Những thực phẩm không nên dùng sát giờ ngủ
Giấc ngủ ngon là điều mà ai cũng muốn có sau một ngày dài làm việc. Thế nên, cần chú ý những thực phẩm sau đây nếu như bạn không muốn “thức trọn đêm nay…”, theo trang RD.
Shutterstock
Đồ ăn chiên
Đừng cố giải quyết cảm giác đói bụng bằng cách chạy đến cửa hàng thức ăn nhanh.
Những loại thực phẩm đầy mỡ được tiêu hóa chậm hơn so với protein và carbohydrate, do vậy cơ thể bạn sẽ phải làm việc cật lực hơn vào thời điểm bạn đang buồn ngủ.
Những lý do để tránh thực phẩm cay còn nhiều hơn. Chẳng hạn, chúng có thể kích thích dạ dày và gây ra tình trạng ợ nóng, khiến bạn khó tìm giấc ngủ hơn, theo trang RD.
Video đang HOT
Sự tương tác này cũng tạo điều kiện cho các histamine phóng thích vào cơ thể, và histamine thì lại thúc đẩy sự tỉnh táo.
Cà phê
Không có gì ngạc nhiên ở đây, nhưng bạn cần chú ý cắt giảm hấp thu cà phê trước giờ đi ngủ. Các chuyên gia nói rằng với caffeine, khuyến cáo chung là không được nạp muộn hơn đầu giờ chiều.
Nếu muốn thưởng thức hương vị cà phê với đồ ăn ngọt vào bữa xế, nên chọn loại không có hoặc giảm phân nửa caffeine, theo trang RD.
Chocolate là một nguồn chứa caffeine khác ngoài cà phê. Một ounce (28g) chocolate (khoảng 3 ô vuông) chứa khoảng 23 milligram caffeine, bằng hàm lượng trong 1 tách cà phê.
Kết thúc ngày bằng 1-2 ly rượu vang đỏ có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, nhưng bạn sẽ không có được giấc ngủ ngon. Trên thực tế, khi đặt đầu lên gối, gan của bạn vẫn đang làm việc để đẩy rượu ra khỏi hệ thống cơ thể.
Theo các chuyên gia, giữa gan và tim có một mối liên hệ, và tim đập càng nhanh, bạn càng dễ thức giấc và khó ngủ lại, theo trang RD.
Nước
Trong phần lớn thời gian, tăng cường dưỡng ẩm cho cơ thể là điều được khuyến khích. Nhưng khi đồng hồ nhích đến gần thời gian ngủ, bạn có thể muốn giảm hấp thu chất lỏng để khỏi phải rời khỏi giường để đi toilet.
Theo thanhnien
Nếu khó ngủ, hãy chú ý thức ăn và giờ ăn tối!
Loại thực phẩm bạn ăn và thời gian ăn uống cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của bạn vào ban đêm, theo Naturalnews.
Ảnh: Shutterstock
Hầu hết chúng ta đều biết rằng cafein có thể gây rối cho giấc ngủ. Uống cà phê càng gần giờ ngủ thì càng có nhiều khả năng giấc ngủ bị gián đoạn.
Một nghiên cứu cho thấy đồ uống này có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ ngay cả uống 6 giờ trước khi ngủ.
Ngoài ra, hãy ăn bữa cuối trong ngày trước khi ngủ 2-3 giờ để ngăn chặn các triệu chứng của chứng mất ngủ và ợ nóng vào ban đêm, theo Naturalnews.
"Tốt nhất là tránh ăn các bữa ăn nặng vào ban đêm", bác sĩ Aris Iatridis, chuyên gia về thuốc ngủ tại Piedmont Healthcare (Mỹ), nói.
"Bữa ăn lớn chỉ nên ăn vào giữa ngày. Như vậy, bạn ít có khả năng tích trữ lượng calo dư thừa như chất béo vì cơ thể bạn sẽ có thời gian để đốt cháy chúng và bạn sẽ ít có khả năng bị ợ nóng", theo bá sĩ Aris Iatridis.
Trong một nghiên cứu năm 2016 của Đại học Columbia (Mỹ), các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên hệ giữa giấc ngủ kém và lượng đường và chất béo bão hòa cao hơn.
Theo tác giả chính, tiến sĩ Marie-Pierre St-Onge, việc ăn nhiều carbohydrate tinh chế hơn có thể trì hoãn việc tiết ra một loại hoóc môn được gọi là melatonin, đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ ngủ - thức, theo Naturalnews.
Trong khi tất cả những điều trên có liên quan đến sự gián đoạn giấc ngủ, câu hỏi đặt ra là những gì thực sự có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Lời khuyên bạn thường nghe là hãy uống một ly sữa ấm để ngủ ngon hơn. Mặc dù điều này có thể không có tác động đáng kể đến giấc ngủ, các chuyên gia nghĩ rằng việc này có thể do tâm lý.
Naomi Rogers, chuyên gia về giấc ngủ và là giáo sư tại Đại học Sydney (Úc), cho biết: "Bộ não và sinh lý học của chúng ta cũng giống như thói quen và khả năng dự báo. Vì vậy, nếu ai đó có thói quen mỗi đêm nói chuyện, xem tin tức muộn, thì khi uống một ly sữa ấm, đánh răng và ngủ thì não và sinh lý của chúng ta nhận ra hành vi này như một phần của quá trình chuẩn bị cho giấc ngủ và đáp ứng cho phù hợp, làm dễ ngủ hơn khi chúng ta nằm xuống", theo Naturalnews.
Theo thanhnien
Những người nên hạn chế ăn tỏi Tỏi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Ngoài việc thúc đẩy tiêu hóa và khử trùng, tỏi còn giúp cơ thể điều chỉnh lipid máu, giảm cholesterol, chống đông máu, ức chế tế bào ung thư, giảm lượng đường trong máu, bảo vệ gan, tăng cường miễn dịch,... song không phải ai cũng có thể ăn tỏi, nhất là...