Những thực phẩm có thể trữ đông cả tháng trời
Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp gia đình bạn vừa không lãng phí đồ ăn vừa có thể tiết kiệm được một khoản tiền lớn. Từ giờ trở đi, bạn sẽ không phải băn khoăn về câu hỏi “còn dùng được không?” khi mở tủ lạnh lấy đồ ra nấu.
Theo lý thuyết thì đồ ăn bảo quản trong ngăn đá không bị hư hỏng. Tuy nhiên, độ tươi ngon của đồ ăn tuỳ thuộc vào khoảng thời gian lưu trữ trong ngăn đá. Có những loại thịt có thể để trong ngăn đá cả năm trời vẫn sử dụng được nhưng một số loại chỉ vài tuần hoặc vài tháng.
Nhiệt độ bảo quản đồ ăn trong ngăn đá lý tưởng nhất là 0 độ F (khoảng -18 độ C). Tốt nhất nên để đồ ăn trong túi hút chân không.
Dưới đây là bảng thời gian bảo quản đồ ăn trong ngăn đá mà các bà nội trợ nên nắm rõ:
Các loại thịt
Sườn lợn hay thịt lợn dính sườn: 4 – 6 tháng.
Thịt lợn nướng: 4 – 12 tháng.
Thăn bò: 6 – 12 tháng.
Sườn bò: 4 – 6 tháng.
Thịt bò nướng: 12 tháng.
Gà nguyên con: 12 tháng.
Gà chia phần: 9 tháng.
Gà nướng: 4 tháng.
Gà tẩm bột chiên: 1 – 3 tháng.
Thịt lợn xay: 3 – 4 tháng.
Lòng phèo, tim gan: 3 – 4 tháng.
Thịt hươu, thịt nai: 3 – 4 tháng.
Thịt lợn muối xông khói: 1 tháng.
Video đang HOT
Thịt giăm bông: 2 tháng.
Xúc xích: 1 – 2 tháng.
Các món thịt nướng ướp gia vị: 4 – 6 tháng.
Hải sản
Thịt cá lọc xương: 6 tháng.
Cá béo (các loại cá có chứa dầu như cá hồi): 2 – 3 tháng.
Cá đã nấu chín: 4 – 6 tháng.
Cá xông khói: 2 tháng.
Hải sản có vỏ (ngêu, sò, ốc): 2 – 3 tháng.
Tôm hùm: 12 tháng.
Cua: 10 tháng.
Tôm tươi, sò điệp: 3 – 6 tháng.
Mực: 3 – 6 tháng.
Hàu tươi: 2 – 3 tháng.
Đồ hộp đã mở: 2 tháng.
Hoa quả và rau củ
Các loại quả mọng nước (cam, quýt): 3 tháng.
Các loại quả khác: 9 – 12 tháng.
Các loại hạt: 3 tháng.
Các loại rau: 8 – 12 tháng.
Đồ uống
Sữa: 3 – 6 tháng.
Nước hoa quả (tự làm): 6 tháng.
Nước hoa quả (nhà máy sản xuất): 12 tháng.
Sữa chua: 1 – 2 tháng.
Các loại đồ ăn khác
Cơm: 3 tháng.
Mỳ ý đã nấu: 3 tháng.
Pizza: 1 – 2 tháng.
Bơ: 6 – 9 tháng.
Trứng chưa chế biến: 1 tháng.
Bánh mì: 2 – 3 tháng.
Bánh quy: 6 – 8 tháng.
Theo www.phunutoday.vn
Những kiến thức cơ bản về an toàn khi sử dụng điện vào mùa hè
Vào hè với nhiều đợt nắng nóng kéo dài cùng nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ do chập điện do quá tải đường dây. Những kiến thức cơ bản về an toàn điện sau sẽ đảm bảo sử dụng điện hiệu quả, an toàn và tiết kiệm trong mùa nắng nóng
Nguy cơ chập cháy điện vào mùa hè
Thời tiết những ngày gần đây oi bức với nền nhiệt trung bình từ 35 - 38 độ C, nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt với các thiết bị làm mát công suất lớn, tiêu thụ điện cao như điều hoà, quạt máy, máy làm kem, đá... tăng đột biến từ 30 - 50%, có khả năng chập cháy cao khi quá tải. Bên cạnh đó, hệ thống đường dây tải điện tại nhiều khu vực chồng chéo, xuống cấp, ý thức của người dân trong việc đảm bảo an toàn lưới điện vẫn chưa cao nên nguy cơ cháy nổ rất dễ xảy ra.
Theo khảo sát, tại một số khu dân cư, khu tập thể cũ như tập thể nhà máy phân đạm hoá chất Hà Bắc, khu chung cư Đồng Cửa... được xây dựng từ những năm 70, 80 thập kỷ trước đã xuống cấp với những đường điện cũ kỹ, chằng chịt, kém chất lượng.
Ngoài ra tại các khu chợ trên địa bàn, đặc biệt tại các quầy hàng quần áo, vải vóc, vàng mã - những mặt hàng dễ bắt cháy san sát, các chủ quầy hàng thường móc nối thêm đường điện để treo quạt, bóng điện tránh nóng, khi được hỏi về an toàn điện và nguy cơ cháy nổ, nhiều chủ hàng thản nhiên cho hay việc làm này đã tồn tại từ lâu và chưa hề có tai nạn đáng tiếc xảy ra, cứ "cẩn thận" là không sao hết.
Những kiến thức cơ bản về an toàn khi sử dụng điện
Dùng đồ điện trong nhà tắm
Những ổ cắm điện trong nhà tắm theo tiêu chuẩn sẽ phải được đặt ở vị trí cao, cách xa nguồn nước để đảm bảo an toàn.
Mối nguy đến từ bóng đèn điện
Chỉ cần một đoạn mạch bị nối sai, nhiệt độ bóng đèn có thể tăng rất nhanh, gây nổ, chập điện hoặc hỏa hoạn. Ngoài ra, cũng giống như mọi thiết bị điện, nguy cơ giật khi thay bóng đèn cũng không phải là nhỏ. Nên nhớ, đừng bao giờ thay bóng đèn hoặc bật đèn khi tay ướt.
Sử dụng dây điện và đồ điện quá... rẻ tiền
Thứ quan trọng nhất để đảm bảo an toàn điện chính là chất lượng của dây điện. Có điều vì ham rẻ, nhiều người đã lựa chọn dây quá rẻ tiền, từ những nơi có chất lượng không đảm bảo.
Việc sử dụng dây điện kém chất lượng có thể tăng nguy cơ rò điện, chập điện, gây đoản mạch. Hậu quả nhẹ thì khiến các thiết bị điện khác cũng hỏng, nặng thì gây cháy nổ, thậm chí là thiệt hại về người. Tương tự như vậy, các thiết bị điện kém chất lượng sẽ không đảm bảo an toàn, làm tăng nguy cơ tai nạn điện.
Dùng đồ điện khi tay ướt
Trên thực tế, nguy cơ bị giật điện sẽ thấp hơn rất nhiều nếu bạn dùng tay khô, vì bản thân cơ thể người đã có điện trở tương đối lớn. Nhưng nếu tay bạn ướt thì khác, vì nước lúc này mới là vật dẫn điện.
Dập lửa điện bằng nước
Dù chuẩn bị kỹ đến đâu, nguy cơ chập điện gây cháy nổ vẫn có thể xảy ra. Nếu tình huống như vậy có xảy ra, thứ duy nhất được dùng là bình cứu hỏa. Trong trường hợp không có bình, hãy ngắt aptomat điện của cả nhà rồi nhanh chóng gọi cứu hỏa.
Bọc dây điện sai cách
Việc cuốn dây quá nặng có thể khiến lõi dây không thể thoát nhiệt, gây quá tải nhiệt và chập điện. Hơn nữa, các loại dây điện chất lượng tốt vốn có vỏ cao su cách điện rất tốt, nên việc cuốn thêm băng dính cách điện là hoàn toàn không cần thiết. Tương tự như vậy, cũng cần đảm bảo không gian cho các thiết bị điện như máy tính, TV... giúp chúng thoát nhiệt nhanh, tránh quá tải điện.
Theo www.phunutoday.vn
Cách bóc vỏ tôm nhanh trong chớp mắt Bóc vỏ tôm nhanh khi cho vào tủ lạnh không phải ai cũng biết. Chỉ với 15 phút, bạn có thể dễ dàng chế biến mà không đau tay. Ảnh minh họa Khi mua tôm tươi về để làm các món nhưng việc bóc vỏ tôm khiến bạn ái ngại vì khó và lâu, hãy làm theo cách của chị Nguyễn Hà Nhi...