Những tình huống “tiến thoái lưỡng nan” trong DotA
Khi tham gia một trận đấu DotA, bạn sẽ phải liên tục đưa ra những quyết định trong nhiều tình huống vô cùng ” tiến thoái lưỡng nan”.
Đối với DotA hay bất cứ game eSport nào khác thì khi bạn tham gia một trận đấu cũng giống như bạn đang được sống chính bản thân mình, với nhân vật hoặc tập thể mà bạn đang điều khiển. Bạn phải liên tục đưa ra những quyết định dựa trên trình độ và kinh nghiệm của bản thân, mà theo bạn đó là tốt nhất cho từng giây từng phút trong trận đấu. Thế nhưng chắc hẳn không ít lần bạn đã gặp những tình huống mà bạn muốn tiến cũng không được, lùi cũng không xong.
Nếu bạn muốn nâng cao đẳng cấp, hãy là một game thủ DotA quyết đoán.
Mặc dù điều đó chứng tỏ bạn đang mắc phải một điểm yếu của chính mình, đó là thiếu quyết đoán, nhưng dù bạn có là một cao thủ DotA trình độ cao đến đâu thì vẫn có những tình huống mà đối phương tạo cho bạn khiến bạn khó, mà quyết định một mình mà phải hành động theo ý kiến của tập thể hoặc do chính lòng tham của bạn. Sau đây là những tình huống thường gặp:
1. Khi chỉ cần vài hit đánh để tiêu diệt tower hoặc hero của đối phương
Bao nhiêu lần bạn đã feed vì những tình huống như thế này rồi? Có lẽ là rất nhiều vì phàm bất cứ ai trong chúng ta, những game thủ DotA luôn có một lòng tham và luôn muốn cố gắng để đạt được mục đích vì ta biết cơ hội đang ở trước mắt.
Do đó khi thấy tower của địch chỉ còn tầm 3, 4 hit đánh hoặc do hero đối phương đang đứng deny, thì bất kể bạn là hero gì đi nữa bạn cũng sẽ lao lên cố gắng tiêu diệt tower đó. Chỉ trừ khi bạn là những hero mỏng manh thiếu damage như Ezalor, Rylai, Puck, Zeus,… thì đành chấp nhận bỏ tower.
Hậu quả cho sự tham lam của Enigma.
Bạn sẽ lao đến bất kể creep địch đang bao vây còn tower thì nhả đạn liên tục vào hero của bạn. Đến khi bị mất vài trăm HP bạn mới chợt nhận ra rằng hero của mình có nguy cơ cao là không thể ăn được tower mà còn bị chết. Tuy nhiên khi thấy chỉ cần 1, 2 hit đánh nữa là xong tower hoặc do sợ hero địch sẽ deny tower nên bạn cố gắng ở lại. Kết quả đôi khi sẽ không như bạn muốn vì có thể bạn sẽ không ăn được tower mà vẫn chết hoặc nếu may mắn hơn thì ăn được tower nhưng cũng hồn lìa khỏi xác.
Khi lâm vào tình huống như vầy thì mấy ai mà bỏ cho được.
Video đang HOT
Và bạn đừng quên, nếu team địch bật Glyph of Fortification thì tower có thể trụ thêm được 4 giây, từng đó thời gian đủ để hero của bạn lên bảng đếm số.
2. Khi team chuẩn bị push nhưng lại thiếu người
Có lẽ đây là tình huống nan giải không chỉ đối với một cá nhân mà với cả một tập thể 3, 4 người chơi. Hãy thử nhớ lại những trận đánh mà team bạn đang chuẩn bị push mid để tạo lợi thế vì team địch vừa sơ hở để mất một vài hero, thế nhưng có một hero nào đó trong team của bạn dù không quá quan trọng nhưng đủ để bạn do dự như các hero support Venomancer, Witch Doctor, Rylai,… hoặc combat như Leshrac, AA, Lich, Pugna,… Thậm chí rất nhiều hero khác trừ những hero sau: late chính hoặc tank chính, combat chính như Earthshaker, Krobelus, Pugna, Shadow Shaman,…
Nếu không đủ 5 hero thì đừng cố.
Lúc đó thì có lẽ team bạn sẽ rất khó xử vì đã lỡ dâng lane cao rồi, nếu quay lại thì thấy như lãng phí thời gian bỏ ra và như thấy tiếc cơ hội trước mắt. Cuối cùng, có thể team bạn sẽ quay về vì thấy được sự thất bại nếu cứ tiếp tục tiến lên chỉ với 4 người. Theo như kinh nghiệm chơi DotA của người viết thì đó là lựa chọn tốt nhất. Nhưng nếu ngược lại, bạn muốn công thành team địch nên cố gắng với 4 người và khi nhận ra rằng việc thiếu người quan trọng đến thế nào cũng là lúc 3 hoặc 4 hero đang push đã lên bảng đếm số mà vẫn chưa làm được gì.
3. Khi đồng đội cố gắng quay lại gank trong khi bạn đang trên đường về
Đây là tình huống mà bạn phải chọn lựa giữa một bên là mạng sống của bạn và một bên là mục đích của đồng đội. Thật không dễ dàng khi thấy hero đồng đội cố gắng quay lại để gank cho bằng được hero địch còn mình thì bỏ về, trong khi mình biết rõ đồng đội cần chúng ta để có thể hoàn thành sứ mệnh tiêu diệt đối phương.
Mirana lựa chọn sáng suốt khi bỏ mặc đồng đội để thoát thân dù hero địch còn ít HP.
Rủi thay, bạn lại không còn nhiều HP hoặc mana và bạn cho rằng nếu cố gắng giết được hero địch thì bạn và đồng đội cũng bỏ mạng. Và bạn biết rồi, trong DotA nếu như bạn thất bại, điều đầu tiên bạn làm đó là tìm cái gì đó để đổ thừa cho thất bại của bạn. Nếu đồng đội bạn xông pha một mình và không giết được hero nào lại còn lên bảng thì chắc chắn game thủ đó sẽ quay sang trách mắng bạn vì không ở lại gank tiếp.
Theo như kinh nghiệm xưa nay, thà sống sót còn hơn bị thọt nên bạn hãy tiếp tục quay về.
Theo Game Thủ
Quy trình để làm một giải đấu game eSport (Phần I)
Các tựa game eSport tồn tại là nhờ những giải đấu, sự kiện kết nối game thủ, nhà tài trợ và khán giả.
Giải đấu chính là nguồn sống của eSport, đó là một sự thật vì eSport có nghĩa là thể thao điện tử, mà thể thao thì luôn có sự cạnh tranh giữa những vận động viên. Và do có cầu nên ắt có cung, khi một game thuộc thể loại eSport có nhiều người chơi thì hẳn sẽ có những giải đấu để đáp ứng nhu cầu thi thố cọ xát của game thủ. Những người tổ chức thường là một nhóm game thủ (nếu giải đấu nhỏ) hoặc một công ty nào đó có kinh nghiệm tổ chức (nếu đó là giải đấu lớn).
Ngày nay, người ta đánh giá sự nổi tiếng của một game eSport bằng số lượng và cả chất lượng những giải đấu của game đó. Tuy nhiên, sự thành công của giải đấu đã lên một tầm rất cao kể từ đầu thế kỷ 21 khi World Cyber Games ra đời với những giải vòng loại tại nhiều quốc gia, châu lục rồi tiến đến giải chung kết tập họp toàn bộ những nhà vô địch của các quốc gia.
World Cyber Games có mặt ở hầu hết các quốc gia phát triển.
Và do thấy được tiềm năng quảng bá từ những giải đấu lớn như vậy nên các nhà tài trợ sẽ không bao giờ bỏ qua dịp để quảng bá hình ảnh của mình đến cộng đồng game thủ. Qua đó giúp tăng uy tín cho thương hiệu để công việc kinh doanh thuận lợi, thu được nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, đôi khi lợi nhuận không nằm ở trước mắt vì giải đấu World Cyber Games tiêu tốn hàng triệu đô của SamSung nhưng hiệu ứng thu lại khá lớn vì hiện nay nếu ai gắn bó lâu với eSport đều biết đến World Cyber Games.
ESWC thật sự là một ngày hội lớn của cộng đồng game eSport.
Thế nhưng làm giải dù là online hay offline không phải chỉ có nhiệt huyết là đủ mà người tổ chức đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa 3 bên bao gồm BTC - Nhà tài trợ - Game thủ. Và hôm nay chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu quy trình làm một giải đấu game.
Giai đoạn chuẩn bị
Đây có thể nói là giai đoạn chính để tạo nên sự thành công của một giải đấu. Vì những gì được tạo ra ở giai đoạn này chính là tiền đề cho khâu tổ chức khi giải diễn ra. Nếu thất bại ở việc chuẩn bị thì giải đấu sẽ rất tệ.
Đầu tiên là BTC phải là người am hiểu game đó và họ hoạch định kế hoạch tổ chức giải, sau đó sẽ tìm các nhà tài trợ cho giải bao gồm những thứ như điều kiện vật chất để thi đấu như phòng game hoặc nhà thi đấu, thậm chí cả sân vận động. Sau đó là đến giải thưởng, vốn là mục tiêu chính của hầu hết các đội tham gia thi đấu, giải thưởng có thể bao gồm hiện kim như tiền hoặc hiện vật như tiền giờ, áo thun, thiết bị game,...
Trung tâm hội nghị của thành phố Los Angeles là nơi diễn ra WCG 2010.
Nếu là giải nhỏ thì BTC phải tự bỏ tiền để đầu tư nơi thi đấu và giải thưởng để nâng cao chất lượng giải đấu nhằm thu hút càng đông team tham gia. Tuy nhiên, nếu quy mô giải đấu và cộng đồng nơi đó mạnh thì giải thưởng không cần cao mà vẫn thu hút được các đội tham gia, điển hình như DotAvới rất nhiều giải đấu. Tuy nhiên nếu giải thưởng cao vẫn tốt hơn ví như DotA 2 International, với 1 triệu $ cho nhà vô địch, dù DotA 2 chưa chính thức ra mắt thì Valve vẫn có được 16 team DotAhàng đầu thế giới tham dự giải trong đó có những cái tên như EHOME, NaVi.
Giải thưởng chủ yếu là để thu hút các team đến thi đấu và tạo uy tín cho giải đấu.
Sau đó là đến khâu quảng bá, đối với những giải đấu nhỏ thì do không có những nhà tài trợ cố định nên mọi thứ không đảm bảo, BTC sẽ ít khi quảng bá khi chưa có đủ cơ sở thi đấu và giải thưởng. Còn những giải đấu lớn như World Cyber Game (WCG), Electronic Sport World Cup thì không cần phải kêu gọi thì các nhà tài trợ đã xếp hàng để bỏ tiền cho giải nên BTC có thể quảng bá từ sớm nhưng giải thưởng có thể được tăng lên khi gần đến giải vì có thêm nhiều nhà tài trợ chịu chi thêm. Tuy nhiên, do chi phí làm giải rất lớn nên ngoài những nhà tài trợ tên tuỗi trong làng esport như MSI, Razer, Blizzard thì BTC cũng kêu gọi thêm tài trợ trên các phương tiện truyền thông.
Có đến hơn 10 nhà nhà tài trợ cho một giải đấu tầm cỡ.
Nhưng vấn đề quan trọng không phải là những đội đến thi đấu mà chính là khán giả, ví như một trận đấu bóng mà không có khán giả thì cũng vứt. Những nhà tài trợ luôn hướng đến số đông, những người đến thưởng thức giải đấu và họ dễ bị ảnh hưởng từ các bảng quảng cáo hay thương hiệu trên áo các game thủ...
Giải đấu sẽ thành công khi BTC thu hút được càng nhiều khán giả càng tốt nhưng phải chú trọng đến nơi thi đấu vì ngoài các team thi đấu thì phải có chỗ để cho khán giả ngồi xem. Các nhà thi đấu ở VN hiện nay như Cung thể thao Quần Ngựa (HN), nhà thi đấu Nguyễn Du (HCM) đáp ứng tốt yêu cầu này.
Một giải đấu StarCraft quy mô lớn tại Hàn Quốc thu hút hơn 10.000 khán giả.
Tuy nhiên, làm giải đấu không phải là điều dễ dàng. Giải đấu có quy mô càng lớn thì đòi hỏi chất lượng ừ rất nhiều thứ từ khâu Ban tổ chức cho đến trọng tài, nhà tài trợ, cơ sở vật chất để thi đấu và cả khâu quảng bá.
Nếu tính toán sai hoặc thiếu chất lượng có thể sẽ gặp rất nhiều rắc rối chẳng hạn như giải ESWC 2011 vừa qua, BTC giải đòi các team phải đóng phí 1000 $ để được tham dự ESWC Final. Điều này vấp phải sự phản ứng vì lệ phí này tuy có cao hơn bình thường nhưng đối với các team hàng đầu đó là một sự sỉ nhục vì rất nhiều team nghiệp dư khác chỉ mất 1000$ là sẽ được tranh tài cùng họ tại một giải đấu tầm cỡ. BTC đã điều chỉnh mức lệ phí và ESWC vẫn thành công như mong đợi.
Ở phần kế tiếp, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về giai đoạn chính của một giải đấu đó là điều hành và tổ chức giải.
Theo Game Thủ
FIFA Online 2 là game eSport chính thức đầu tiên của VN Đại diện VTC Game vừa xác nhận với Game Thủ.net điều này cùng một số thông tin quan trọng về quyền lợi đi kèm của các vận động viên (VĐV). Theo công văn số 08/ĐTGT-VP về việc Bảo trợ giải thi đấu Giải vô địch Thể thao điện tử Việt Nam (VEC 2011), Hội thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA)...