Những tiểu thuyết yêu thích của các CEO công ty công nghệ
Không chỉ đọc những quyển sách về lập trình, kinh doanh, tư duy, các CEO cũng có những quyển tiểu thuyết yêu thích.
CEO của những công ty công nghệ hàng đầu được biết đến như những người đọc rất nhiều sách. Như những nét mềm mại cho sự thô ráp của công nghệ, danh sách đọc của những nhà lãnh đạo này còn có những quyển tiếu thuyết.
Vài người trong số này cũng thừa nhận, sách văn học mang lại cho họ cái nhìn khác về cuộc đời.
An American Marriage (Tayari Jones) – Bill Gates
An American Marriage là một câu chuyện tình yêu “không nhẹ nhàng”
Trên trang Goodread, nhà sáng lập Microsoft bình luận về quyển sách: “Nó đã đặt ra câu hỏi về hệ thống tư pháp của chúng ta đối với người da màu. Một khi bạn mắc kẹt vào hệ thống đó, bạn không thể thoát ra. Những gì bạn đang hay có thể có sẽ chấm dứt vào ngày bạn vào tù”.
An American Marriage viết về một cặp vợ chồng da màu mới cưới Celestial và Roy. Thông qua mối quan hệ tình cảm giữa các nhân vật, câu chuyện còn cho người ta thấy sự mất mát của cả những người không ngồi tù.
Dù được miêu tả như một câu chuyện tình yêu, vấn đề đặt ra trong cuốn sách được Bill Gates bình luận rằng “không hề nhẹ nhàng và dễ đọc”.
The remains of the day (Kazuo Ishiguro)- Jeff Bezos
Tiểu thuyết này đã được dựng thành phim vào năm 1993 với tựa Việt “Tàn dư ngày ấy”.
Jeff Bezos, CEO của Amazon, nói rằng ông học được nhiều thứ từ tiểu thuyết hơn là những cuốn sách phi hư cấu.
The Remains Of The Day là câu chuyện về Stevens, một người quản gia ở Anh dành gần như cả cuộc đời trung thành phục vụ một người chủ. Lấy công việc làm niềm tự hào và đặt phẩm giá công việc lên trên hết, ông mù quáng tin tưởng ông chủ, bỏ qua cảm xúc của bản thân, để lỡ người mình yêu.
Bezos từng trả lời phỏng vấn với trang Slate rằng, “Sau khi đọc The Remains Of The Day, bạn sẽ cảm thấy bạn vừa trải qua 10 tiếng đồng hồ sống cùng với nhân vật. Bạn sẽ học được điều gì đó về cuộc đời và về sự hối tiếc”.
Foundation (Issac Asimov) – Elon Musk
Video đang HOT
Quyển đầu của loạt truyện khoa học viễn tưởng Foundation. Ảnh: Empireonline
Elon Musk, nhà sáng lập Tesla và SpaceX, là một người yêu thích sách khoa học viễn tưởng. Musk nói Foundation đã củng cố niềm tin về việc con người nên chinh phục các vì sao.
Trong câu chuyện, nhân vật chính, Hari Seldon đã cố gắng cứu thế giới khỏi sự sụp độ của đế chế cũ bằng cách tự tạo ra một vũ trụ mới. Vũ trụ đó của ông tập hợp những người tinh túy nhất trên vũ trụ hiện tại, đại diện cho khoa học, công nghệ. Nhưng vũ trụ này chỉ có thể tồn tại nếu như Hari có thể bảo vệ nó khỏi những thế lực khác.
Elon Musk chia sẻ với The Guardian về những điều đã rút ra sau khi đọc Foundation: “Lần đầu tiên sau 4,5 tỷ năm, con người có thể tìm ra các hành tinh sống khác ngoài Trái đất. Chúng ta nên chớp lấy thời cơ khi cánh cửa đó còn mở rộng, chứ không nên ỷ lại rằng cánh cửa đó sẽ mở trong thời gian dài và lãng phí thời gian”.
Fountainhead (Ayn Rand) – Travis Kalanick
Fountainhead đã được dịch ra tiếng Việt với cái tên Suối Nguồn. Ảnh: Medium
Fountainhead, tên tiếng Việt là Suối Nguồn, là một tác phẩm kinh điển của văn học Mỹ. CEO của Uber, Travis Kalanick là một người rất yêu thích quyển sách này. Suốt một thời gian, bìa cuốn sách Fountainhead là ảnh đại diện của ông trên Twitter.
Cuốn sách viết về kiến trúc sư Howard Roark không chịu từ mục tiêu và niềm tin của mình dù bị cho là ích kỉ. Qua Roark, Fountainhead đề cao chủ nghĩa cá nhân, truyền đi thông điệp dù thế nào cũng không đem đam mê và quan điểm ra thỏa hiệp.
Travis chia sẻ với Washington Post rằng cá nhân ông thích quyển sách này chỉ vì ông thích đọc về kiến trúc.
6 cuộc đối đầu kinh điển giữa các CEO công nghệ
Sự cạnh tranh khốc liệt tại Thung lũng Silicon khiến các "ông trùm" công nghệ không ngần ngại công kích nhau trên các phương tiện truyền thông.
Bill Gates và Steve Jobs
Bill Gates (trái) và Steve Jobs.
Trong những ngày đầu thành lập Apple và Microsoft, Steve Jobs và Bill Gates từng rất hòa hợp. Microsoft sáng tạo phần mềm cho máy tính Apple II và Gates thường xuyên bay tới Cupertino để xem phương thức làm việc của đối tác. Sự cạnh tranh khốc liệt tại Thung lũng Silicon khiến các "ông trùm" công nghệ không ngần ngại công kích nhau trên các phương tiện truyền thông.
Mối quan hệ giữa hai nhà sáng lập Apple và Microsoft bắt đầu rạn nứt vào đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, khi Jobs đến trụ sở của Microsoft ở Washington để đề nghị viết phần mềm cho máy tính Macintosh. Gates không hài lòng vì nền tảng của Apple bị hạn chế quá nhiều, cũng như thái độ thiếu thiện chí từ CEO Apple lúc đó. "Cách bán hàng của Steve rất bất cần. Anh ta tỏ ra chẳng cần ai song lại muốn cho người khác tham gia như ban phát một ân huệ", Gates nhận xét.
Tuy nhiên, họ vẫn hợp tác cho đến năm 1985 khi Microsoft công bố phiên bản Windows đầu tiên. Jobs nổi trận lôi đình, cho rằng Microsoft sao chép ý tưởng về Macintosh. "Họ đã lừa gạt chúng tôi vì Bill Gates không biết xấu hổ", Jobs kể lại trong cuốn tiểu sử. Ngược lại, nhà sáng lập Microsoft không bận tâm bởi ông cho rằng Apple không độc quyền ý tưởng về hệ điều hành với giao diện mang tính cách mạng.
Bộ đôi này lời qua tiếng lại trong nhiều năm, cả khi Microsoft rót vốn 150 triệu USD để giúp Apple duy trì hoạt động vào năm 1997. Trong khi Jobs chê Gates "nhàm chán", thì Gates gọi Jobs là "kẻ lập dị, kỳ quặc và không giống ai".
Dẫu vậy, họ vẫn luôn tôn trọng nhau bất chấp sự thù địch. Khi cùng xuất hiện trong một buổi hội thảo năm 2007, Gates nói: "Tôi sẽ đánh đổi mọi thứ để có được tầm nhìn của Steve". Còn Jobs thừa nhận: "Tôi khâm phục Bill bởi đế chế oai hùng mà anh gây dựng. Tôi rất thích làm việc cùng anh ấy. Bill cực kỳ thông minh và hài hước".
Khi Steve Jobs qua đời vì ung thư năm 2011, Gates chia sẻ: "Tôi tôn trọng Steve. Chúng tôi đã làm việc cùng nhau. Chúng tôi thúc đẩy lẫn nhau ngay cả khi là đối thủ. Chẳng có điều gì mà anh ấy nói ra khiến tôi phiền lòng cả".
Steve Jobs và Michael Dell
Steve Jobs (trái) và Michael Dell.
Năm 1994, Steve Jobs quay trở lại ban lãnh đạo Apple để cứu công ty trước nguy cơ phá sản. Michael Dell, nhà sáng lập Dell, khi đó bình luận: "Apple nên đóng cửa và trả lại tiền cho các cổ đông".
Câu nói của Dell khiến Jobs tức giận, ông tuyên bố trước các nhân viên: "Thế giới không cần Dell hay HP, những nhà sản xuất máy tính đơn giản, màu be và nhàm chán. Nếu đó là tất cả những gì chúng ta có thể làm thì Apple nên đóng cửa ngay từ bây giờ".
Dù Dell cố gắng xoa dịu tình hình, Jobs vẫn khơi lại chuyện cũ trong thông báo gửi tới toàn công ty năm 2006. "Hóa ra Michael Dell không giỏi dự đoán tương lai. Dựa trên thị trường hiện nay, Apple đáng giá hơn Dell. Dù cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm, mọi thứ có thể thay đổi vào ngày mai, tôi nghĩ kết quả này vẫn đáng để chúng ta suy ngẫm", Jobs viết.
Elon Musk và Jeff Bezos
Elon Musk (trái) và Jeff Bezos.
Elon Musk và Jeff Bezos đại diện cho mảng hàng không vũ trụ tư nhân, nhưng tầm nhìn của hai tỷ phú này hoàn toàn khác nhau. Bezos thành lập Blue Origin năm 2000 trên phương châm "chậm mà chắc", trong khi Musk mở ra SpaceX năm 2002 với mong muốn "di chuyển nhanh và phá vỡ mọi giới hạn".
Vào năm 2004, họ gặp nhau trong một bữa tối và mối quan hệ giữa hai bên trở nên "nóng" hơn. "Tôi cố đưa ra lời khuyên tốt nhất nhưng Jeff gạt bỏ tất cả", Musk nói sau cuộc gặp.
Đến 2013, khi SpaceX cố gắng độc quyền sử dụng một bệ phóng của NASA, Blue Origin và United Launch Alliance đệ đơn tố cáo lên chính phủ. Tuy nhiên, SpaceX vẫn giành phần thắng. Vài tháng sau, SpaceX và Blue Origin tiếp tục vướng vào cuộc chiến pháp lý tranh giành quyền sở hữu trí tuệ. Bezos và Musk bắt đầu công khai chỉ trích và cá cược với nhau trên Twitter.
Trong một cuộc phỏng vấn trên BBC, khi được hỏi về Bezos, Musk trả lời: "Bezos là ai thế?". Ngược lại, Bezos phê phán ý tưởng của SpaceX về hành trình tới Sao Hỏa là "thiếu động lực". Hồi tháng 5/2019, Musk gọi Bezos là "kẻ chuyên sao chép" khi bắt chước dự án cung cấp dịch vụ Internet từ quỹ đạo thấp của SpaceX bằng việc phóng hơn 3.000 vệ tinh liên lạc lên không gian.
Tim Cook và Mark Zuckerberg
Tim Cook (trái) và Mark Zuckerberg.
Hai người đứng đầu Apple và Facebook công khai trả đũa nhau trên các phương tiện truyền thông, bắt đầu từ tuyên bố của Cook nhắm tới các nhà cung cấp dịch vụ Internet năm 2014. "Khi sử dụng một dịch vụ trực tuyến miễn phí, bạn không phải là khách hàng. Bạn là sản phẩm", ông nói.
Sau đó, Zuckerberg xuất hiện trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Time và phản bác: "Bạn nghĩ Apple sẽ điều chỉnh giá bán nếu bạn trung thành với họ ư? Nếu đúng thì sản phẩm của Apple đã rẻ đi rất nhiều rồi".
Sự căng thẳng giữa Cook và Zuckerberg đi tới đỉnh điểm sau vụ bê bối Cambridge Analytica, làm rò rỉ dữ liệu của 50 triệu người dùng Facebook. Năm 2018, Recode hỏi CEO Apple rằng ông sẽ làm gì nếu ở vị trí của của Zuckerberg. "Tôi sẽ không bao giờ rơi vào tình huống như vậy", Cook khẳng định.
CEO Facebook được cho là giận đến mức yêu cầu tất cả thành viên ban lãnh đạo của công ty chuyển sang dùng điện thoại Android. Trong một bài đăng trên blog, Facebook cũng công khai thừa nhận mối bất hòa giữa hai vị giám đốc điều hành: "Tim Cook liên tục chỉ trích mô hình kinh doanh của chúng tôi và Mark rõ ràng không thích điều đó".
Evan Spiegel và Mark Zuckerberg
Mark Zuckerberg (trái) và Evan Spiegel.
Evan Spiegel, sáng lập Snap, và Mark Zuckerberg, sáng lập Facebook, đã đối đầu nhau từ năm 2012, khi Snap lần đầu từ chối sáp nhập vào Facebook. Trong vài năm sau đó, Spiegel đã ba lần khước từ đề nghị thâu tóm công ty của Zuckerberg.
Ngoài ra, Facebook cũng bắt chước nhiều tính năng của SnapChat trên ứng dụng Messenger và Instagram. Năm 2018, khi Facebook sao chép tính năng Stories của SnapChat, Spiegel mỉa mai: "Tôi thực sự đánh giá cao Facebook nếu họ có thể sao chép khả năng bảo vệ dữ liệu của chúng tôi".
Mark Zuckerberg và Jack Dorsey
Mark Zuckerberg (trái) và Jack Dorsey (phải).
Hai nền tảng mạng xã hội Facebook và Twitter luôn là đối thủ nhiều năm qua. Cuối 2019, Facebook bị lên án vì không kiểm duyệt quảng cáo chính trị. Cùng lúc đó, Twitter ban hành chính sách cấm tất cả quảng cáo chính trị trên nền tảng. "Các thông điệp chính trị nên xứng đáng được tiếp cận, thay vì qua hình thức quảng cáo trả phí", Twitter viết trên blog.
Ở sự kiện vào tháng 10/2019, Jack Dorsey, nhà sáng lập Twitter, cho rằng mục tiêu bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Zuckerberg "chứa đầy sai lầm và lỗ hổng". Về phía Zuckerberg, ông tuyên bố: "Twitter sẽ không thể đóng vai trò như một mạng xã hội tốt như chúng tôi". Đến tháng 12/2019, Dorsey bỏ theo dõi Zuckerberg trên Twitter.
Việt Anh
Cựu CEO Travis Kalanick sắp bán sạch cổ phiếu Uber Chỉ trong chưa đầy hai tháng, Travis Kalanick - người đồng sáng lập, cựu CEO của Uber, đã bán gần hết cổ phần tại công ty này, thu về hơn 2,5 tỷ USD... Người đồng sáng lập, cựu CEO của hãng dịch vụ gọi xe Uber, Travis Kalanick, đã liên tiếp bán ra cổ phiếu này và thu về hơn 2,5 tỷ USD...