Những thực phẩm có độc tố từ tự nhiên
Gần đây, tại nhiều địa phương trên cả nước đã xảy ra những vụ ngộ độc từ những thực phẩm có độc tố từ tự nhiên.
Những loại ngộ độc hay gặp ở khoa cấp cứu của các bệnh viện cho dù đã được cảnh báo rất nhiều về độc tính của những loại “thực phẩm” này, đó là củ ấu tầu, thịt cóc và cá nóc.
Củ ấu tầu
Củ ấu tàu, còn gọi là củ gấu tàu, là rễ củ của cây ô đầu Việt Nam.Ô đầu được xếp vào loại thuốc rất độc (bảng A).Độc tố có trong ô đầu là aconitin. Độc tính của aconitin rất mạnh, chỉ cần một liều từ 0,02 – 0,05mg cho 1kg thể trọng là có thể gây tử vong.
Củ ấu tầu.
Trong Đông y, ấu tầu được dùng ngâm rượu để xoa bóp khi bị đau nhức, tê mỏi chân tay. Thường chỉ dùng làm thuốc uống khi đã qua chế biến cẩn thận và được dùng với liều nhỏ, theo chỉ định và có sự theo dõi thận trọng của thầy thuốc. Tây y dùng làm thuốc ho, chữa chứng ra mồ hôi nhiều.
Nguy cơ bị ngộ độc khi uống rượu ngâm củ ấu tầu (chỉ dùng để xoa bóp), khi dùng quá liều chỉ định của thầy thuốc, khi ăn những thức ăn có củ ấu tầu chế biến chưa đúng cách.
Sau khi ăn, aconitin ngấm rất nhanh qua niêm mạc dạ dày, ruột để vào máu gây nên các triệu chứng như tê miệng lưỡi, nói khó, tê mỏi chân tay, chuột rút, đau đầu, nhìn mờ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nặng hơn có thể liệt cơ hô hấp, loạn nhịp tim và nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong.
Khi có biểu hiện ngộ độc củ ấu tầu, có thể gây nôn nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi xử trí. Tuyệt đối không nên giữ bệnh nhân ở nhà điều trị bằng các thuốc chữa rõ nguồn gốc vì như thế rất nguy hiểm do bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng do liệt cơ hô hấp hoặc loạn nhịp tim.
Thịt cóc
Theo quan niệm dân gian, thịt cóc rất bổ dưỡng, đươc dùng lam thực phẩm bổ dưỡng cho người già; hỗ trợ, tăng cường dinh dưỡng sau ốm dậy; hô trơ điều trị trẻ em suy dinh dưỡng, chán ăn, chậm lớn, còi xương, cam tích, lở ngứa… dưới dạng ruốc, bột hoặc thịt tươi dùng để nấu cháo, làm chả cóc… Tuy nhiên, trong cơ thể cóc có chứa nhiều chất độc trong đó chất độc chủ yếu là bufotoxin. Chất này có rất nhiều trong nhựa, da, gan, trứng cóc nên khi làm thịt cóc, chỉ một lượng nhỏ bufotoxin dính vào thịt, người ăn phải là có thể bị ngộ độc. Các biểu hiện của ngộ độc cóc bao gồm khó chịu, mệt mỏi, đầy bụng, chướng hơi, buồn nôn… nhưng nguy hiểm nhất là rối loạn nhịp tim. Nặng hơn nữa bệnh nhân có thể trụy mạch, tổn thương đa cơ quan và tử vong.
Cơ thể cóc chứa nhiều độc tố.
Video đang HOT
Đề phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do cóc: Tốt nhất và an toàn nhất là không ăn cóc và sản phẩm tự chế biến từ cóc. Nhưng nếu vẫn muốn sử dụng cóc làm thực phẩm thì tuyệt đối không ăn trứng và gan cóc. Trong quá trình chế biến, tuyệt đối không để da cóc, nội tạng cóc, nhựa cóc lẫn vào cơ cóc hay thịt cóc.
Cá nóc
Cá nóc là một loài cá sống nhiều tại vùng biển một số nước như Việt Nam, Nhật Bản… Chất độc chính trong cá nóc là chất tetrodotoxin.Chất này có mặt trong hầu hết các bộ phận của cá nóc nhưng hàm lượng rất cao trong trứng, ruột, gan, phần thịt bụng cá và tetrodotoxin cũng tăng lên gấp nhiều lần vào mùa cá sinh sản. Tetrodotoxin có đặc tính bền vững với nhiệt độ cao nên không bị phân hủy khi nấu chín vì vậy khi ăn cá nóc đã nấu kỹ vẫn có thể bị ngộ độc.
Triệu chứng ngộ độc cá nóc xuất hiện sau khi ăn cá khoảng 2 – 3 giờ, có thể sớm hơn nếu ăn khi dạ dày trống khi đói, ăn một lượng cá lớn có nhiều chất độc hoặc uống kèm rượu bia… Ban đầu, bệnh nhân thấy tê bì miệng, lưỡi, đầu chi, cảm giác kiến bò, dị cảm, buồn nôn, nôn, hoa mắt chóng mặt sau đó xuất hiện đồng tử giãn, yếu cơ, liệt cơ và sẽ tử vong nhanh chóng do chất độc gây liệt cơ hô hấp. Mức độ nặng nhẹ của ngộ độc phụ thuộc lượng độc chất có trong từng loại cá, vào thời điểm ăn cá nóc (cá nóc có nhiều độc tố hơn ở mùa sinh sản), bệnh nhân ăn nhiều hay ít cũng như ăn khi đói, no hoặc có kèm rượu bia hay không.
Cá nóc
Hiện việc điều trị ngộ độc cá nóc vẫn chỉ dừng ở mức xử lý triệu chứng, chưa có chất kháng độc đặc hiệu với tetrodotoxin nên để phòng tránh ngộ độc cá nóc tốt nhất là không nên ăn chúng khi chưa rõ độc tính. Trường hợp không may bị ngộ độc, nên tiến hành các biện pháp sơ cứu như gây nôn sau đó chuyển nhanh bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị tích cực.
Theo Suckhoevadoisong
Dấu hiệu bé thiếu vitamin
Mách mẹ cách quan sát những biểu hiện của trẻ để bổ sung vitamin phù hợp.
Ảnh minh họa: Internet
Vitamin cực kì cần thiết để hỗ trợ con hấp thu tốt và tăng trưởng toàn diện về thể chất, trí tuệ. Vì vậy, khi thiếu một loại vitamin nào đó, cơ thể bé sẽ "biểu tình" bằng những biểu hiện rất dễ dàng để nhận thấy. Mẹ hãy để ý xem con đang thiếu vitamin nào dưới đây nhé!
Vitamin A
Khô mắt là dấu hiệu đặc trưng nhất khi bé bị thiếu vitamin A. Mẹ có thể thấy bé sợ ánh sáng, ít nước mắt; đồng thời da con thô ráp, bong vảy, sần sùi.
Bé thiếu vitamin A thường chậm lớn, mệt mỏi và không chịu chơi. Vì vậy mẹ phải lập tức bổ sung vitamin này cho bé bằng cách cho con bú sữa mẹ, ăn bổ sung và uống vitamin A định kì 6 tháng/lần. Chế độ ăn của bé nên giàu mỡ và bổ sung thêm nhiều loại thức ăn có chứa vitamin A như gấc, đu đủ, rau ngót, trứng, gan,...
Các loại rau xanh rất giầu vitamin. Ảnh minh họa: Internet
Vitamin B1
Nếu bé nhà bạn không tăng cân, nước tiểu ít và hay quấy khóc, chán ăn, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy) thì có thể bé đang thiếu vitamin B1. Đây là vitamin rất cần để tổng hợp ra acetincholin, nếu thiếu sẽ làm tổn thương các chức năng thần kinh của bé.
Vitamin B1 rất dồi dào trong sữa mẹ, sữa bò, trứng, ngũ cốc nguyên cám,... nên mẹ có thể bổ sung những loại thực phẩm này vào thực đơn của con. Mẹ cũng nên lưu ý là vitamin B1 sẽ bị phá hủy khi ở nhiệt độ cao, vì thế không nên nấu rau, ngũ cốc quá chín.
Ngoài ra, khi bé đang thiếu vitamin B1 thì có thể cho con uống hay tiêm vitamin B1 liều cao, sau đó giảm dần theo chỉ định của bác sĩ.
Vitamin B6
Thiếu vitamin B6, bé hay xuất hiện các triệu chứng quấy khóc đêm, người luôn nôn nóng, sốt ruột, ngủ chập chờn, giấc ngủ không sâu, buồn nôn, thậm chí bị chứng phong rút, bị động kinh.
Vitamin B6 có trong nhiều loại rau quả, ngũ cốc,... Tuy nhiên, khi chế biến lượng vitamin B6 thường khó giữ được. Thậm chí ngay cả hoa quả đông lạnh cũng bị giảm khoảng 15% lượng vitamin B6 so với hoa quả tươi. Vì vậy, mẹ có thể cho bé ăn thêm hoa quả tươi (chuối, dưa hấu,...), ăn ngũ cốc nguyên chất. Ngoài ra, mẹ chỉ nên nấu những thực phẩm giàu vitamin B6 cũng nhau. Lý do là vì khi nấu chung với những thực phẩm giàu axit khác như cam, cà chua,... hàm lượng vitamin B6 sẽ bị mất đi phần lớn.
Vitamin B12
Biểu hiện ở bé bị thiếu vitamin B12 là sắc mặt trắng bệch, lông tóc hơi vàng, thần kinh không phấn chấn, không muốn ăn, nôn mửa, tiêu chảy... Khi đó cần cho bé uống vitamin B12 ngay theo hướng dẫn của bác sĩ.
Vitamin C
Bé thiếu vitamin C thường hay kêu đau, mỏi toàn thân, đồng thời dễ bị sún răng, răng vàng, lợi sưng đỏ. Lúc này, mẹ cần cho con uống thêm vitamin C và các loại nước ép, sinh tố từ cam, bơ, cà chua, bưởi,... để bổ sung lượng vitamin còn thiếu.
Vitamin D
Nếu mẹ thấy bé hay bị đổ mồ hôi trộm, đầu mềm, tóc rụng hình vành khăn, răng mọc chậm, lâu biết bò, đi; khi ngủ trẻ hay bị giật mình, bực tức, khó chịu... thì chắc chắn con bị thiếu vitamin D. Sự thiếu hụt vitamin D dẫn đến việc phá huỷ sự trao đổi canxi và phốt pho, dẫn tới bệnh còi xương - biến dạng xương do sự rối loạn các quá trình khoáng hoá các chất của chúng.
Để bổ sung vitamin D, hãy thêm vào thực đơn của bé (hoặc của mẹ nếu bạn đang cho con bú) các thực phẩm như sữa, bơ, gan, dầu gan cá (cá ngừ, cá hồi), lòng đỏ trứng. Đặc biệt khi được phơi nắng vào buổi sáng, da của bé có thể tổng hợp được 90% nhu cầu vitamin D cho một ngày.
Vitamin PP
Bé bị thiếu vitamin PP thường bị tiêu chảy, phân giống như n
hầy mũi hoặc có máu. Ngoài ra bé hay bị viêm miệng và lưỡi, không ngủ được, bị ảo giác, ù tai, giảm trí nhớ,.... Thiếu vitamin PP sẽ cực kì nguy hiểm vì nếu không bổ sung kịp thời, bé có thể tử vong do viêm phổi, viêm thận.
Vitamin PP có trong các nguồn thực phẩm như: thịt, cá, sữa, trứng, rau xanh, ngũ cốc... Tuy nhiên, ở một số ngũ cốc như ngô, vitamin PP ở dạng liên kết khó hấp thu. Vì thế, các bé ăn dặm mà thành phần chủ yếu là ngũ cốc sẽ có nhiều nguy cơ bị thiếu vitamin PP.
Để giải quyết tình trạng này, mẹ hãy cho bé uống vitamin PP theo chỉ định của bác sĩ và bổ sung thêm thực phẩm một cách phong phú vào khẩu phần ăn.
Vitamin K
Tất cả các trường hợp bị chảy máu (chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu ở da, niêm mạc...) ở trẻ cần phải nghĩ ngay tới thiếu vitamin K. Ngoài ra, khi thấy trẻ bỏ bú, quấy khóc, khóc thét, co giật... nhất là trẻ ở lứa tuổi từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi thì mẹ cần đặc biệt lưu ý nguy cơ xuất huyết não mà một trong những căn nguyên hay gặp là do thiếu vitamin K.
Thiếu vitamin K thường xảy ra ở bé sơ sinh (vào khoảng 3 - 5 ngày sau sinh) vì lúc này vi khuẩn đường ruột chưa tổng hợp đủ vitamin K. Nếu thiếu hay không hấp thu được vitamin K ở ruột sẽ làm giảm prothrombin máu và giảm sự tổng hợp proconvertin ở gan.
Thông thường, thai phụ sẽ được uống hoặc tiêm vitamin K trước khi sinh và cho trẻ uống hay tiêm vitamin K ngay sau khi sinh. Đó là cách tốt nhất phòng thiếu vitamin K ở trẻ
Việc bổ sung vitamin cho bé là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy bé có các biểu hiện thiếu vitamin như đã nêu cần đưa trẻ đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ tuyệt đối không được tự ý cho con uống vitamin vì việc này có thể gây ngộ độc cho con. Nên nhớ rằng, ngay cả khi thừa vitamin thì cũng rất không có lợi cho trẻ.
Theo Giadinh
10 loại rau củ quả tuyệt đối không nên ăn cả vỏ Một số loại rau củ quả khi ăn cả vỏ sẽ bị trúng độc, gây khó chịu cho hệ tiêu hóa. Khoai tây. Trong vỏ khoai tây có chứa glycoalkaloids, nếu tích trữ trong cơ thể một số lượng nhất định sẽ khiến cơ thể trúng độc. Vì độc tố phát tác chậm, biểu hiện không rõ ràng nên thường bị xem nhẹ....