Những thực phẩm không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn
Trẻ dưới 1 tuổi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nên các cơ quan trong cơ thể còn khá non nớt. Do đó, dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi rất quan trọng
Cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con cần phải đảm bảo an toàn cho phù hợp với hệ tiêu hóa sức khỏe của trẻ. Theo thống kê thì có những thực phẩm cấm kỵ đối với những trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn. Vậy đó là những thực phẩm nào?
Dưới 1 tuổi trẻ chỉ nên uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sữa tươi hay ngay cả sữa đậu nành đều có chứa loại đạm mà cơ quan tiêu hóa của trẻ chưa có khả năng hấp thụ. Bên cạnh đó, những khoáng chất trong các loại sữa này còn làm ảnh hưởng đến cơ quan thận cong non yếu của bé.
Trong mật ong có chữa vi khuẩn Closdiytrium botulinum. Sau khi vào cơ thể của bé, vi khuẩn này sẽ sống và phát triển trong đường ruột, gây ra chứng botunism- chứng này làm yếu các cơ khiến bé khóc yếu, khó bú, khó nuốt, táo bón…
Thức ăn gia cầm có chứa nhiều thuốc trụ sinh và tăng trưởng. Do đó, trứnggà trứng vịt cũng chứa những chất này. Hiện nay số trẻ em trên thế giới dị ứng với trứng gà đang ngày càng tăng. Bé có thể bị dị ứng trầm trọng dẫn đến ngạt thở và chết. Hãy đợi bé được 1 tuổi, cho bé ăn thử một miếng trứng nhỏ và quan sát phản ứng xem bé có bị dị ứng hoặc khó tiêu hay không.
Đồ hải sản
Hàm lượng thủy ngân trong hải sản tuy vô hại với người lớn nhưng lại quá cao với trẻ em dưới 1 tuổi. Nhiều trẻ sơ sinh hiện nay bị dị ứng với đồ hải sản. Tiếp xúc quá sớm, phản ứng quá mạnh có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bé.
Hoa quả có vị chua
Video đang HOT
Cam, bưởi, dâu, việt quất, phúc bồn tử…là những loại hoa quả làm nồng độ axit trong dạ dày của bé cao hơn bình thường, gây khó chịu, buồn nôn..Bé còn có thể bị nổi mẩn đỏ ở các vùng da xung quanh bẹn, lưng, mặt…Ngoài ra, bạn không nên cho trẻ ăn nho vì vỏ nho rất khó tiêu hóa, còn quả nho rất dễ gây ngạt nếu bé chẳng may nuốt cả quả.
Các loại gia vị
Vị giác của bé trong thời gian dưới 12 tháng tuổi chưa thể cảm nhận được đầy đủ các hương vị. Hãy để các bé được nếm thức ăn theo đúng hương vị nguyên bản. Đồ ăn quá măn, chua, cay…sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh cũng như khả năng cảm nhận hương vị sau này của bé.
Các loại đậu và hạt
Đậu phộng ngày nay đa số đều đã biến đổi gien, trẻ vốn nhạy cảm nên dễ bị dị ứng. Khi ăn đậu và các loại hạt như hạt điều, hạt hạnh nhân, nguy cơ bé bị hóc, ngạt thở, thậm chí tử vong sẽ cao hơn.
Nước
Trong sữa đã có đủ lượng nước trẻ cần. Cho trẻ uống thêm quá nhiều nước sẽ khiến cơ thể phải “nhả” sodium để cân bằng lại lượng nước thừa. Mất sodium ảnh hưởng tới duej phát triển của não và có thế gây co giật.
Vitamin
Trẻ dưới 1 tuổi, không cần thêm một chất bổ sung nào trừ Vitamin D dạng lỏng theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong sữa mẹ có vitamin D nhưng không đủ nên cần bổ sung cho bé 1ml mỗi ngày. Khi con được 1 tuổi ngừng bổ sung vitamin D dạng lỏng và bất cứ dưỡng chất nào khác nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
Theo www.phunutoday.vn
9 loại thực phẩm bổ nhưng sẽ là 'chất độc' nếu ăn sống
Khoai tây, súp lơ xanh, ô liu hay trứng đều là những loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng rất dễ phản tác dụng nếu ăn tái hay sống.
Khoai tây
Nhiều loại rau củ có thể ăn sống, làm salad rất tốt cho sức khỏe như dưa chuột, cà chua... Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng có tác dụng tích cực như vậy. Một trong số đó là khoai tây. Khoai tây khi nấu chín rất bổ cho sức khỏe nhưng khi ăn sống chúng giống như một loại độc dược, có thể gây ra nhiều tác hại với sức khỏe như đau đầu, buồn nôn hay các bệnh đường tiêu hóa do có chứa chất độc solanin. Bởi vậy, tốt nhất là bạn nên luộc, nướng hoặc hầm khoai tây.
Các loại đậu
Đậu cũng rất tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều chất đạm và chất chống oxy hóa. Nhưng đậu chỉ tốt khi được chế biến đúng cách như luộc hay hầm mà thôi còn bạn tuyệt đối không nên ăn sống chúng. Khi chưa nấu chín, chúng chứa chất saponin ở lớp ngoài và hemagglutinin có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn...
Mật ong
Mật ong mà chúng ta sử dụng hằng ngày chủ yếu là loại đã được thanh trùng mà không phải là mật ong tươi tại nguồn. Chúng đã được loại bớt một số chất có hại cho sức khỏe như một loại enzyme gọi là grayanotoxin, có thể gây ra ngộ độc thực phẩm hay chóng mặt cho người dùng.
Sữa tươi
Cũng giống như mật ong, phần lớn sữa tươi được tiêu thụ hiện nay là sữa tươi tiệt trùng hoặc đã qua xử lý đun sôi. Tuy nhiên nhiều người vẫn cho rằng sữa tươi tại nguồn ngay sau khi vắt là bổ dưỡng và ngon nhất. Đây thực ra là một quan niệm sai lầm bởi lẽ sữa tươi có chứa nhiều vi khuẩn độc hại cho thể, một trong số đó là E. coli gây tiêu chảy hay salmonella...
Súp lơ xanh
Đây là loại thực phẩm đầu bảng có tác dụng chống ung thư rất tốt, ngoài ra cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nói chung. Do đó, chúng rất được các bà nội trợ ưa chuộng đưa vào các bữa ăn. Tuy nhiên, không như nhiều người nghĩ rằng ăn sống súp lơ xanh sẽ giúp bảo toàn tất cả dưỡng chất mà ngược lại, chúng có thể gây ra các triệu chứng về đường tiêu hóa. Hãy nấu chín súp lơ xanh bằng cách hấp hoặc xào để đảm bảo an toàn.
Quả ô liu
Quả ô liu được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và độc đáo của chúng, đặc biệt là khi kết hợp với các món ăn Tây. Ôliu thường được chế biến và ngâm sẵn vì ăn tươi loại quả này sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Một trong các "thủ phạm" là chất oleuropein có trong ô liu.
Nấm
Nấm rất phổ biến trong nấu ăn, với tất cả các nền ẩm thực từ châu Á - châu Âu đến châu Mỹ... Chúng được nấu và kết hợp với nhiều món ăn khác nhau. Nhưng chúng chỉ an toàn khi nấu chín chứ bạn tuyệt đối không nên ăn nấm khi chưa chín, ngay cả khi bỏ vào lẩu thì bạn cũng phải đảm bảo rằng nấm đã chín hoàn toàn. Trong tất cả các loại nấm đều có thể chứa các loại vi khuẩn gây hại cho đường tiêu hóa và có nguy cơ gây ra vấn đề ngộ độc thực phẩm.
Thịt lợn
Không giống thịt bò có thể ăn tái hoặc gần như sống, thịt lợn lại là loại thực phẩm hoàn toàn không nên ăn sống (như cho vào các món salad hoặc luộc tái). Đây là một thói quen không lành mạnh bởi thịt lợn sống có thể chứa các loại vi khuẩn, ký sinh trùng như sán dây, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Trứng
Nhiều người vẫn có thói quen ăn trứng sống trong một số món ăn trộn. Nhưng nếu bạn vẫn đang thường xuyên làm vậy thì cần từ bỏ ngay bởi lòng đỏ trứng sống có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng với sức khỏe con người bởi có chứa salmonella và các vi khuẩn khác, có thể gây ra một số bệnh. Bởi vậy, tốt nhất là bạn nên luộc hoặc hấp chín trứng trước khi ăn.
Theo Boldsky
6 điều cần lưu ý khi uống sữa đậu nành để cơ thể luôn khỏe mạnh Sữa đậu nành là thực phẩm giàu protein, tuy nhiên có một số lưu ý cần tránh khi uống sữa đậu nành mà bạn nên để tâm để tránh gây hại cho cơ thể. 1. Không chế biến chung sữa đậu nành với trứng Một quan niệm sai lầm rằng đánh chung sữa đậu nành với trứng có thể tăng cường dinh dưỡng,...