Những tình nguyện viên giữ mạch sống cho Vũ Hán
Không lâu sau khi lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại được ban bố khiến Vũ Hán rơi vào tê liệt, Wan Jiuxiong cùng các cộng sự bắt đầu hành động.
Tài xế 27 tuổi tham gia vào một nhóm tình nguyện có nhiệm vụ đưa các nhân viên y tế đến và đi khỏi những bệnh viện đông đúc đang chật kín bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm virus corona chủng mới (nCoV).
Đó là vào một ngày cuối tháng một. Nhiệm vụ đầu tiên của Wan là đón một nữ y tá từ nhà đến bệnh viện Kim Ngân Đàm, cơ sở y tế chính được chính phủ chỉ định làm nơi điều trị cho các bệnh nhân nhiễm nCoV.
Kể từ khi bùng phát hồi cuối tháng 12 ở Vũ Hán, dịch viêm phổi cấp do nCoV đã khiến hơn 700 người thiệt mạng và gần 30.000 người nhiễm, lan rộng trên khắp Trung Quốc và sang cả những nước khác.
Các nhân viên chính quyền và tình nguyện viên mang khẩu trang và đồ bảo hộ vận chuyển vật tư y tế tới nhà kho trong khuôn viên một trung tâm triển lãm đã được chuyển đổi thành bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán. Ảnh: AFP.
Hành khách của Wan rời đi trong vội vã, không kịp nói “cảm ơn” hay “tạm biệt” nhưng Wan không bận tâm.
“Trong giai đoạn cam go này, người Vũ Hán chúng tôi phải tự cứu lấy mình. Tất cả mọi người đều có việc phải làm”, Wan nói.
Sống giữa tâm dịch và thường xuyên tiếp xúc với những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao, Wan luôn chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Từ khi nhận công việc tình nguyện, mỗi sáng đi làm, anh đều không quên mang theo một túi khẩu trang lớn, một chai rượu thuốc và một bình thuốc khử trùng. Hai, ba tiếng một lần, anh lại thay khẩu trang và dành nửa tiếng khử trùng chiếc xe sau khi đưa một nhân viên y tế tới điểm đến an toàn.
“Tôi không lo mình bị nhiễm bệnh nhưng tôi sợ nhân viên y tế mà tôi chở sẽ bị lây nhiễm chéo. Họ vẫn còn phải cứu tính mạng nhiều người khác”, anh chia sẻ.
Wan là một trong hàng trăm tình nguyện viên đã góp sức giữ huyết mạch cho hàng triệu người dân Vũ Hán trong suốt những ngày qua.
Sau khi áp lệnh phong tỏa ngày 23/1 và đình chỉ tất cả xe buýt cùng tàu điện ngầm, chính quyền thành phố đã triển khai 6.000 taxi giúp vận chuyển vật tư y tế và đưa những bệnh nhân không có triệu chứng sốt tới bệnh viện. Những người bị sốt chỉ có thể được đưa đón bằng các phương tiện cách ly đặc biệt thuộc cơ quan kiểm soát dịch bệnh. Nhưng mỗi khu vực dân cư chỉ được điều phối 3-4 chiếc taxi, không thể đủ đối với những nơi có dân cư đông đúc lên tới hàng nghìn người.
Khoảng thiếu hụt này được bù đắp phần nào nhờ những chủ xe như Wan. Họ đã thành lập các nhóm trên mạng xã hội WeChat để tiếp nhận yêu cầu đưa đón và nhanh chóng có mặt ở bất cứ nơi đâu cần.
Video đang HOT
Wan tham gia vào 4 nhóm WeChat như vậy, mỗi nhóm có trên 100 thành viên, bao gồm cả tài xế lẫn nhân viên y tế. Hầu hết các chuyến xe đưa đón đều được lên lịch trình từ tối hôm trước, nhưng một số người trong nhóm sẵn sàng chấp nhận lên đường nếu có yêu cầu khẩn cấp.
Mạng xã hội Trung Quốc hiện ngập tràn những bài đăng của các cư dân Vũ Hán đang khóc ròng trong tuyệt vọng vì dịch bệnh và cầu xin giúp đỡ. Dù chính phủ cam kết hỗ trợ tối đa cho thành phố, thực tế cho thấy các khoản hỗ trợ này vẫn chưa đủ để làm dịu tình hình. Vậy nên, những người dân bình thường như Wan phải gánh trọng trách thay chính quyền, làm mọi việc trong khả năng để giúp Vũ Hán bước qua tình cảnh ngặt nghèo dù họ phải chịu rủi ro rất lớn.
Hôm 4/2, Wan tới hỗ trợ một người đàn ông cầu cứu trên mạng. Sức khỏe cha mẹ anh này đã rất yếu nhưng vẫn phải chờ điều trị tại bệnh viện. Mẹ anh được chẩn đoán nhiễm nCoV, còn cha anh cũng bị nghi lây bệnh từ mẹ.
Chính phủ Trung Quốc từng nói một người không có triệu chứng vẫn có thể lây truyền virus nhưng giờ họ không chắc chắn lắm. Tới hôm 6/2, Wan vẫn chưa có triệu chứng bệnh và anh cũng không biết liệu mình có truyền virus cho cha mẹ hay không. Anh không muốn nghĩ tới tình huống đó.
“Vũ Hán đang lâm bệnh và chúng tôi muốn chữa khỏi nó”, anh nói.
Ngoài đưa đón các y bác sĩ, một số nhóm tình nguyện còn vận chuyển các nguồn cung và vật tư y tế tới bệnh viện. Những người khác lại nhận trách nhiệm cung cấp chỗ ở và bữa ăn cho các bác sĩ, y tá làm việc quá sức.
Với Chen Hui, 52 tuổi, chủ một doanh nghiệp vận tải ở Vũ Hán, chiếc xe tải đông lạnh của công ty đang phát huy tác dụng bất ngờ. Nhiệm vụ tình nguyện đầu tiên bà đảm nhận là chuyển 900 suất ăn từ một nhà hàng tới các bệnh viện lân cận. Đến nay, bà đã vận chuyển hàng nghìn suất ăn, hoa quả cùng khẩu trang, kính bảo hộ, quần áo bảo hộ tới bệnh viện.
Chen tham gia 10 nhóm tình nguyện WeChat, vài nhóm có tới 500 thành viên. Bà cũng đứng ra thành lập một nhóm gồm 24 chủ xe có nhiệm vụ liên lạc với người tài trợ và người nhận viện trợ trước khi điều tài xế tình nguyện đi vận chuyển.
Bà nhận được hàng nghìn tin nhắn WeChat mỗi ngày, thường là vào đêm muộn. Chen luôn cố gắng dậy thật sớm để trả lời tin nhắn và thực hiện các cuộc gọi điều phối công việc. Bà rất tự hào về các tình nguyện viên trong nhóm của mình, những người mà mới chỉ hai tuần trước hoàn toàn không biết gì về nhau.
“Những người trẻ tuổi này thật sự xuất sắc”, bà nói. Chen kể có lần một tình nguyện viên tên Yang Jin thú nhận với bà rằng cậu ấy sợ bị nhiễm virus vì đang sống chung với cha mẹ và có một đứa con mới lên 4 tuổi. Dù thế, tinh thần làm việc của anh vẫn vô cùng tích cực, không thay đổi.
Vì lịch trình dày đặc, Chen và những người khác thường bỏ bữa và chỉ ăn tạm bánh quy hay đồ ăn nhẹ trên đường.
“Công việc với các tình nguyện viên như chúng tôi cực kỳ khó khăn. Chúng tôi chỉ có nhiệt huyết. Vũ Hán đang ốm, tất cả chúng tôi đều muốn chữa bệnh cho nó bằng cách hợp sức với nhau”, Chen nhấn mạnh.
Mạng lưới tình nguyện viên đã mở rộng ra khỏi Vũ Hán, sang các thành phố khác thuộc tỉnh Hồ Bắc.
Fan, ngoài 30 tuổi, chuyên viên môi giới bảo hiểm, trở về ngôi làng Tương Dương quê anh, cách Vũ Hán khoảng 300 km, vài ngày trước khi thành phố ban lệnh phong tỏa.
Trên WeChat, Fan tổ chức một nhóm gồm 30 tài xế chuyên đưa các nhân viên y tế, những người vừa về quê ăn Tết, từ tây bắc Hồ Bắc trở lại Vũ Hán để chia sẻ gánh nặng với những đồng nghiệp tại đây.
Các đường cao tốc chính trong tỉnh đã bị đóng để hạn chế phương tiện nhằm ngăn chặn virus lây lan, vì thế, Fan thường phải nộp đơn xin cấp phép đặc biệt trước mỗi chuyến đi dài của các thành viên trong nhóm tình nguyện.
Các tình nguyện viên trong nhóm của Fan. Ảnh: CNN.
Tất cả xe đều phải được khử trùng trước khi lên đường và khử trùng tiếp một lần nữa sau khi đưa các nhân viên y tế đến Vũ Hán. Từ đây, những tình nguyện viên ở Vũ Hán, như đội của Wan và Chen, sẽ đón họ rồi đưa đến các bệnh viện.
Từ 25/1, đội của Fan đã đưa gần 300 nhân viên y tế từ những nơi khác trong tỉnh về Vũ Hán. Nhưng hôm 4/2, Fan cho biết anh không thể tiếp tục công việc nữa. “Chúng tôi đã hết sạch khẩu trang”, anh nói.
Fan và các đồng nghiệp tài xế ban đầu phải tự mua khẩu trang, nhưng tình hình tài chính ngày càng trở nên eo hẹp. Tuần trước, Fan gọi nhờ giúp đỡ từ chính quyền địa phương nhưng nhận được câu trả lời bất ngờ. “Họ bảo tôi đi mà tự lo việc của mình và đừng vi phạm lệnh hạn chế đi lại từ chính quyền bằng cách ‘đưa lậu’ người Vũ Hán trở lại Vũ Hán”, anh nói.
Cha mẹ Fan, đều là nông dân, cố gắng động viên anh. “Họ bảo tôi rằng tôi làm việc này không phải vì nhà chức trách. Tôi làm việc này vì cộng đồng xung quanh. Vì thế, ngày hôm sau, tôi vẫn tiếp tục công việc”, Fan kể.
He Hui, một tình nguyện viên, hôm 3/1 đã qua đời vì nhiễm nCoV, truyền thông Trung Quốc đưa tin. Người tài xế 54 tuổi này đã đưa đón các nhân viên y tế tại bệnh viện ở Vũ Hán. Khi nghe tin, Fan bàng hoàng. “Đó là cú sốc lớn đối với tôi”, anh nói. “Ban đầu, tôi không biết phải làm sao. Nhưng sau trường hợp của He, tôi quyết định cho nhóm ngừng hoạt động. Tôi không thể đảm bảo an toàn cho các tình nguyện viên trong nhóm mình”.
Dù vậy, Fan khẳng định anh sẽ nối lại hoạt động nếu tìm kiếm đủ khẩu trang và kính bảo hộ cho đội. Fan cho hay anh bị lay động bởi đoạn video nổi tiếng được chia sẻ trên ứng dụng Douyin cho thấy một nữ bác sĩ trẻ đạp xe 4 ngày, vượt qua 300 km để trở về Vũ Hán hỗ trợ đồng nghiệp.
“Tôi xúc động trước hành động của nữ bác sĩ Vũ Hán nọ”, Fan viết trong bài đăng trên WeChat kêu gọi ủng hộ khẩu trang và kính bảo hộ. “Tôi đã quyết định làm tình nguyện trở lại và tiếp tục đưa các nhân viên y tế tới tiền tuyến Vũ Hán. Khi nào có đủ đồ bảo hộ, chúng tôi sẽ lại lên đường”, anh quả quyết.
Vũ Hoàng (Theo CNN)
Theo vnexpress.net
Cuộc sống của người Mỹ trở về từ Vũ Hán bị cách ly ở căn cứ quân sự
Jarred Evans, một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp vừa trở về từ Vũ Hán - tâm dịch Coronavirus và đang bị cách ly ở căn cứ quân sự California chia sẻ rằng: "Khi bạn đối mặt với sự sống và cái chết, đó là một cuộc chơi hoàn toàn khác".
Máy bay đưa người Mỹ từ Vũ Hán về căn cứ không quân ở California
Evans, 27 tuổi, là một trong 195 người Mỹ được di tản khỏi thành phố Vũ Hán trên một chuyến bay do chính phủ Mỹ sắp xếp. Máy bay chở những người Mỹ di tản khỏi Vũ Hán đã bay đến căn cứ không quân ở Nam California để các nhà chức trách xác nhận họ không nhiễm virus Corona đến nay đã khiến hàng ngàn người mắc bệnh và giết chết hơn 200 người.
Sau khi tới căn cứ không quân ở Nam California hôm 29/1, Evans và những người Mỹ di tản khỏi Vũ Hán khác, bao gồm trẻ em từ khoảng 1 tuổi đến 13 tuổi được chỉ định xét nghiệm máu, kiểm tra cũng như vệ sinh mũi, họng và miệng.
"Một vài kết quả kiểm tra sẽ không thể lấy được trong vòng một tuần", Evans nói. Và điều đó có nghĩa là anh cùng những người khác sẽ phải tiếp tục ở lại căn cứ không quân này.
Dù môi trường xung quanh khá thoải mái, Evans và những người khác vẫn đang rất thận trọng trong việc hòa nhập với những người khác vì sợ lây nhiễm virus Corona.
"Tôi vẫn đeo mặt nạ và găng tay", anh nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. "Chúng tôi vẫn chưa biết có ai nhiễm virus hay không. Tôi vẫn đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa chính. Bạn không biết liệu bạn có khỏe mạnh hay không".
Evans còn cho biết thêm rằng, trẻ em rất thích thời tiết ở Nam California và các nhà chức trách ở căn cứ không quân cũng rất quan tâm tới chúng khi cung cấp cho các em đồ chơi, xe đạp, bóng đá để các em vui chơi.
"Khi trời tối, mọi người nhận thức ăn và quay trở về phòng của họ", Evans tiết lộ và cho biết thêm anh sẽ ở lại căn cứ cho đến khi các xét nghiệm cho thấy anh không nhiễm virus Corona.
Hiện chưa có ai trong số những người Mỹ ở căn cứ không quân nói trên có các triệu chứng nhiễm virus Corona nhưng các triệu chứng có thể bộc phát sau 14 ngày nhiễm virus.
Một người Mỹ cố trốn khỏi căn cứ không quân tối 29/1 nhưng bị phát hiện đã bị cách ly trong 2 tuần. Người này sẽ chỉ được tự do nếu không nhiễm virus sau khi có kết quả kiểm tra y tế, ông Jose Arballo Jr., người phát ngôn của cơ quan y tế cộng đồng của Nam California cho biết.
Theo danviet.vn
Họ đã chết cho hàng triệu người được cứu sống! Đã có gần 200 người chết, gần một vạn người mắc bệnh. Nhiều nhà máy, công xưởng phải đóng cửa. Một số nơi người dân rào làng chống dịch "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Hàng triệu người đã chạy trốn khỏi "thành phố chết chóc" này. (Bác sĩ Tào Hiểu Anh tại Trung tâm điều trị) Những ngày này, cả thế giới...