn là trên 1,8 triệu con, nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu. Sau khi xảy ra dịch tả lợn Châu Phi, thời điểm thấp nhất Hà Nội chỉ còn 0,9 triệu đầu lợn, giảm xấp xỉ 50%, nhưng nay đã phục hồi lên 1,2 triệu con.
"Tính đến thời điểm hiện tại, TP.Hà Nội đã chi trả 1.150 tỷ đồng hỗ trợ người chăn nuôi lợn bị tiêu hủy bởi dịch tả lợn Châu Phi. Nói thật, đến lúc này chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm bởi quá trình chi trả hỗ trợ tiền tiêu hủy dịch tả lợn Châu Phi an toàn, không xảy ra tiêu cực, không xảy ra khiếu kiện, trục lợi", ông Sửu khẳng định.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, Hà Nội vừa qua đã chính thức có quyết định hỗ trợ các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, trong đó thành phố ưu tiên 150 tỷ đồng hỗ trợ riêng cho lĩnh vực chăn nuôi, chủ yếu tập trung chăn nuôi lợn.
Cụ thể, Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% chi phí tinh lợn ngoại, hỗ trợ 5 triệu đồng/nái, hỗ trợ 3 triệu đồng/đực bố mẹ để đẩy nhanh tăng đàn, tái đàn với mục tiêu khôi phục 1,8 triệu đầu lợn như thời điểm trước dịch vào cuối năm 2020.
Để việc tái đàn đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về tiến độ, thời gian, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đề xuất Bộ NN-PTNT cần có chính sách đối với doanh nghiệp hiện đang giữ đàn lợn cụ kỵ, ông bà quy mô lớn bởi đây là thành tố, nguyên liệu quan trọng hàng đầu cho việc tăng đàn nái và tăng đàn lợn thịt trong tương lai.
Bên cạnh đó, thức ăn chăn nuôi cũng là cấu thành, đầu vào quan trọng của chăn nuôi lợn nên Hà Nội đề nghị Chính phủ, Bộ NNPTNT có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay về lãi vay, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Văn Sửu, do ảnh hưởng bởi Covid-19 nên việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, trong khi công suất các nhà máy đã giảm 30 - 40% so với lúc bình thường.
Vừa qua, TP.Hà Nội đã tổ chức hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp sản xuất thức ăn, con giống trên địa bàn để cùng nghe doanh nghiệp chia sẻ khó khăn và tìm giải pháp tháo gỡ, trong đó các doanh nghiệp kiến nghị rất nhiều về việc nhập khẩu và chính sách thuế, vốn vay.
Đặc biệt, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Văn Sửu kiến nghị Bộ NNPTNT, Chính phủ cho kéo dài Quyết định 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2014 về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020.
Bởi theo ông Sửu, bên cạnh các doanh nghiệp, trang trại, gia trại lớn thì chăn nuôi nông hộ đóng vai trò rất quan trọng trong việc sớm cân bằng thị trường trong bối cảnh mầm bệnh dịch tả lợn Châu Phi vẫn còn ngoài môi trường như hiện nay.
Trao đổi về quan điểm tái đàn lợn theo hướng an toàn sinh học, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, bài học rút ra trong quá trình phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi đến nay là phải chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Nếu làm tốt công tác an toàn sinh học dịch bệnh rất khó để xâm nhập vào chuồng trại hoặc nếu có xâm nhập vẫn đủ thời gian và biện pháp để xử lý, khắc phục để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.
Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý, hiện nay các địa phương đang được khuyến khích tăng đái, tái đàn, song quan điểm của Bộ NNPTNT phải đảm bảo đáp ứng an toàn sinh học mới được phép tái đàn, bởi thực tế mầm bệnh dịch tả lợn Châu Phi vẫn còn rất nhiều ngoài môi trường, nếu không làm tốt công tác an toàn sinh học, dịch bệnh ngay lập tức sẽ xâm nhập vào trang trại gây thiệt hại rất lớn.
Chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi lợn an toàn, bền vững, ông Nguyễn Trọng Long - Giám đốc HTX Chăn nuôi Hoàng Long (Thanh Oai, Hà Nội) cho biết, trong nhiều năm qua và nhất năm 2019 vừa, khi các trang trại, nông hộ trong cả nước quay cuồng trong dịch tả lợn châu Phi thì đàn lợn của HTX vẫn an toàn và phát triển ổn định.
Đến nay HTX Hoàng Long đang giữ được đàn nái trên dưới 500 con và 5.000 lợn.
"Lâu nay chúng tôi đã áp dụng giải pháp chăn nuôi theo chuỗi khép kín đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Bên cạnh đó, HTX cũng xây dựng được khi sơ chế, chế biến sản phẩm thịt lợn đưa vào các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch trong và ngoài Thủ đô cho hiệu quả kinh tế cao", ông Long nói.
Theo ông Long, để chăn nuôi an toàn, tái đàn hiệu quả Nhà nước và Bộ NNPTNT cần hỗ trợ để bà con chăn nuôi theo chuỗi khén kín. "Chúng ta phải hành động ngay và có các giải pháp quyết liệt thì mới giúp bà con tái đàn, tăng đàn lợn hiệu quả", ông Long khẳng định.
Nuôi lợn, gà VietGAP, doanh nghiệp sẵn sàng mua giá cao hơn Ông Võ Việt Dũng - Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến thực phẩm Nam Hà Nội chia sẻ, là doanh nghiệp chế biến thực phẩm, chúng tôi sẵn sàng mua sản phẩm của các trang trại đạt tiêu chuẩn VietGAP với giá cao hơn thị trường và coi đây là phần thưởng của doanh nghiệp đối với các hộ...