Những thực phẩm siêu tốt cho người đau xương khớp
Các loại quả mong, cá béo hay sữa đều tốt cho những người bị bệnh xương khớp. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh hiệu quả.
Các loại nấm
Nấm có công dụng cải thiện sức đề kháng, kìm hãm quá trình lão hóa và hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, béo phì, ung thư. Tình trạng thoái hóa xương khớp cũng được cải thiện rõ rệt. Những món ăn được chế biến từ những loại nấm kết hợp cùng một số loại rau củ như cà rốt, ớt, bông cải,… sẽ giúp bổ sung Vitamin A, E, C, K… giúp cơ xương khớp dẻo dai hơn.
Ảnh: Internet
Sữa chua và các loại thực phẩm được chế biến từ sữa
Trong các loại thực phẩm được chế biến từ sữa luôn có chứa rất nhiều canxi (thành phần chính cấu tạo nên xương). Uống sữa đều đặn giúp phòng chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe. Sữa còn rất tốt cho những người bị thoái hóa đốt sống cổ và lưng.
Hạnh nhân, đậu nành, hạt điều bổ sung lượng vitamin D và canxi dồi dào cho cơ thể. Sữa hạnh nhân cung cấp tới 45% giá trị canxi và 25% giá trị vitamin D hàng ngày.
Ảnh: Internet
Cá béo và thực phẩm giàu axit béo Omega-3
Axit béo Omega-3 là chất có tác dụng làm giảm chứng đau mỏi, ngăn cản những phản ứng không tốt của hệ miễn dịch gây ra tình trạng viêm khớp. Omega-3 có rất nhiều trong những loại cá, tôm, cua, mỡ cá, cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá trống, cá mòi, cá trích,…
Gừng, tỏi, ớt
Tỏi, ớt và gừng là những gia vị rất tốt cho xương khớp, đặc biệt là người bị đau nhức xương khớp.
Ớt: Trong ớt có chứa hoạt chất Capsaicin được sử dụng để điều trị những cơn đau khớp và cơ nhẹ.
Video đang HOT
Tỏi: Trong tỏi có chứa nhiều Allicin – chất chống oxy hóa cao, giúp ức chế sự tấn công lên xương khớp. Bên cạnh đó, tỏi còn chứa Azone, Phitoncid, Dianli disulfide, Diallyl – trisulfide có công dụng kháng viêm tốt.
Gừng: Đây cũng là một gia vị có tác dụng giảm đau nhức xương khớp do viêm rất tốt. Vì thế, người bệnh nên thường xuyên bổ sung gừng tươi hoặc khô trong bữa cơm hàng ngày.
Ảnh: Internet
Trà xanh
Các nhà khoa học đã tìm thấy trong trà xanh rất nhiều lượng chất chống oxy hóa và chất flavonoid giúp giảm nguy cơ gây loãng xương. Tuy nhiên các nhà khoa học cũng khuyến cáo mọi người không nên uống trà xanh vào trước bữa ăn hoặc sau khi ăn dưới 30 phút. Tình trạng khó tiêu, rối loạn tầm nhìn, thở gấp, đau đầu có thể xảy ra nếu như bạn sử dụng quá 3 cốc trà xanh mỗi ngày.
Ảnh: Internet
Rau xanh
Một số căn bệnh thoái hóa khớp, viêm đa khớp, đau xương khớp có thể được cải thiện rõ rệt khi bạn thường xuyên sử dụng các loại rau cải mầm, rau bina, cải xoăn, cải xanh, cải thìa, bắp cải,…
Người bị đau khớp cũng nên bổ sung các loại vitamin C, men kháng viêm từ các loại trái cây như bưởi, chanh, dứa, đu đủ,… Lượng chất xơ trong trái cây và rau xanh luôn tốt cho xương khớp của chúng ta.
Trong súp lơ xanh có chứa chất Sulforaphane giúp trung hòa các enzyme gây tổn thương xương khớp. Vì vậy, súp lơ xanh là một trong những thực phẩm giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp sớm nhất.
Bên cạnh đó, bông cải xanh còn chứa nhiều vitamin C, vitamin K, nhiều hợp chất chống oxy hóa khác có tác dụng chống viêm và tăng cường sức khỏe xương khớp.
Ảnh: Internet
Quả mọng
Bioflavonoids là nhóm sắc tố thực vật, chất này có tác dụng chống oxy hóa tương tự như Quercetin và có khả năng trung hòa các gốc tự do gây hại tế bào.
Những loại quả mọng có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do phá hủy tế bào. Hai hợp chất Rutin và Quercetin ở trong quả mọng được chứng minh có thể giúp tăng mật độ xương, giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp.
Những thực phẩm có chứa nhiều Vitamin C và Bioflavonoids bao gồm: đu đủ, ổi, dứa, việt quất, nho đen, quả mơ, kiwi, mâm xôi, mận, sơ ri, anh đào, mâm xôi, dâu tây,…
Ảnh: Internet
Giá đỗ
Trong các loại giá đỗ có chứa rất nhiều chất Hormone Oestrogen thực vật là: Phyto-oestrogen và Isoflavon. Đây là các chất giúp chống lại quá trình loãng xương, đặc biệt là trong giai đoạn các xương mỏng đi nhanh chóng (giai đoạn mãn kinh) khiến nguy cơ gãy xương xảy ra lớn.
Đau xương khớp không nên ăn gì?
Những loại thực phẩm có thể gây ảnh hưởng xấu tới hệ thống xương khớp mà người bệnh cần kiêng ăn, bao gồm:
Thực phẩm có chứa hàm lượng photpho cao như thịt đóng hộp, nội tạng động vật, thịt đỏ.
Đồ ăn chế biến sẵn, chiên dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
Bánh kẹo có nhiều đường và muối, đồ uống có chứa cồn hoặc gas.
Không nên ăn thực phẩm giàu axit oxalic: Cà ghém, canh chua, chuối tiêu, cà pháo.
Các thực phẩm tăng lipit máu như xúc xích, thịt mỡ, dăm bông…
Kiêng ăn thực phẩm giàu chất béo bão hòa như bơ, sữa,…
ĐỖ HỢP (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Dầu cá omega 3 bổ ngang, bổ dọc và .... 'bổ ngửa'
Mấy năm gần đây dầu cá trở thành thực phẩm chức năng được nhiều người săn lùng thậm chí họ cho rằng đây là thần dược có thể hỗ trợ tốt cho sức khỏe.
Ảnh minh họa.
Chị Đào Thị Thúy Hằng - Hà Đông, Hà Nội cho biết gần đây chị thường xuyên bị khô mắt nên đã đi mua omega 3 dưới dạng dầu cá về uống.
Chị Hằng khoe khi uống dầu cá xong cảm giác chị thấy mắt sáng hơn, đỡ mỏi mắt hơn.
Hay trường hợp của bé Phạm Quỳnh Anh 4 tuổi, quê Phú Thọ được mẹ thường xuyên tẩm bổ DHA dưới dạng dầu cá. Mẹ của Quỳnh Anh tin rằng bổ sung thêm omega 3 để con thông minh nên mỗi ngày bé Quỳnh An lại được mẹ cho ăn 1 viên dầu cá và bé ăn thành thói quen.
Tới khi bé thường xuyên ra máu mũi mẹ bé cho đi khám bác sĩ không tìm ra nguyên nhân vì sao và chỉ đến khi mẹ cháu khoe thành tích chăm con bằng cách tẩm bổ đủ các loại thực phẩm chức năng trong đó có dầu cá omega 3 cho con. Lúc này, các bác sĩ phản đối và cho đây là việc làm nguy hiểm tưởng tốt cho con nhưng có khi hại con.
PGS Nguyễn Hữu Đức - nguyên Giảng viên trường Đại học Y dược TP.HCM cho biết hiện nay nhiều người vẫn có thói quen tự mua dầu cá về uống và tin rằng nó sẽ giúp họ phòng, chống được nhiều bệnh. Dầu cá được xem là thần dược như thuốc bổ từ trong, ra ngoài.
Tuy nhiên, dù chỉ là thực phẩm chức năng nhưng việc sử dụng dầu cá cũng cần trong ngưỡng cho phép. Nếu lạm dụng dầu cá có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Dầu cá có hai loại hay gặp đó là các loại vitamin và dầu omega 3, omega 6. Trong đó dầu cá dạng omega 3 được bán phổ biến nhất hiện nay.
Theo quy định mỗi người không nên sử dụng lượng dầu cá trên 5000 mg ngày. Uống dầu cá nhiều có thể gây tăng đường huyết ở những người bị đái tháo đường. Chính vì thế những bệnh nhân bị đái tháo đường thường được khuyến cáo không nên dùng omega 3.
Theo PGS Đức có nghiên cứu chỉ ra dùng 8 gram axit béo omega-3 mỗi ngày dẫn đến tăng 22% lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tác dụng phụ hay gặp khi lạm dụng dầu cá đó là gây ra hiện tượng ra máu nướu và ra máu cam.
Những người bị huyết áp thấp không nên sử dụng dầu cá, những người hay bị rối loạn tiêu hóa đầy bụng, khó tiêu cũng không được dùng dầu cá vì có thể kích thích hệ tiêu hóa gây khó chịu cho người dùng.
Người dân có thể tự bổ sung omega 3 bằng cách ăn các sản phẩm từ cá đặc biệt những loại cá béo, tươi như cá hồi, cá mòi...
Khi chế độ ăn không cung cấp đủ vitamin A, E bạn có thể bổ sung trực tiếp bằng cách dùng dầu cá. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc và tuân theo đúng liều lượng quy định của bác sĩ, đặc biệt là đối với trẻ em và những người dễ bị dị ứng, có các bệnh về tim mạch,... Dầu cá chứa rất nhiều vitamin A, nếu cơ thể không hấp thụ được hết sẽ tích lũy trong cơ thể và có thể dẫn đến ngộ độc.
Theo infonet
Con gái, bạn đã biết làm gì để giảm bớt tình trạng khô ngứa da trong mùa đông chưa? Thời tiết khô lạnh vào mùa đông thường dễ gây ra hiện tượng ngứa da, nứt nẻ và nặng hơn còn làm nổi phát ban trên bề mặt da. Do đó, trong khoảng thời gian này, bạn nên chú ý tới việc dưỡng ẩm da, thay đổi chế độ ăn uống quen thuộc và các thói quen sinh hoạt dễ khiến tình trạng...