Những thực phẩm dù tốt cũng không nên ăn quá nhiều
Nước, quả bơ, cà rốt, củ dền, rong biển và các sản phẩm làm từ đậu nành là những thực phẩm bạn không nên ăn nhiều để tránh làm hại bản thân.
Cà rốt: Cà rốt chứa nhiều beta-carotene, chuyển hoá thành vitamin A khi vào cơ thể. Ăn quá nhiều cà rốt khiến cơ thể thừa vitamin A có thể gây ra bệnh vàng da.
Nước: Uống quá nhiều nước làm mất cân bằng điện giải, hạ mức natri trong cơ thể xuống thấp và khiến thận hoạt động quá tải. Trong một số trường hợp, quá nhiều nước tích tụ trong cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên hộp sọ, rất nguy hiểm. Vì vậy, mặc dù nước rất cần thiết nhưng bạn cũng cần tránh uống quá nhiều.
Quả bơ: Bơ chứa nhiều chất xơ và vitamin giúp giảm cholesterol xấu và duy trì các tác chất béo không bão hoà đơn. Tuy vậy, ăn quá nhiều bơ sẽ gây ra các vấn đề tắc nghẽn động mạch.
Củ dền: Củ dền là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Nó cũng chứa nhiều oxit nitric mà cơ thể cần để chuyển hoá thành nitrat, có tác dụng giảm huyết áp. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, những chất này sẽ chuyển hoá thành nitrosamine, làm tăng khả năng mắc nhiều bệnh. Do đó, củ dền cũng là thực phẩm bạn không nên tiêu thụ quá nhiều.
Video đang HOT
Rong biển: Rong biển giàu vitamin B12, I ốt và chất xơ rất tốt cho sức khoẻ. Nhưng thực phẩm này cũng chứa một lượng kim loại nặng, ăn nhiều có thể gây tăng cân và các vấn đề về tuyến giáp.
Đậu nành: Trong đậu nành có vô số chất dinh dưỡng như vitamin B, chất xơ, kali, magie và 9 loại axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể. Nhưng dùng nhiều các sản phẩm được làm từ đậu nành có thể gây ảnh hưởng tới hormone, tăng nguy cơ mắc suy giáp ở phụ nữ.
Hạt chia: Hạt chia được coi là “siêu thực phẩm” vì hàm lượng omega-3 rất cao. Tuy nhiên, oemga-3 trong loại hạt này lại khó hấp thụ hơn so với một số loại cá biển. Mặt khác, 100 gr hạt chia chứa tới 500 calo. Chính vì vậy, nếu muốn giữ sức khoẻ, bạn nên tránh sử dụng nhiều thực phẩm này.
Gan rất dễ bị tổn thương do làm việc quá tải: Chuyên gia mách 4 thực phẩm bổ gan, giúp gan thải độc
Gan đảm nhiệm khoảng 500 vai trò khác nhau trong toàn bộ hệ thống tạo nên sự sống. Đây cũng là một bộ phận cần được quan tâm chăm sóc và bảo vệ đặc biệt để có cuộc sống khỏe mạnh.
Chức năng âm thầm
Theo Tiến sĩ, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Vinh Quốc cố vấn chuyên môn Trung tâm chăm sóc sức khỏe Sen Việt, Hà Nội chia sẻ, gan là một trong những bộ phận quan trọng trong bộ máy tiêu hóa và là một cơ quan không thể thiếu trong cơ thể.
Gan được bao bọc chung quanh bởi vỏ bên ngoài chứa đựng nhiều dây thần kinh Gibson với một cơ cấu và hệ mạch phức tạp. Gan được xem là một cơ quan kỳ diệu của cơ thể.
Gan - một lá chắn của cơ thể có tác dụng ngăn chặn các chất độc xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, đồng thời làm giảm độc tính và thải trừ một số chất cặn bã do chuyển hóa chất trong cơ thể tạo nên.
Khả năng chống độc của gan thể hiện qua các phản ứng hóa học để biến các chất độc hại thành các chất không độc hoặc ít độc hơn rồi đào thải qua đường thận. Các phản ứng hóa học bao gồm: phản ứng tạo ure, phản ứng liên hợp và phản ứng oxy hóa khử.
Chức năng của gan trong cơ thể
Ngoài ra, gan còn cố định và thải trừ một số kim loại nặng, các chất màu đến gan sẽ bị giữ lại không biến đổi gì và đào thải ra ngoài qua đường mật.
Tuy có nhiều dây thần kinh bao bọc nhưng tế bào gan không có dây thần kinh cảm giác, nên nếu gan bị tổn thương, bệnh thường không gây ra một triệu chứng nào cả. Chỉ trừ trong trường hợp, khi gan bị " sưng phồng" lên, vỏ Gibson sẽ bị kéo căng ra, gây ra những cơn đau "tưng tức" hoặc khó chịu ở vùng bụng người bệnh mới cảm nhận được gan đang "kêu cứu".
Gan cũng là cơ quan dễ bị rối loạn và dễ "mắc bệnh" nhiều nhất do phải làm việc quá sức khi ta đưa vào cơ thể nhiều chất độc hại.
Những bữa ăn thiếu sự cân bằng với lượng dư lipid (dầu, mỡ...), những món ăn kém vệ sinh, thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá..., lao động quá sức, việc sử dụng các thuốc như thuốc kháng lao, kháng virus, quá liều paracetamol... là những yếu tố nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của lá gan, gây suy giảm chức năng gan.
4 thực phẩm tốt cho gan
Để cải thiện và hỗ trợ chức năng gan có rất nhiều phương pháp nhưng một trong số đó bạn có thể nghĩ tới là hãy chọn những loại thực phẩm có lợi giúp cho gan khỏe mạnh.
Theo TS Quốc, những thực phẩm có lợi cho gan được chia thành 2 nhóm, thứ nhất là nhóm kích thích quá trình khử độc cho gan và nhóm thứ 2 là những thực phẩm giàu các chất chống oxy hóa (antioxidants) nhờ vậy có tác dụng bảo vệ gan khi tiếp xúc với các độc tố cũng như khi gan thực hiện chức năng khử độc.
Sau đây là một số loại thực phẩm giúp cho gan khỏe mạnh.
Các thực phẩm tốt cho gan
Thứ nhất, bông cải xanh, bông cải trắng, bắp cải... Những thực phẩm này hỗ trợ rất tốt trong việc giải độc gan, có khả năng trung hòa một số độc tố chẳng hạn như nitrosamines có trong khói thuốc và aflatoxin có trong đậu phộng. Ngoài ra những loài thực phẩm này còn có chứa glucosinolates giúp cho gan sản xuất ra những loại enzymes mà gan cần cho tiến trình khử độc.
Thứ hai, tỏi có chứa alliin khi được sử dụng sẽ biến đổi thành allicin, đây là một hợp chất Sulphur mà gan cần thiết để tiến hành khử độc. Tỏi giúp gan đào thải bớt những độc tố như thủy ngân, các phụ gia thực phẩm có độc tính....
Thứ ba, củ dền có chứa Choline vừa có hiệu quả trong việc bài trừ độc tố ở gan vừa giúp cho toàn bộ hệ thống cơ thể được loại bỏ độc tố, ngoài ra trong củ dền còn chứa sắc tố betacyanin nhờ đó mà chức năng gan sẽ hoạt động tốt hơn, để nhanh chóng loại bỏ các độc tố , chống lại sự hình thành các lớp mỡ, vì vậy ngoài có lợi cho gan củ dền còn giúp giảm cân hiệu quả.
Thứ tư, Atiso có chứa hoạt chất cynarin, muối khoáng và sesquiterpen đây là chất cần thiết giúp kích thích tái tạo tế bào gan, ngoài ra còn tăng bài tiết mật giúp tiêu hóa tốt hơn. Chính vì vậy atiso được xem là một trong những thực phẩm cực tốt giúp bảo vệ gan, hỗ trợ tiêu hóa cho cơ thể.
Ngoài ra, TS Quốc cho biết những trái cây giàu chất kháng oxy hóa như mận, trái mâm xôi, dâu tây, cam, bưởi ruột đỏ, chuối, táo, lê... rất giàu các chất antioxidants, các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ gan giúp gan khỏe mạnh hơn tránh được những tổn thương từ các độc tố.
5 nguyên tắc "sống còn" để người bệnh huyết áp không đột quỵ khi trời lạnh Các nhà nghiên cứu cho rằng nhiệt độ thay đổi lạnh đột ngột khiến nguy cơ máu đông và tắc nghẽn động mạch tăng cao, trong khoảng thời gian 24h có thể tăng nguy cơ đột quỵ lên cao. Điều chỉnh chế độ ăn uống Chế độ ăn quá mặn, ăn nhiều chất béo gây tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch là...