Những thứ đe dọa làm đập Tam Hiệp tắc nghẽn
Cứ sau những trận mưa lớn hoặc lũ lụt, hàng nghìn tấn rác lại bị cuốn trôi vào hồ chứa Tam Hiệp đe dọa làm tắc nghẽn con đập lớn nhất hành tinh trên sông Dương Tử của Trung Quốc, theo ABC News.
Giám đốc Ban dự án nước của Tập đoàn Tam Hiệp Trần Lôi năm 2010 từng thừa nhận mỗi ngày có tới 3.000 tấn rác được thu lượm ở con đập. Nhưng vào mùa mưa lũ, Tập đoàn vận hành con đập lớn nhất hành tinh không có đủ nhân lực để dọn sạch tất cả số rác bị cuốn trôi xuống đập. Trong ảnh, công nhân dọn rác dọc theo bờ sông Dương Tử gần đập Tam Hiệp ở Nghi Xương, thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc vào ngày 1/8/2010.
“Khối lượng rác khổng lồ ở khu vực đập có thể làm tắc nghẽn các cổng của đập Tam Hiệp”, ông Trần nói ám chỉ đến các cổng cho phép tàu thuyền đi qua sông Dương Tử. Các trận mưa to ở thượng nguồn hoặc lũ lụt thường đẩy lượng rác thải trôi nổi khổng lồ gồm nhánh cây, chai nhựa và rác sinh hoạt xuống hồ chứa Tam Hiệp. Rác dày đến mức người dân có thể đi bộ trên đó. Trong ảnh, công nhân dọn rác bị mưa lũ cuốn trôi xuống sông Dương Tử.
Theo China Daily, có hơn 150 triệu dân sống gần đập Tam Hiệp và khu vực thượng nguồn, nhưng nhiều thành phố chưa có hệ thống xử lý rác thải hợp lý. Giới chức cho biết người dân vứt rác trực tiếp xuống sông, gây ảnh hưởng tới sự an toàn của con đập, nhất là trong mùa mưa lũ khủng khiếp này.
Video đang HOT
Mùa mưa lũ, khoảng 50.000m2 mặt nước hồ chứa của đập Tam Hiệp lại phủ đầy rác. Cũng không có gì lạ khi thấy những vạt nước khổng lồ phun ra từ con đập bị “lẫn” đầy rác, trong đó có giày dép, chai lọ, cành cây, bọt biển…
“Khối lượng rác khổng lồ như thế có thể làm hỏng chân vịt và đáy của tàu bè qua lại. Rác phân hủy cũng thể gây hại tới cảnh quan và chất lượng nguồn nước”, ông Trần nói thêm.
Theo ông Chen, mỗi năm Trung Quốc phải chi khoảng 100 triệu Nhân dân tệ để dọn từ 150.000-200.000m3 rác bị cuốn xuống đập Tam Hiệp. Tàu dọn rác phải làm việc hết công suất để dọn biển rác trôi nổi trong hồ chứa Tam Hiệp mùa mưa lũ.
Đập Tam Hiệp là dự án thủy điện lớn nhất thế giới, được xây dựng một phần là để khống chế lũ lụt dọc sông Dương Tử. Các nhà môi trường nhiều năm qua đã cảnh báo rằng hồ chứa nước tại đập Tam Hiệp có thể bị biến thành hồ chứa rác thải thô và hóa chất công nghiệp độc hại của thành phố Trùng Khánh gần đó và lo ngại rằng phù sa bị mắc kẹt sau con đập có thể gây xói mòn dưới hạ nguồn.
Các nhà môi trường cũng cho rằng, suốt gần một thập niên qua Trung Quốc đạt được bước tiến rất nhỏ trong việc hạn chế ô nhiễm bên trong và quanh hồ chứa nước đập Tam Hiệp.
Trung Quốc phải huy động cả quân đội để dọn núi rác khổng lồ xung quanh đập Tam Hiệp mỗi mùa mưa lũ.
Do rừng thượng nguồn bị tàn phá, mưa lũ luôn cuốn trôi rác rưởi vào hồ chứa Tam Hiệp. Điều này có nguy cơ làm tắc các cửa xả nước, đồng thời gây ô nhiễm nặng nề nhiều khúc sông, đe dọa nguồn nước của người dân.
Ấn Độ lập 40 mỏ than, gần 1,7 tỷ m2 rừng cổ thụ bị đe dọa
Ấn Độ đang lên kế hoạch mở thêm 40 mỏ than mới tại một trong những khu rừng quan trọng. Gần 6.000 người và 1,7 tỷ m2 rừng sẽ bị đe dọa bởi kế hoạch này.
Nếu kế hoạch này được thực thi, một khu vực rộng lớn của cánh rừng cổ thụ rộng gần 1,7 tỷ m2 sẽ bị phá hủy.
Kế hoạch này đã vấp phải sự phản đối của quan chức địa phương và thổ dân Ấn Độ.
Theo kế hoạch "Ấn Độ tự chủ" mới của Thủ tướng Narendra Modi để thúc đẩy kinh tế sau Covid-19 và giảm việc nhập khẩu, Ấn Độ sẽ lập ra 40 mỏ than khai thác thương mại tại những khu rừng nhạy cảm về sinh thái nhất của Ấn Độ.
Lao động trẻ em tại một mỏ than lộ thiên ở Ấn Độ. Ảnh: Dommergues.
Trong số đó là bốn khu vực của cánh rừng Hasdeo Arand khổng lồ rộng 1,7 tỷ m2 ở bang Chhattisgarh, miền Trung Ấn Độ. Ước tính trữ lượng than ở đây là khoảng 5 tỷ tấn.
Ngành công nghiệp than đá ở Ấn Độ thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, 40 mỏ than mới này sẽ được mang ra đấu thầu, đánh dấu việc thương mại hóa ngành công nghiệp than của Ấn Độ.
Khu rừng ở Chhattisgarh có trữ lượng than khổng lồ. Ảnh: Alamy.
Cuộc đấu thầu đã gây tranh cãi ở cả địa phương và trong bộ máy chính trị. Ít nhất 7 trong số các khối than được đưa ra đấu thầu nằm ở khu vực cấm khai thác do giá trị môi trường. Khoảng 80% diện tích các khối than là nơi sinh sống của thổ dân. Đây cũng là nơi có độ che phủ rừng dày.
Chính quyền 4 bang - Tây Bengal, Maharashtra, Jharkhand và Chhattisgarh - đã viết thư cho Thủ tướng Modi để phản đối cuộc đấu thầu.
"Nếu chính phủ cho tôi lựa chọn từ bỏ mạng sống của mình để đổi lấy việc không còn hoạt động khai thác trong rừng nữa, tôi sẽ làm điều đó ngay", Umeshwar Singh Amra, một trong 9 trưởng làng của thổ dân, đã viết trong thư gửi ông Modi phản đối việc đấu thầu khai thác than trong rừng Hasdeo Arand.
Năm 2011, hai mỏ than lộ thiên rộng lớn đã bắt đầu hoạt động ở vùng ven rừng, phá hủy cây cối và khiến môi trường xung quanh bị ô nhiễm bởi khói, nhiệt, tiếng ồn và chất độc. Tội phạm gia tăng mạnh trong khu vực và những con voi sống trong rừng trở nên hung hãn khiến hàng chục người chết.
Viễn cảnh những lô rừng quan trọng hơn, lớn hơn ở Ấn Độ được giao cho tư nhân sẽ dẫn đến nhiều hậu quả hơn thế nữa. Năm ngôi làng sẽ bị phá hủy và hơn 6.000 người, chủ yếu là thổ dân, phải rời nhà cửa. Hàng nghìn ha cây cối sẽ biến mất vì mìn và phá rừng làm đường.
"Nếu nhiều mỏ than hơn xuất hiện, mọi thứ sẽ thay đổi. Tài nguyên thiên nhiên sẽ không còn, lối sống của chúng tôi sẽ biến mất, mọi thứ sẽ bị đe dọa", ông Amra nói với Guardian. "Chúng tôi là những thổ dân. Chúng tôi không thể đến sống trong các thành phố và không có số tiền nào bù đắp hết cho chúng tôi. Không có khu rừng nào như thế này trên thế giới. Nếu chặt rừng, sẽ không bao giờ có thể trồng lại được nữa".
Vùng đầm lầy nhiệt đới lớn nhất thế giới hứng chịu hỏa hoạn kỷ lục trong tháng 7 Pantanal, vùng đầm lầy nhiệt đới lớn nhất thế giới, đã hứng chịu số vụ hỏa hoạn cao kỷ lục trong tháng 7 và Chính phủ Brazil đã phải huy động quân đội tham gia khống chế 'giặc lửa'. Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng tại khu vực Pantanal, bang Mato Grosso, Brazil ngày 29/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Cơ quan vũ trụ...