Những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để thai nhi mau tăng cân
Chế độ ăn cho 2 người khiến nhiều mẹ bầu tăng cân liên tục, nhưng khi sinh con ra các bé vẫn trong tình trạng thiếu cân. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để vào con chứ không vào mẹ?
Cá
Cá hồi rất giàu dinh dưỡng tốt cho mẹ và bé (Ảnh minh họa)
Cá là thực phẩm luôn được khuyến khích sử dụng trong thai kỳ. Cá chứa hàm lượng lớn vitamin E, omega 3 – giúp tăng cường hệ thống thần kinh cho em bé. Một số laoif cá tốt mẹ bầu nên ăn như: cá trích, cá mòi, cá hồi,…Tuy nhiên mẹ cần lưu ý phải ăn cá đã được nấu chín. Mẹ nên chọn những loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp, tránh gây hại cho thai nhi.
Trứng
Trứng là thực phẩm rất giàu protein, giúp nuôi dưỡng cơ bắp và xương thai nhi, để em bé phát triển tốt nhất trong bụng mẹ và cũng không khiến mẹ bị tăng cân nhiều. Mỗi tuần mẹ nên ăn từ 3-4 quả trứng để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Các loại rau xanh
Video đang HOT
Trong thực đơn chỉ vào con chứ không vào mẹ tất nhiên không thể nào thiếu các loại rau xanh. Mẹ nên ăn những loại rau có màu xanh đậm như: rau bina, bông cải xanh, đậu hà lan,… bởi chúng có chứa axit folic rất tốt cho sự phát triển trí não và hệ thần kinh của thai nhi, ngoài ra còn giúp mẹ giảm thiểu tình trạng táo bón trong thai kỳ. Mẹ bầu hãy ăn đa dạng luân phiên trong tuần để tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Quả bơ
Mẹ bầu ăn bơ rất tốt cho sức khỏe của thai nhi lại không lo tăng cân quá nhiều (Ảnh minh họa)
Bơ là một loại quả không thể thiếu trong chế độ ăn uống của mẹ bầu. Bơ được rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Trong trái cây này rất giàu axit béo omega-3, rất có lợi cho thai nhi. Nếu có thể mẹ nên ăn trực tiếp bơ tươi, không nên uống sinh tố vì đường và sữa trong sinh tố sẽ làm mẹ dễ tăng cân hơn.
Hạnh nhân
Mẹ bầu nên bổ sung hạnh nhân vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để vừa tốt cho thai nhi mà không sợ bị tăng cân mất kiểm soát. Hạnh nhân là thực phẩm rất giàu vitamin E, protein, những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển xương của thai nhi mà không khiến mẹ bị tăng cân nhiều.
Thực phẩm giàu đạm
Mẹ bầu ăn nhiều thực phẩm giàu đạm sẽ giúp bé phát triển tốt và tăng cân đều đặn, chống nguy cơ dị tật thai nhi. Mẹ có thể ăn các loại thịt giàu đạm như thịt bò, thịt lợn, thịt gà và các loại hải sản như : ngao, cua, ốc hến, tôm,… để làm đa dạng cho bữa ăn. Mỗi món ăn bạn ăn luân phiên nhau khoảng 2-3 bữa/tuần. Cách ăn uongs này sẽ giúp cho nguồn dinh dưỡng vào con chứ không vào mẹ, giúp mẹ bầu không bị tăng cân quá nhiều.
Sữa
Sữa là một trong những nguồn thực phẩm tốt nhất chứa nhiều vitamin và protein tôt cho sức khỏe. Đây là thức uống mẹ cần bổ sung đều đặn mỗi ngày trong thai kỳ. Nếu mẹ không muốn tăng cân, có thể chọn loại sữa tách béo, ít đường.
Đậu nành
Protein thực vật có trong đậu nành là loại protein hoàn chỉnh chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu cho cơ thể mẹ bầu và cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Do đó, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành rất phù hợp nằm trong danh sách nhwungx thực phẩm ăn vào con chứ không vào mẹ.
Theo giadinhvietnam
Phụ nữ mang thai bị quai bị có ảnh hưởng đến thai nhi?
Quai bị là một bệnh nhiễm cấp tính do Paramyxovirus gây nên, làm viêm các tuyến nước bọt mang tai. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Đối với phụ nữ mang thai, bệnh quai bị không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn có ảnh hưởng đến thai nhi.
Phụ nữ nên đi tiêm vaccine phòng bệnh quai bị trước khi có thai
Biến chứng nguy hiểm
Phụ nữ mang thai bị quai bị thường phát bệnh nhanh, triệu chứng giống như bị cảm cúm như: sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cổ họng, amidan sưng to nhưng đặc trưng là một hoặc hai bên amidan sưng to, lấy tai làm trung tâm lan tỏa ra phía trước, sau và phía dưới, ấn thấy đau, đồng thời đạt mức cao điểm từ 2 - 3 ngày, kéo dài khoảng 5 - 7 ngày. Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng. Bị quai bị trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.
Phòng tránh quai bị khi mang thai
Để tránh mắc phải bệnh quai bị trong quá trình mang thai, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên đi tiêm vaccine phòng bệnh trước khi có thai. Không nên để đến khi có thai mới tiêm phòng quai bị bởi loại vaccine phòng ngừa quai bị có chứa virus sống, chúng có khả năng xâm nhập gây hại cho thai nhi. Những vaccine sống nên được tiêm trước khi có thai ít nhất 1 tháng.
Ngoài ra, khi bị quai bị trong thai kỳ, thai phụ không nên tự ý dùng thuốc điều trị, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh. Thai phụ cần đi khám và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ, dùng thuốc theo đúng chỉ định. Hiện, bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu vẫn là hạn chế vận động, an thần và chăm sóc sức khỏe trong thời gian toàn phát. Khi bị đau, thai phụ nên tăng thời gian nghỉ ngơi, ăn uống đồ mềm và lỏng như súp, sữa, uống nhiều nước. Phải giữ gìn vệ sinh miệng sạch sẽ, dự phòng vi khuẩn tiếp tục gây viêm nhiễm, nên súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng.
Ngoài việc chủ động tiêm phòng vaccine, thai phụ cũng cần tránh tiếp xúc với những người mắc hoặc đang nghi mắc quai bị, không chăm sóc người bị quai bị để tránh lây nhiễm.
Theo anninhthudo
Mẹ thức khuya ảnh hưởng như thế nào tới thai nhi? Mất ngủ dường như là nỗi ám ảnh mà nhiều bà bầu gặp phải. Tình trạng này không chỉ gây nguy hiểm cho mẹ mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi. Mất ngủ là nỗi ám ảnh của nhiều bà bầu - Ảnh: Minh họa Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ Nguyên nhân chính dẫn đến...