Những thực phẩm âm thầm làm tăng huyết áp
Ngoài muối ăn hàng ngày, còn có những thực phẩm khác cũng góp phần gây tăng huyết áp mà nhiều người có thể không biết.
Muối là một nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao. Người ta tin rằng việc giảm muối trong bữa ăn là lựa chọn tốt nhất nếu bạn muốn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Ngoài muối ăn hàng ngày, còn có những thực phẩm khác cũng góp phần gây tăng huyết áp mà nhiều người có thể không biết.
Dưới dây là 10 thực phẩm gây tăng huyết áp bạn nên tránh nhất là khi bạn đang bị huyết áp cao.
1. Bột mì trắng
Bột mì trắng có tính axít và có chỉ số đường huyết cao nghĩa là nó chuyển đổi thành glucose một cách nhanh chóng, dẫn tới phá hủy mức đường huyết bình thường của cơ thể bạn.
2. Dầu thực vật
Việc sử dụng các chất béo tổng hợp và tinh chế (có nhiều trong dầu thực vật) gia tăng xảy ra đồng thời với tăng huyết áp đáng kể ở bệnh nhân. Những người bị huyết áp cao hoặc huyết áp thấp nên tránh ăn dầu thực vật và chuyển sang các loại dầu ô liu hoặc dầu tự nhiên.
Video đang HOT
3. Thịt chế biến
Các loại thịt chế biến như xúc xích, giăm bông, thịt xông khói…là các thực phẩm có thể dẫn đến huyết áp cao. Lý do, là vì nó chứa rất nhiều các chất bảo quản hóa học. Ngoài ra, một số loại như thịt xông khói cũng chứa nhiều chất béo và natri. Những loại chất này là tác nhân gây tăng huyết áp.
4. Thực phẩm đông lạnh
Thực phẩm đông lạnh góp phần làm tăng huyết áp vì nó chứa một lượng natri quá lớn. Lượng natri có trong các thực phẩm đông lạnh cũng có thể sẽ dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nếu bạn ăn nhiều. Vì vậy tốt nhất là phải làm tan thực phẩm trước khi chế biến.
5. Dưa muối
Có rất nhiều natri trong mỗi miếng dưa muối. Vì vậy, dưa muối cũng góp phần làm tăng huyết áp. Ngoài dưa muối, bạn cũng nên tránh các loại đồ muối như dưa chuột muối, cà muối.
6. Đồ chiên rán
Các thực phẩm chiên rán như khoai tây rán, bánh rán là một trong những nhóm thực phẩm làm tăng tối đa huyết áp của bạn. Lí do là vì đồ chiên rán cũng chứa nhiều chất béo và natri – 2 tác nhân góp phần làm tăng huyết áp.
7. Mì sợi
Đây là món ăn được nhiều người ưa thích, nhất là với những người sống độc thân vì có mùi vị thơm ngon và dễ chế biến. Nhưng mì là một trong những loại thực phẩm góp phần làm tăng huyết áp vì nó chứa nhiều natri.
8. Sữa
Các sản phẩm sữa cung cấp cho bạn canxi nên rất tốt cho cơ thể. Nhưng, sữa nguyên chất lại góp phần vào huyết áp cao vì có chứa nhiều chất béo hơn protein.
Theo Trí Thức Trẻ
Cảnh giác với những biến chứng của đái tháo đường
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường diễn ra âm thầm nên người bệnh thường chủ quan không để ý. Chỉ khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện rõ rệt thì mới đi khám bệnh, lúc đó việc điều trị sẽ rất khó khăn và tốn kém.
Theo PGS. TS. Nguyễn Nhược Kim, Trưởng khoa Y học cổ truyền Đại học Y Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, có nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường như: do di truyền, báo động thừa cân ở trẻ em do lối sống ít vận động, ăn uống chưa phù hợp...
Người mắc đái tháo đường rất dễ bị các biến chứng cấp tính: tăng ceton máu, tăng acid lactic, tăng áp lực thẩm thấu và một biến chứng rất nguy hiểm nữa là hạ đường máu cấp tính do dùng sai liều insulin...
Biến chứng đái tháo đường có thể xuất hiện ở cả mạch máu lớn và mạch máu nhỏ. Trong khi đó mạch máu chạy khắp cơ thể, do vậy bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng bởi biến chứng.
Với biến chứng mạn tính, nhiều bộ phận cơ thể sẽ bị tổn thương: viêm nhiễm (lao phổi, viêm thận, nấm, viêm da...), tổn thương mạch máu lớn gây tai biến mạch máu não, biến chứng mạch vành ở tim dẫn đến nhồi máu cơ tim, tại các mạch máu nhỏ ở mắt có thể gây mù lòa.
Người bệnh cần chú ý các dấu hiệu phát hiện biến chứng như cảm giác tê bì bỏng rát ở tay chân (dấu hiệu biến chứng thần kinh), nhìn mờ, giảm thị lực, đau thắt ngực, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu... là phải đi khám ngay.
Cũng theo PGS. TS. Nguyễn Nhược Kim, trong y học cổ truyền, bệnh đái tháo đường được gọi là chứng "tiêu khát". Ngày xưa, khi chưa có các xét nghiệm lâm sàng, người ta dựa trên các triệu chứng: tam đa, nhất thiểu (biểu hiện ăn nhiều, gầy nhiều, tiểu nhiều và cơ thể mệt mỏi) để chẩn đoán bệnh. Và cũng có rất nhiều các dược liệu tự nhiên, gần gũi có tác dụng làm hạ đường máu, giải tỏa mệt mỏi cho người bệnh đại tháo đường.
Những nghiên cứu trên lâm sàng hiện nay cho thấy chính những thảo dược này có tác dụng hạ đường huyết, ngăn ngừa biến chứng. Sử dụng thuốc Tây y kết hợp với Đông y hiện nay đã làm tối ưu hóa việc điều trị và phòng ngừa biến chứng đái tháo đường, hạn chế được các tác dụng phụ của thuốc.
Theo Vnmedia
13 loại trái cây thông dụng chữa bệnh cực hay Trái cây không chỉ ngon mà còn cung cấp dinh dưỡng và bảo vệ cơ thể chúng ta thông qua các đặc tính chữa bệnh hiệu quả vốn có của nó. Ảnh minh họa Trái cây vốn là một loại "thực phẩm hoàn hảo", chúng thu hút các loài động vật tới ăn để giúp phát tán hạt giống đi các nơi. Các...