Những thực phẩm đại kỵ ngày Tết để cả năm may mắn, phát tài
Trong dịp Tết Nguyên đán, ngoài việc kiêng kỵ trong hành động, trang phục…, một số thực phẩm cũng cần được kiêng kỵ.
Theo chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển, Viện Nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, việc kiêng kỵ khiến chúng ta cảm thấy an tâm và phần nào tránh được tai ương. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán, ngoài việc kiêng kỵ trong hành động, trang phục… thực phẩm cũng cần được chú ý.
Theo quan niệm dân gian, nếu ăn những món ăn sau trong những ngày đầu năm mới sẽ khiến gia chủ cảm thấy không thoải mái, vì lo sợ có thể gặp phải vận rủi.
Nhiều người sợ rằng món ăn này sẽ gặp vận xui nếu ăn vào những ngày đầu tháng, tết, rằm…, dù rằng đây là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất và có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.
Cá mè
Từ xưa, nhiều nơi đã có suy nghĩ về cá mè theo nghĩa “mè nheo”. Loại cá này còn khá tanh và nhiều xương, nên người ta cho rằng, ăn cá mè đầu năm thì cả năm sẽ bị đen đủi. Mùng 1, 2, 3 tết nếu ăn cá mè thì cả năm sẽ gặp nhiều chuyện buồn, mè nheo suốt năm.
Thịt chó
Không chỉ Tết Nguyên đán mà các dịp khác như ngày rằm, ngày đầu tháng… hầu hết các gia đình đều không ăn thịt chó. Dù thịt chó là thực phẩm giàu đạm, đây lại là món ăn tượng trưng cho sự xui xẻo mà nhiều người tránh xa trong dịp Tết.
Cùng với mực, thịt chó, thịt vịt cũng là biểu tượng cho sự đen đủi trong những ngày đầu năm mới. Thường đầu năm hoặc đầu tháng, mọi người thường kiêng sử dụng món ăn này trong bữa ăn của gia đình mình.
Video đang HOT
Sầu riêng là món ăn thơm ngon bổ dưỡng, nhưng lại rất kỵ ăn vào ngày đầu năm, vì nhiều người sợ ăn vào sẽ gặp nhiều chuyện buồn, khiến cả năm u sầu, đau khổ.
Trứng vịt lộn là một thực phẩm thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, vào dịp đầu năm mới hoặc đầu tháng, ăn trứng vịt lộn sẽ đem lại những điều xui xẻo, không thuận buồm xuôi gió.
Những món ăn Tết bị kiêng kị theo quan niệm của người Việt
Nhiều món ăn Tết từ thịt chó, xôi trắng, cá mè, trứng vịt lộn ...được ưa chuộng hàng ngày lại bị kiêng kị trong ngày đầu năm mới theo quan niệm truyền thống của cha ông từ xưa.
Bên cạnh những món ăn Tết truyền thống không thể thiếu trong ngày đầu năm như bánh chưng xanh, giò, gà luộc..., có nhiều món ăn ngon hằng ngày lại bị "cấm cửa" vì bị cho là "kém may mắn".
Thịt chó
Thịt chó là thức ăn giàu chất dinh dưỡng và là món "khoái khẩu" của nhiều người. Thậm chí, thịt chó coi được coi là "quốc hồn quốc túy", là nét ẩm thực riêng có của người Việt Nam.
Thịt chó là món ăn Tết bị kiêng kị trong ngày Tết
Thế nhưng, người ta quan niệm rằng ăn thịt chó vào đầu năm hay đầu tháng thì cả năm, cả tháng đó sẽ xui xẻo, không may mắn. Tuy vậy, thịt chó lại được coi là món giải xui nếu ăn vào cuối tháng.
Thịt vịt
Thịt vịt là món ăn kiêng kỵ vào dịp đầu tháng và đầu năm của người miền Bắc và miền Trung. Món ăn này bị xem là không tốt, kém may mắn, nhất là vào dịp đầu năm.
Thịt vịt là món ăn Tết kém may mắn, gây chia rẽ
Người ta cho rằng, nếu ăn thịt vịt sẽ đen đủi, "tan đàn, xẻ nghé". Thay vì sử dụng thịt vịt, người ta dùng thịt gà với ý nghĩa cát tường hơn. Giống như thịt chó, vào những ngày cuối tháng, món thịt vịt lại được xem là món ăn "giải đen".
Trứng vịt lộn
Món trứng vịt lộn ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, quan niệm của người miền Trung và miền Bắc rất kiêng ăn trứng vịt lộn đầu tháng, đầu năm.
Trứng vịt lộn là món ăn Tết kém may mắn
Họ quan niệm rằng, nếu ăn trứng vịt lộn vào đầu tháng, đầu năm thì cả tháng, cả năm sẽ không được may mắn. Mọi thứ đều xảy ra trái với ý mình.
Mực
Mực cũng là loại thực phẩm có trong danh sách "đen" của cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Nguyên nhân của điều này xuất phát từ quan niệm "đen như mực" của ông cha ta từ nhiều năm trước.
Mực là món ăn Tết lọt vào danh sách "đen"
Theo quan niệm, nếu ăn mực vào đầu năm thì cả năm sẽ đen đủi, ăn mực đầu tháng sẽ không may mắn. Thậm chí, nhiều bậc cha mẹ còn không cho con ăn mực trước ngày thi. Nhiều người kị ăn mực khi đi xa vì có công việc quan trọng.
Tôm
Nếu người miền Bắc không kiêng kỵ tôm vào ngày Tết thì người miền Nam lại rất ít sử dụng món ăn này. Người miền Nam cho rằng tôm đầu to và đi giật lùi, nếu ăn tôm vào đầu năm sẽ khó "đầu xuôi, đuôi lọt". Mọi việc trong năm mới sẽ không thể thuận buồm xuôi gió, không thăng tiến và phát tài phát lộc được.
Ăn món ăn Tết từ tôm sẽ không "đầu xuôi đuôi lọt"
Cá mè
Người miền Bắc và miền Trung đều kiêng ăn cá mè đầu năm. Nhiều người cho rằng nguyên nhân là do chữ "mè" đi theo với chữ "mè nheo".Hơn nữa, cá mè còn tanh và nhiều xương hơn các loại cá khác. Có lẽ vì thế, họ quan niệm loài cá này sẽ mang đến một năm đen đủi. Nhất là với người miền Trung, họ cho rằng ăn cá mè đầu năm thì cả năm sẽ bị "hãm tài".
Món ăn Tết từ cá mè không xuất hiện trong mâm cỗ đầu năm
Chuối
Với người miền Bắc, chuối là loại quả không thể thiếu trên mâm ngũ quả thì với người miền Nam lại tránh ăn chuối những ngày đầu năm do sợ ảnh hưởng đến việc thăng tiến. Nguyên nhân là do chữ "chuối" nói lái đi sẽ thành "chúi" theo giọng miền Nam nghĩa là không thể ngẩng lên được. Cũng có người theo sách nho bảo " tiền đàng bất khả thụ ba tiêu " (Trước nhà thì không được trồng chuối). Và trái chuối cũng mang hình tượng không đẹp.
Chuối là món ăn Tết nói lái thành "chúi"
Đu đủ
Người miền Bắc hoặc miền Nam đều quan niệm đu đủ là thứ không thể thiếu trong mâm ngũ quả, mang đến một năm đầy đủ, sung túc. Tuy nhiên, người miềnTrung lại kiêng ăn quả này. Họ coi trọng nguyên tắc liên tưởng theo ngữ nghĩa của tên gọi, nên cũng tránh những loại quả có tên "xui xẻo". Theo đó, không chọn quả đu đủ vì tên gọi này phát âm giọng miền Trung nghe gần như "thù đủ" với ý nghĩa không cát tường. Điều tương tự cũng diễn ra với quả lê và cam khi gọi lái thành "lê lết" và " cam chịu". Vì cái lẽ "quýt làm cam chịu", mà trái cam không được bày biện trên mâm ngũ quả vào dịp Tết ở miền Nam.
Đu đủ là món ăn Tết nói lái thành "thù đủ"
Bên cạnh kiêng nhiều món ăn, người Việt còn kiêng cho lửa, nước do quan niệm cho đi may mắn; tránh nói giông hoặc nói xui như: "Chết rồi!", "Tiêu rồi!", kiêng làm vỡ bát đĩa, cãi vã; quét nhà... trong "3ngày Tết, 7 ngày Xuân", Những kiêng cử này tựu trung đều phản ánh mong ước về một cuộc sống êm đềm, sung túc, may mắn cho cả năm. Ngày nay, dù khoa học công nghệ phát triển, quan niệm "Có thờ có thiêng - Có kiêng có lành" trong món ăn Tết vẫn tồn tại như một nét văn hóa tinh thần trong tâm hồn người Việt.
Lẩu - món ngon của mùa đông Nếu hỏi bạn sẽ chọn món gì cho thực đơn liên hoan, tụ tập bạn bè vào những ngày mùa đông giá rét này, tôi đảm bảo 90% dân ăn nhậu sẽ chọn món lẩu. Thật không gì thú bằng việc ngồi quây quần, vừa xì xụp vừa trò chuyện quanh nồi lẩu nóng hổi, bốc khói nghi ngút. Một nồi lẩu bao...