Những tình tiết mới tiết lộ về đặc nhiệm ‘Hải cẩu’ Mỹ
Biệt đội SEAL của Hải quân Mỹ đã nổi danh trong thời gian qua bởi đây là đơn vị tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden và thực hiện nhiều chiến dịch trong hàng thập kỷ để truy lùng kẻ thù của Mỹ tại các điểm nóng trên thế giới.
Các học viên của SEAL trong một buổi huấn luyện.
Mới đây tờ New York Times đã đăng một bài viết sâu về SEAL dựa trên các thông tin thu thập từ tài liệu chính phủ và phỏng vấn các thành viên cũng như những cựu đặc nhiệm của lực lượng này.
Bên cạnh đó, tờ Times cũng đã miêu tả SEAL là lực lượng tinh nhuệ gồm 300 thành viên và hơn 1.500 nhân lực hỗ trợ với chức năng hoạt động đã “xóa nhòa ranh giới giữa đặc nhiệm và điệp viên”. SEAL tiến hành các nhiệm vụ trong đêm tối để do thám và phương tiện di chuyển của họ thường được ngụy trang như chiếc thuyền chở hàng bình thường.
Năm 2006, Đại tướng Stanley A. McChrystal, người chỉ đạo SEAL tham gia sâu hơn vào các nhiệm vụ tại Afghanistan để đối phó với Taliban cho biết cùng thời điểm này, các thành viên của SEAL cũng được cử đến Iraq nơi họ hợp tác với lực lượng đặc biệt Delta Force trong các nhiệm vụ bắt giữ và tiêu diệt mục tiêu.
Theo tờ Times, trong vòng 14 năm qua, số lượng thành viên SEAL thiệt mạng ở mức cao nhất kể từ thời điểm thành lập lực lượng. Lịch sử đó có thể được lần lại từ những năm 1980 khi Đội 6 – SEAL “ra đời” để giải quyết các mối đe dọa từ khủng bố như vụ bắt cóc trong đại sứ quán Mỹ tại Tehran năm 1979.
Video đang HOT
Trong lịch sử SEAL từng gây tranh cãi khi vào năm 2009, các thành viên của đơn vị phối hợp cùng với đặc vụ CIA và lực lượng bán quân sự Afghanistan thực hiện cuộc đột kích khiến một nhóm thanh niên người Afghanistan thiệt mạng, vụ việc đã gây ra căng thẳng giữa NATO và Afghanistan. Tuy nhiên từ trước tới nay sự tồn tại của SEAL luôn là một ẩn số bởi sự bao bọc và che giấu của Lầu Năm Góc.
James G. Stavridis, một cựu tư lệnh của NATO nhận xét về SEAL: “Nếu muốn lực lượng này tiếp tục tiến hành những chiến dịch có thể vi phạm tới luật quốc tế thì chắc chắn bạn không muốn họ hoạt động công khai mà chỉ nên tiến hành trong bóng tối”.
Lầu Năm Góc không hề muốn phổ biến tên của SEAL rộng rãi mà chỉ muốn nhắc đến lực lượng này là một Nhóm phát triển đặc biệt của hải quân, mà theo tờ Times đây là cách để có được “cái gật đầu cho các nhiệm vụ nhằm phát triển tổ chức sâu rộng hơn của SEAL có thể bao gồm 9 đội chưa được nêu danh”.
Theo bài báo của New York Times, ngày nay, hầu hết các đặc nhiệm của SEAL được trang bị đến tận chân răng. Súng laser và thiết bị nhiệt đã trở thành tiêu chuẩn. Một số thành viên còn được trang bị mìn thế hệ mới có khả năng “thổi tung” cả tòa nhà. Một số thậm chí còn luôn mang theo cả loại rìu của người thổ dân Bắc Mỹ trước đây nay đã được cải tiến.
Để nói về vũ khí mà các thành viên SEAL thường sử dụng, Dom Raso, một cựu thành viên của lực lượng này đã nói: “Bất kể đó là dụng cụ nào, dù là súng hay dao thì bạn cần phải sử dụng nó để bảo vệ chính bản thân và những người anh em của bạn”.
Hà Linh (Theo Sputnik)
Theo Báo Tin tức
Cựu đặc nhiệm Mỹ: "Bin Laden chết trong sợ hãi"
"Hắn ta đã chết trong sợ hãi khi biết rằng chúng tôi ở đó để tiêu diệt hắn. Và đó là kết cục của hắn".
Ngày 9/11, cựu lính đặc nhiệm hải quân SEAL của Mỹ tuyên bố nổ phát súng chí mạng kết liễu Osama bin Laden ở Pakistan năm 2011 cho hay tên trùm khủng bố này đã "chết trong sợ hãi" khi biết đặc nhiệm Mỹ đang đột kích tiêu diệt hắn ta.
Trùm khủng bố Osama bin Laden bị đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt trong một chiến dịch đột kích năm 2011
Robert O'Neill, người vừa làm dư luận Mỹ nổi sóng khi tiết lộ rằng chính anh là lính đặc nhiệm thuộc đội SEAL 6 bắn phát súng tiêu diệt bin Laden, cho biết trong một cuộc phỏng vấn: "Hắn ta đã chết trong sợ hãi khi biết rằng chúng tôi ở đó để tiêu diệt hắn. Và đó là kết cục của hắn".
Quyết định công bố tiêu diệt bin Laden của O'Neill hồi tuần trước đã bị cộng đồng đặc nhiệm SEAL tại ngũ và nghỉ hưu "khinh miệt" khi một số người cho rằng thành viên khác của đội đặc nhiệm tinh nhuệ SEAL 6 mới là người nổ phát súng cuối cùng tiêu diệt bin Laden trong cuộc đột kích táo bạo vào Abbottabad, Pakistan hồi tháng 5/2011.
Tuy nhiên O'Neill tuyên bố rằng anh không quan tâm tới việc mọi người có tin những gì mình nói hay không. O'Neil nói với CNN: "Điều hay nhất mà tôi học được trong 2 năm qua là việc tôi có phải là &'người khai hỏa' hay không không quan trọng. Cả đội đã tiêu diệt được hắn ta".
Theo O'Neill, vụ tiêu diệt Osama bin Laden sớm hay muộn rồi cũng sẽ chìm vào dòng chảy lịch sử, "nhưng tôi không quan tâm việc mình có phải là &'người khai hỏa' hay không, và vẫn còn nhiều người cho rằng tôi không phải là người đó. Gì cũng được".
O"Neill (khoanh đỏ) và các thành viên đội đặc nhiệm SEAL 6
Tuy nhiên, sự xuất hiện của O'Neill trước công chúng đã gây ra những tranh cãi quyết liệt trong cộng đồng đặc nhiệm Mỹ, và nó cũng trái với một quy định bất thành văn của quân đội là "không được để người khác chú ý vào quá trình phục vụ của bạn".
Hồi tuần trước, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Washington Post, O'Neill đã công khai tiết lộ rằng anh chính là đặc nhiệm SEAL đã nổ súng tiêu diệt bin Laden khi cùng các đồng đội ập vào căn nhà 3 tầng của ông ta ở Abbottabad, Pakistan.
Trước khi thực hiện vụ đột kích này, O'Neill không nghĩ rằng mình sẽ có may mắn sống sót trở về vì những cạm bẫy và hỏa lực của đội vệ sĩ bảo vệ bin Laden. Biết vậy, nhưng đội của O'Neil vẫn "chấp nhận thử thách và không ai tỏ ra sợ hãi".
23 đặc nhiệm SEAL và người phiên dịch đã tham gia vào chiến dịch đột kích diễn ra ngày 2/5/2011. Họ đã bắn chết hai vệ sĩ, một con trai của bin Laden và vợ của một vệ sĩ trước khi tiêu diệt tên trùm khủng bố. Hai phụ nữ khác cũng bị thương trong chiến dịch này, và đặc nhiệm Mỹ rút ra an toàn mà không bị thiệt hại nào về người.
Theo Vietbao