Những thực phẩm tuyệt đối không được ăn tái, kẻo rước bệnh vào người
Thịt lợn, thịt gà, thịt bò, trứng… rất bổ dưỡng cho sức khỏe, nhưng nếu không được nấu chín kỹ, sẽ có thể gây nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc, gây hại sức khỏe chúng ta.
Thịt bò
Ăn thịt bò tái có nguy cơ nhiễm các ký sinh trùng như sán dải bò (sán xơ mít), sán lá gan… Các ký sinh trùng này có thể gây bệnh tại hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến ruột, gan và các cơ quan khác trong cơ thể.
Ngoài ra, thịt sống là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển nếu bảo quản không đúng cách. Từ đó dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa và các hậu quả khác. Bạn cần áp dụng nguyên tắc “ăn chín uống sôi” và không nên ăn thịt bò tái.
Nhiều người thích ăn gan lợn trần hoặc xào hơi tái vì như vậy mới cảm nhận được vị ngọt. Tuy nhiên đây là một cách ăn không tốt vì gan là một cơ quan giải độc có chứa rất nhiều độc tố của lợn. Những người ăn nó khi còn sống rất dễ mắc một số bệnh, đồng thời bị nhiễm ký sinh trùng có trong gan lợn.
Ốc
Video đang HOT
Ốc sống trong môi trường bùn sâu thường chứa rất nhiều các loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể. Mỗi con ốc có thể chứa 3.000-6.000 ký sinh trùng giun ống. Luộc ốc chưa kỹ bị nhiễm ký sinh trùng và nguy cơ cao mắc các bệnh về tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, phù nề chân tay, ung thư hoặc các bệnh nguy hiểm khác do ký sinh trùng.
Nên loại bỏ ruột ốc và não ốc khi ăn. Ruột ốc nằm ở đuôi ốc chứa nhiều chất bẩn, không nên ăn. Não ốc nằm ở đầu có chứa các chất độc, dễ gây chóng mặt, ngộ độc thực phẩm nếu ăn số lượng nhiều. Trước khi nấu, cần sơ chế sạch bằng cách ngâm ốc trong nước sạch nhiều lần; hoặc ngâm ốc với nước gạo và ớt để chúng nhả hết bùn rồi chế biến thật kỹ để đảm bảo an toàn.
Thịt gà
Thịt gà có thể gây độc nếu không chế biến không đúng cách. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thịt gà cần được nấu tối thiểu đến nhiệt độ 165 độ F (70 độ C). Ở nhiệt độ này vi khuẩn trên gà sống mới bị tiêu diệt và thịt an toàn để ăn. Thịt gà dễ bị nhiễm khuẩn salmonella. Vi khuẩn này xâm nhập gây các bệnh như tiêu chảy, đau bụng, mất nước nặng, viêm khớp phản ứng… Nó đặc biệt nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, trẻ em hoặc người có hệ thống miễn dịch kém.
Trứng
Nhiều người có sở thích ăn trứng sống, lòng đào, chần sơ qua, tuy nhiên, đó không phải là cách ăn trứng thông minh. Trong quá trình tạo ra protein, trứng sống cũng có khả năng bị nhiễm sán salmonella (1/30.000 quả). Mặc dù tỷ lệ gây độc của salmonella trong trứng không mạnh, nó cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa, khó chịu cho người ăn.
Thịt lợn
Thịt lợn không cần phải nấu chín quá kỹ, nhưng bạn cũng không nên ăn thịt quá tái. Thịt lợn không được nấu ở nhiệt độ thích hợp có thể bị nhiễm giun đũa, sán heo, sán dây… Nó có thể truyền ký sinh trùng vào cơ thể người, gây nhiễm sán, ngộ độc cấp tính hay dịch tả.
Măng
Măng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên cẩn thận trước khi ăn. Xyanua là chất độc trong măng có thể gây ngộ độc cấp tính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Xyanua có trong măng giảm dần khi tiếp xúc với nước. Do đó khi chế biến măng, bạn nên rửa kỹ, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc qua 1-2 lần trước khi ăn để tránh bị ngộ độc.
Theo tạp chí Sống khỏe
Ăn trứng gà như thế nào tốt: Chín, tái hay sống
Trứng gà là thực phẩm quen thuộc của nhiều gia đình. Nhiều người có thói quen sử dụng trứng gà sống vì cho rằng trứng sống ngon, bổ hơn trứng chín.
Anh Đỗ Ngọc Hải, sinh năm 1995, trú Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ anh nghiền món trứng gà sống. Mỗi lần có trứng gà sạch ở quê gửi lên là anh Hải lại để dành mút sống. Chỉ cần thao tác đơn giản nhúng quả trứng vào nước sôi sạch rồi lấy đầu đũa chọc thủng và mút. Cảm giác trứng thơm, ngọt và không thấy tanh. Nhiều người lạ không ăn được nhưng theo anh Hải nếu ăn quen sẽ không muốn ăn trứng chín thậm chí là ốp la.
Không riêng anh Hải, chị Nguyễn Hồng Vân, Hai Bà Trưng, Hà Nội cũng cho biết trẻ nhà chị Vân nghiền trứng ốp la tái. Nếu luộc chín hay rán chín là trẻ không ăn. Mỗi lần mua cả trăm quả trứng và tất cả chỉ dành ốp la hoặc luộc tái để ăn sáng. Chị Vân kể nếu quen ăn tái, ăn chín sẽ mất ngon.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM) ăn trứng gà sống tốt hơn nấu chín nhưng thực chất ăn trứng chần hay sử dụng trực tiếp trứng gà sống không tốt cho sức khỏe.
Nhiều người quan niệm ăn trứng còn tái, sống ngon hơn, bổ hơn. Trứng sống rất khó tiêu và khó hấp thu dinh dưỡng. Trứng sống chỉ mang lại 50 % protein cho cơ thể.
Khi ăn trứng sống trong lòng trắng trứng sống còn có một chất gây cản trở cơ thể hấp thu biotin (vitamin H). Đây là một dưỡng chất không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường - bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Trứng sống gây ra tình trạng mất ngủ, rụng tóc nếu ăn trong một thời gian dài.
Chất đạm trong trứng sống ít kích thích dịch mật làm giảm khả năng tiêu hóa của cơ thể. Ăn trứng sống làm tăng nguy cơ mắc vi khuẩn samonila làm tăng nguy cơ tiêu chảy. Người mắc nhiều bệnh đường ruột, trẻ em thì cũng không nên ăn trứng sống.
Bác sĩ Nhàn cho rằng người ăn trứng chín quá cũng không tốt vì làm giảm một số vi chất dinh dưỡng như vitamin A, axit béo, chất chống oxy hóa. Khi chế biến trứng nên làm chín lòng trắng trứng, có thể ăn tái lòng đỏ giữ được giá trị dinh dưỡng của quả trứng. Ăn tái cần ăn trứng sạch, vỏ trứng không được nứt, có lỗ và vết bẩn trên vỏ trứng.
Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%; ở trứng luộc là 100%; trứng rán chín 98,5%; trứng rán già 81%; trứng ốp la 85%; trứng chưng 87,5%. Do đó tốt nhất nên ăn trứng luộc chín vừa tới bảo đảm được chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất... mà các vitamin cũng ít mất đi.
Theo Khampha
4 cách luộc gà thơm ngon không cần nước, màu vàng ươm 4 cách luộc gà thơm ngon không cần nước dưới đây chắc chắn sẽ mang lại cho các bạn những món gà luộc đậm đà và nhiều hương vị. Cách 1: Chuẩn bị nguyên liệu: 1 con gà Muối hột Nồi đế giày Thực hiện Ảnh minh họa Khuyến khích bạn nên chặt gà ra từng miếng nhỏ để gà nhanh chín hơn....