Những thứ tuyệt đối không nấu cùng thịt gà, bà nội trợ nào cũng cần phải biết
Thịt gà rất thơm ngon, nhưng cần lưu ý những loại thực phẩm nào không được kết hợp nấu cùng thịt gà nếu không sẽ “tiền mất tật mang”, rước bệnh về cho cả nhà.
Không ăn thịt gà với rau kinh giới
Rau kinh giới là loại rau ăn sống, khi ăn cùng với thịt gà sẽ gây rau triệu chứng đau đầu, ù tai, chóng mặt, toàn thân run rẩy và ngứa ngáy trong não.
Thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng. Là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận, tốt cho những người bị dạ dày hay thận kém. Cũng trong Đông y, rau cải xanh có tính ôn, vị cay, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa, có tác dụng giải chứng cảm hàn, thông đờm, lợi khí…Nếu kết hợp chung sẽ tạo ra tính ôn (ấm nóng) sản sinh ra một lượng nhiệt lớn trong cơ thể, cơ thể dễ bị nổi mụn nhọt, gan và thận đều bị nóng.
Thịt gà kiêng ăn cùng muối vừng
Muối vừng là một loại ra vị khi ăn cùng cơm nắm hay chấm củ, quả rất thơm ngon nhưng loại gia vị này rất kị với thịt gà. Nguyên nhân là do thịt gà thuộc về phong mộc, nếu ăn lẫn muối vừng, rau thơm tất động đến can phong dẫn đến hiện tượng chóng mặt, run rẩy cả người. Khi gặp phải tình trạng này do ăn phải thịt gà và muối vừng, hãy uống ngay một cốc nước cam thảo để giảm thiểu những triệu chứng trên.
Thịt gà kiêng ăn cùng tỏi, hành sống
Video đang HOT
Thịt gà kiêng ăn cùng tỏi và hành sống vì thịt gà có tính cam ôn, hành tỏi đại nhiệt. Khi kết hợp các nguyên liệu này với nhau sẽ gây ra nóng trong, dẫn đến bệnh kiết lị, táo bón rất khó chịu đối với cơ thể. Những người có thói quen ăn thịt gà với hành sống cần bỏ ngay.
Không ăn thịt gà với rau răm
Có rất nhiều món ăn mà chúng ta thường thấy thịt gà kết hợp cùng với rau răm như món gà xe phay. Rau răm là một gia vị không thể thiếu trong các món ăn hàng ngày của người Việt Nam. Nhưng khi rau răm kết hợp cùng với thịt gà sẽ gây ra những hậu quả khôn lường đối với hệ tiêu hóa.
Chúng ta thường thấy trong nhiều bữa cơm, bữa cỗ thường xuyên xuất hiện món gà luộc và tôm. Hai món này có tính lạnh, khi ăn chung sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy khắp cơ thể. Vì vậy nên uống một cốc nước kinh giới để khắc phục tình trạng này.
Không ăn thịt gà với cơm nếp
Kiêng ăn thịt gà với cơm nếp vì thịt gà ăn với cơm nếp sẽ sinh ra bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán xơ mít). Cách chữa lấy nắm cơm nếp đốt cháy ăn sẽ khỏi.
Thịt gà với cá chép là hai món hoàn toàn kị nhau. Cá chép rất tanh, thịt gà tính lạnh. Khi ăn chung sẽ gây đau bụng, tiêu chảy và có mụn nhọt.
Thảo dược tăng đề kháng cơ thể
Các loại thảo dược quen thuộc như gừng, tỏi, quả hồi, quế chi... vừa hỗ trợ chữa bệnh viêm đường hô hấp trên, vừa giúp nâng cao sức đề kháng.
Nước chanh sả
Nước chanh sả là thức uống giải khát quen thuộc, làm ấm cơ thể. Có thể sử dụng loại thức uống này hàng ngày để phòng các tác nhân gây bệnh xâm nhập.
Nước gừng ấm
Nước gừng ấm pha với mật ong hoặc tổ hợp gừng, chanh và mật ong có tác dụng phòng bệnh, tốt với người bị cảm lạnh. Tuy nhiên gừng có tính cay, nóng, sẽ gây hại cho cơ thể khi sử dụng quá nhiều. Bác sĩ lưu ý mỗi người chỉ sử dụng khoảng 8-10 gam gừng mỗi ngày.
Thảo dược có tinh dầu
Các thực phẩm chứa tinh dầu, vị cay the, tính ấm nóng, như tỏi, hành, hương nhu, bạc hà, kinh giới, tía tô, nâng cao khả năng phòng bệnh của cơ thể.
Ví dụ, tỏi tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng đầy chướng, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi. Chất allicin có trong tỏi là kháng sinh tự nhiên rất mạnh, ức chế nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, trực khuẩn tả, thương hàn; nhiều loại virus như bại liệt, cúm và một số loại nấm gây bệnh ở da hoặc bộ phận sinh dục nữ.
Quả hồi
Quả hồi chứa tinh dầu, tác dụng tăng sức đề kháng. Nhiều nghiên cứu cho thấy quả hồi chứa axit shikimic, thành phần quan trọng để sản xuất thuốc Tamiflu điều trị bệnh cúm. Người bình thường ăn quả hồi với số lượng vừa phải giúp tăng sức đề kháng.
Một số loại thảo dược dùng trong bài thuốc Đông y. Ảnh: The Thaiger.
Kim ngân hoa phối hợp liên kiều, hoàng liên, cam thảo
Các nghiên cứu cho thấy kim ngân hoa, liên kiều, hoàng liên, cam thảo phối hợp với nhau thành bài thuốc điều trị viêm đường hô hấp do vi khuẩn, virus khi có các triệu chứng sốt, ho và đau họng.
Quế chi
Đây là vị thuốc đông y, còn được sử dụng làm gia vị. Quế chi giúp làm ấm cơ thể, tăng cường khả năng kháng bệnh.
Bác sĩ khuyến cáo cơ địa mỗi người chỉ phù hợp với một số loại thảo dược. Vì vậy bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia, thầy thuốc uy tín trước khi sử dụng thảo dược, tránh dùng quá liều lượng gây hại cho cơ thể.
Tiến sĩ Hoàng Văn Lý
Trưởng khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Hữu Nghị
Những thực phẩm người tẩy nốt ruồi tuyệt đối không được đụng đũa Nếu không muốn khuôn mặt thay vì những nốt ruồi thành những chấm sẹo lồi lõm, thâm xì... thì những thực phẩm dưới đây chị em tuyệt đối không được đụng đũa. Từ nốt ruồi nhỏ dưới cánh mũi trái rồi lớn dần theo thời gian và gây ung thư da cho một bệnh nhân. TS. BS Nguyễn Hữu Quang, Phó trưởng khoa...