Những thuận lợi và khó khăn của thị trường bất động sản quý 1 trước “cú sốc” Covid-19
Tình hình BĐS trong quý 1/2020 được đánh giá vô cùng trầm lắng so với cùng kỳ hàng năm. Lượng cung, giao dịch, tỷ lệ hấp thụ ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.
Tuy nhiên, cũng có những điểm thuận lợi của thị trường được hỗ trợ từ phía nhà nước, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Thuận lợi
Nghị định số 25/2020/NĐ-CP đã tháo gỡ một phần các vướng mắc của Luật trong thủ tục dành cho phát triển dự án bất động sản tại các địa phương. Theo đó, việc giao đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu sẽ được triển khai ngay sau khi hoàn thành bồi thường, hỗ trợ tái định cư khu đất thực hiện dự án.
Thông tư số 21/2019/TT-BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư (QCVN 04:2019/BXD) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020. Theo đó, diện tích sử dụng tối thiểu của căn hộ chung cư sẽ không nhỏ hơn 25m2 đối với dự án nhà ở thương mại.
Bộ Tài nguyên & Môi trường đã chính thức có văn bản số 703/BTNMT-TCQLĐĐ gửi Sở Tài nguyên & Môi trường các địa phương hướng dẫn về việc sử dụng đất và việc cấp sổ cho Condotel (giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở: Condotel, Officetel, Hometel…)
Video đang HOT
Bên cạnh đó, ngay khi dịch bệnh bùng phát, Nhànước đã có một số chủ trương, chínhsách nhằm hỗ t rợ Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh. Cụ thể:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch bệnh
Tổng cục Thuế đã có chỉ đạo gia hạn nộp thuế, miễn tiền thuế chậm nộp đối với doanh nghiệp bị thiệt hại do dịch bệnh.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp về thuế và chi ngân sách nhà nước để góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh.
Khó khăn
Các văn bản pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc phát triển các Dự án bất động sản chưa được tổ chức triển khai thực hiện triệt để tại các địa phương. Theo đó, nguồn cung sản phẩm bất động sản ra thị trường tiếp tục khan hiếm.
Thông tư số 22/2019/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020 đã kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản theo hướng thắt chặt nguồn tín dụng, giảm hạn mức cho vay đối với các dự án bất động sản cao cấp và một số chủ đầu tư có nhu cầu vay số lượng lớn cho nhiều dự án.
Nghỉ Tết Canh Tý kéo dài cộng với tình hình dịch bệnh liên tục diễn biến phức tạp, người dân được khuyến cáo hạn chế đi lại, gặp gỡ, tụ tập đông người; tạm ngưng cấp visa đối với toàn bộ người nước ngoài vào Việt Nam….dẫn đến, hiện tượng “ngủ đông” của hầu hết các hoạt động trên thị trường bất động sản.
Theo báo cáo quý 1/2020 của Hội môi giới BĐS Việt Nam
Đối với các dự án nhà ở: Tổng sản phẩm chào bán trên cả nước (gồm cả hàng tồn kho và mới mở bán) đạt 53.236 sản phẩm. Giao dịch: 7.641 sản phẩm (Tỷ lệ hấp thụ: 14,3%). Trong đó:
Lượng cung mới chào bán: 18.695 sản phẩm. (8.363 căn hộ chung cư và 10.322 nhà ở thấp tầng). Giao dịch: 2.769 sản phẩm (chỉ bằng 19,6% so với cùng kỳ năm 2019). Tỷ lệ hấp thụ: 14,8%.
Giao dịch từ các sản phẩm đã chào bán từ năm 2019: 4.872 s/p (Tồn năm 2019 là 34.568 sản phẩm, phân khúc căn hộ cao cấp là phân khúc có tỷ lệ tồn kho lớn nhất).
Hạ Vy
TPHCM kiểm tra trên 1.700 dự án bất động sản đang triển khai
TPHCM sẽ kiểm tra thủ tục chưa thực hiện, việc lập và phê duyệt dự án đầu tư, tiến độ thu hồi đất, tình hình bồi thường giải phóng mặt bằng và các thủ tục liên quan.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan vừa ký văn bản số 992/UBND-ĐT chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Kế hoạch Đầu tư, UBND các quận, huyện báo cáo về tình hình thực hiện cũng như xử lý các dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015-2019.
Theo đó, đối với 608 dự án với diện tích đất 1.049ha, UBND TPHCM giao UBND các quận huyện có trách nhiệm công khai kết quả các dự án đạ thực hiện xong kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Thực hiện đánh giá sử dụng đất được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hằng năm. Theo dõi, kiểm tra các tổ chức sử dụng đất đúng mục đích, chống lãng phí sử dụng đất.
Đối với 1.718 dự án với diện tích đất 12.389ha đang thực hiện theo kế hoạch sử dụng đất, UBND TPHCM giao các quận, huyện làm việc với chủ đầu tư để rà soát, đánh giá tiến độ triển khai dự án. Những thông tin phải rà soát gồm kết quả, thủ tục chưa thực hiện, việc lập và phê duyệt dự án đầu tư, tiến độ thu hồi đất, tình hình bồi thường giải phóng mặt bằng và các thủ tục liên quan.
Vướng mắc trong khâu pháp lý dự án khiến doanh nghiệp bất động sản ở TPHCM gặp rất nhiều khó khăn, bế tắc.
Trên cơ sở này, các quận huyện báo cáo đánh giá tình hình thực hiện, đề xuất gia hạn hoặc không gia hạn triển khai dự án cũng như các căn cứ pháp lý đề xuất. Sau đó gửi về Sở Tài nguyên Môi trường để phối hợp với các sở ngành tham mưu, trình UBND TPHCM giải quyết.
Ngoài ra, TPHCM còn có 180 dự án không tiếp tục thực hiện theo kế hoạch sử dụng đất, Sở Tài nguyên Môi trường được giao khẩn trương thực hiện chỉ đạo của UBND TPHCM tại công văn số 5598/UBND-ĐT ngày 13/12/2018, báo cáo UBND TPHCM trước ngày 30/4.
UBND TPHCM cũng giao Sở Kế hoạch Đầu tư phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc và UBND các quận huyện nghiên cứu, đề xuất hướng giải quyết đối với những dự án vướng mắc theo từng nhóm nội dung phân loại, từng dự án, báo cáo UBND TPHCM quyết định xử lý.
Trước đó, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) đã gửi UBND TPHCM một bản kiến nghị, đề xuất giải quyết các vướng mắc dày 30 trang, đề cập toàn diện các vướng mắc của doanh nghiệp địa ốc hiện nay. Các nhóm vấn đề HoREA tập trung kiến nghị liên quan đến quy trình thủ tục 5 bước để triển khai một dự án bất động sản, quy trình xác định tiền sử dụng đất, xử lý phần đất công (đường giao thông, mương, kênh rạch...) trong dự án tư nhân.
Những nhóm vấn đề vướng mắc này hiện đang làm cho các doanh nghiệp bất động sản gặp rất nhiều khó khăn, bế tắc. Nhiều dự án bị đình trệ vì chỉ vướng một tỷ lệ rất nhỏ đất công xen cài trong dự án. Nhiều dự án được xây dựng đất có nguồn gốc đất công bị đình hoãn vô thời hạn khi bị thanh tra, kiểm tra...
Duy Quang
Quốc Cường Gia Lai nợ hơn 7.000 tỷ, dòng tiền kinh doanh âm, dự án 3 năm chưa được gỡ rối Nợ phải trả của Quốc Cường Gia Lai đã ghi nhận hơn 7.000 tỷ đồng, trong đó Công ty nợ gia đình Chủ tịch Nguyễn Thị Như Loan lên đến 370 tỷ đồng. Vướng mắc 3 năm chưa làm xong thủ tục ở dự án Phước Kiển Tại hội nghị gặp gỡ và trao đổi với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản...