Những thực phẩm không nên kết hợp với nhau, tránh gây hại tới sức khỏe
Một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng không chỉ cần chọn được những nguyên liệu tốt mà còn biết cách kết hợp chúng với nhau vì có những thực phẩm kỵ nhau, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Điểm danh những thực phẩm không nên kết hợp với nhau để tránh mang họa vào thân.
Trên thực tế, có những loại thức ăn và nước uống không nên kết hợp với nhau khi chế biến cũng như khi thưởng thức vì chúng sẽ gây ra những phản ứng hóa học, tác động tiêu cực tới sức khỏe.
Dưới đây là top những thực phẩm không nên kết hợp với nhau bạn cần phải ghi nhớ để tránh gặp phải những triệu chứng khó chịu như ngộ độc hay rối loạn tiêu hóa.
1. Thịt dê và nước trà
Thịt dê là loại thực phẩm có chứa hàm lượng protein cao trong khi đó nước trà lại chứa nhiều tanin. Vì thế, khi dùng cùng lúc thịt dê và nước trà sẽ tạo thành tanalbit – một hợp chất làm giảm nhu động ruột, khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại cho sức khỏe, dẫn đến chứng táo bón, thậm chí gây nguy cơ ung thư.
Thịt dê và nước chè không nên kết hợp với nhau – Ảnh Internet.
2. Gan động vật không nên xào với các loại rau chứa nhiều cellulose
Gan động vật xào với rau là món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, gan động vật khi kết hợp với các loại rau chứa nhiều cellulose lại không nên kết hợp với nhau.
Các loại gan động vật có chứa khá nhiều sắt. Chính vì thế, không nên kết hợp nhóm thực phẩm này cùng các loại rau chứa nhiều cellulose (như rau cần, khoai) hay các loại rau chứa nhiều acid oxalic (rau chân vịt).
Nguyên nhân là vì cellulose và acid oxalic có trong nhau xung khắc với sắt, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.
3. Hải sản kỵ với gì?
Hải sản là những thực phẩm không những bổ dưỡng mà còn ngon miệng. Tuy nhiên, khi ăn hải sản, cần phải chú ý không nên ăn cùng lúc với các loại trái cây chứa nhiều acid tannic.
Video đang HOT
Acid tannic có trong một số trái cây khi gặp protein trong hải sản sẽ bị đông lại và trầm lắng, dễ tạo ra các chất khó tiêu hóa. Vì vậy, cần tránh ăn ăn hải sản với các loại hoa quả chứa nhiều acid tannic như nho, hồng, lựu,… để không gặp các triệu chứng khó chịu về tiêu hóa như đầy bụng, nôn, tiêu chảy… Các chuyên gia khuyến cáo chỉ ăn những trái cây giàu acid tannic sau khi ăn hải sản khoảng 4 tiếng.
Đọc thêm kiến thức về an toàn thực phẩm khi sử dụng qua bài viết: Hải sản sống: Nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và cách ăn đảm bảo an toàn.
4. Dưa leo không nên kết hợp cùng cà chua
Kết hợp dưa leo với cà chua là một việc làm mà những người nội trợ cần tránh. Cà chua là thực phẩm chứa nhiều vitamin C, trong khi đó dưa leo lại chứa men có thể phân giải hàm lượng vitamin C vốn có của cà chua. Vì vậy, nếu kết hợp cà chua với dưa leo sẽ khiến cơ thể giảm bớt đi sự hấp thụ vitamin C – vốn là chất có lợi cho hệ miễn dịch.
Dưa leo và cà chua là những thực phẩm kỵ nhau – Ảnh Internet.
5. Trứng không nên kết hợp với gì?
Trứng và các món ăn từ trứng xuất hiện phổ biến trong thực đơn của các gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết trứng kỵ với gì, không nên kết hợp với những thực phẩm nào. Theo các nghiên cứu, trứng không nên kết hợp với sữa đậu nành, đường, óc lợn và tỏi.
Các nhà nội trợ cần lưu ý không dùng trứng chung với óc lợn bởi vì việc làm này sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, dễ làm người ăn bị cao huyết áp đột ngột, thậm chí dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, trứng là thực phẩm chứa nhiều protein. Trong khi đó, sữa đậu nành có chứa men protidaza làm ức chế các protein của trứng gà, từ đó gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Tương tự, protein và đường cũng kỵ nhau. Vì thế, không nên kết hợp trứng với sữa đậu nành và đường.
Tói và trứng kết hợp với nhau cũng không nên vì tỏi có thể biến thành chất độc gây hại cho cơ thể khi chế biến cùng trứng, đặc biệt là khi tỏi quá cháy.
6. Đậu phụ và những thực phẩm không nên kết hợp với nhau
Đậu phụ không nên kết hợp với những thực phẩm nào? Câu trả lời cho câu hỏi này là mật ong và rau chân vịt.
Trong khi, đậu phụ là món ăn có chứa magnesium chloride và calcium sulfate, mà rau chân vịt lại chứa acid oxalic. Những chất này gặp nhau sẽ tạo thành hai chất lắng đọng màu trắng có tên là magnesium oxalate và calcium oxalate, chúng không những làm giảm sự hấp thụ canxi của cơ thể mà còn dễ bị kết sỏi.
Mật ong và đậu phụ cũng là những thực phẩm kỵ nhau. Đậu phụ thường chứa thạch cao, mật ong lại có đường. Đường và thạch cao khi gặp nhau sẽ bị hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày khiến người ăn bị khó thở, hụt hơi rồi dẫn đến hôn mê. Đặc biệt, nếu người ăn có tiền sử mắc các căn bệnh về tim mạch thì thời gian dẫn đến tử vong sẽ càng nhanh hơn.
7. Sữa không nên kết hợp thực phẩm và trái cây nào?
7.1. Sữa kỵ một số loại trái cây
Theo các nghiên cứu, các loại trái cây như táo, thanh long, dâu, dừa, dưa hấu, cam, chanh… không nên dùng chung với sữa. Nguyên nhân là vì những loại quả này chứa rất nhiều hợp chất axit, khi dùng chung với sữa, chúng sẽ kết hợp với lượng protein có trong sữa và trở nên cực kì khó tiêu hóa.
Sữa kỵ với các loại trái cây chứa acid – Ảnh Internet.
7.2. Sữa và rau củ
Nếu như một số loại hoa quả nói trên có thể làm cản trở sự tiêu hòa thì các hợp chất hóa học trong rau củ có khả năng ngăn cản quá trình trao đổi, hấp thụ canxi từ sữa.
7.3. Sữa và chocolate
Sữa kết hợp với socola khá phổ biến và ngon miệng, tuy nhiên các chuyên gia cũng như các bác sĩ không khuyến khích sự kết hợp này. Nguyên nhân là vì sữa rất giàu canxi và protein, trong khi đó chocolate lại là thực phẩm chứa nhiều axid oxalic. Vì thế, nếu ăn chúng cùng một lúc, canxi trong sữa và axid oxalic từ chocolate có thể tạo ra canxi oxalat. Hợp chất này không những không thể hòa tan mà có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
7.4. Sữa và bưởi
Bưởi là loại trái cây ngon, tốt cho sức khỏe nhưng không nên kết hợp với sữa, Bởi vì những hợp chất axit citric có trong bưởi và protein trong sữa sẽ dẫn đến chứng đầy hơi, thậm chí là tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
8. Sữa đậu nành kỵ với mật ong và đường đen
Mật ong và sữa đậu nành không nên kết hợp với nhau vì acid formic trong mật ong khi gặp protein trong đậu nành sẽ gây ra hiện tượng kết tủa, dẫn đến chứng khó tiêu.
Ngoài ra, đường đen cũng kỵ với sữa đậu nành. Acid malic có trong đường đen khi hòa tan trong sữa đậu nành sẽ tạo ra chất lắng tủa, làm giảm chất dinh dưỡng của sữa đậu nành. Không những vậy, khi uống hỗn hợp sữa đậu nành và đường đen sẽ khiến cơ thể dễ bị đầy bụng, khó tiêu khiến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng khác của cơ thể cũng giảm.
Trên đây là danh sách một số những thực phẩm không nên kết hợp với nhau. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết cách kết hợp các thực phẩm để chế biến được các món ăn vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng.
Thực hư quan niệm "Thương cho ăn tiết, giết cho ăn gan"
Dân gian xưa có quan niệm "ăn gì bổ nấy" nên nhiều người gặp phải vấn đề về gan thường ăn nhiều gan động vật. Tuy nhiên nếu ăn gan thường xuyên có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn.
"Thương cho ăn tiết, giết cho ăn gan"
Câu nói "thương cho ăn tiết, giết cho ăn gan" ý chỉ gan là bộ phận làm nhiệm vụ giải độc cho cơ thể nên chứa nhiều độc tố. Gan là bộ phận có nhiệm vụ chuyển hoá và giải chất độc nên nếu cơ thể động vật có sức khỏe kém (bị bệnh) hoạt động của gan kém đi sẽ không thải được chất độc ra ngoài thì trong gan sẽ còn tồn dư nhiều mầm bệnh.
Mặt khác, gan động vật chính là nơi tập trung xử lý các chất kháng sinh hay chất tăng trọng...khi chúng được đưa vào cơ thể con vật trong chăn nuôi.
Khi ăn phải gan động vật nhiễm bệnh, lượng vi khuẩn và độc tố trong đó có thể gây bệnh sán lá gan ở con người. Ảnh: Heathplus
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), gan lợn rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nếu động vật đó khỏe mạnh và gan được chế biến đúng cách. "Đây là thực phẩm có tác dụng chữa trị và phòng chống thiếu máu rất tốt. Đặc biệt, gan lợn có hàm lượng vitamin A cao hơn hẳn các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa...Trên thực tế, gan là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có độ đạm cao. Trong 100g gan lợn có 18,9g đạm, tiếp đó là gan gà, gan bò, gan vịt", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết.
Bên cạnh đó, gan còn chứa vitamin A, B, D cùng axid folic, acid nicotinic cần thiết cho cơ thể. Trong 100g gan gà có 6.960mcg vitamin A, trong gan lợn là 6.000mcg, trong gan bò có 5.000mcg.
Xét về lượng chất sắt, gan lợn, bò, gà cũng đứng đầu về hàm lượng chất sắt với tỷ lệ tương ứng trong 100g đối với mỗi loại là 12g, 9g, 8g. Do đó, những người thiếu máu hay suy nhược nên thường xuyên ăn loại thực phẩm này. Hàm lượng vitamin C và Selen phong phú trong gan cũng giúp tăng cường sức miễn dịch cho cơ thể. Với những giá trị dinh dưỡng như trên, có thể thấy gan là loại thực phẩm tốt có sức khỏe nói chung chứ không chỉ bổ cho gan nói riêng.
Vậy có nên ăn gan không?
Nhìn chung, gan là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe khi chọn gan từ động vật khỏe mạnh, không mắc bệnh và người ăn không mắc một số bệnh lý kể trên hoặc đang có vấn đề về gan.
Gan tuy tốt nhưng có lượng cholesterol cao nên nếu ăn quá nhiều nó có thể gây hại cho sức khỏe. Mỗi tuần bạn chỉ nên ăn nhiều nhất 2-3 lần, mỗi lần từ 50-70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30-50g/bữa.
Cách chọn gan được khuyến cáo là nên chọn miếng gan còn tươi, ấn vào mặt gan còn đàn hồi tốt, bề mặt nhẵn, không mua các loại gan có màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hôi. Tuy nhiên, đây chỉ là là cách nhận biết gan từ động vật không có bệnh. Không có cách nào nhận biết gan bị nhiễm chất độc bằng mắt thường và chỉ có các xét nghiệm mới phát hiện được tồn dư kháng sinh, hormon hay độc chất hay không.
Tóm lại, để gan khỏe mạnh và hoạt động tốt, điều quan trọng là cần tìm giải pháp tăng cường khả năng chủ động chống độc, bảo vệ gan trước vô số sự tất công của các loại thực phẩm bẩn và các hóa chất độc hại.
Thuốc bổ không bằng thực phẩm bổ: Top 10 "thực phẩm vàng" bổ thận, tráng dương, ích khí 10 loại thực phẩm sau đây được các chuyên gia Đông y đánh giá là "thực phẩm vàng" bổ thận, chăm sóc sức khỏe, tráng dương, dưỡng khí. Đông y quan niệm rằng, thuốc bổ không bằng thực phẩm bổ. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn thực phẩm trong quá trình ăn uống hàng ngày. Trong các loại thực phẩm...