Những thứ dần biến mất vì sự xuất hiện của điện thoại di động
Sự xuất hiện của điện thoại di động đã khiến cho rất nhiều thứ đồ tiện dụng trước đây bị trôi vào danh sách “vang bóng một thời”.
Bản đồ
Bản đồ đã trở thành một khái niệm xa lạ với thế hệ 9x, 10x. Có lẽ bản đồ giờ đây chỉ được sử dụng nhiều nhất trong các tiết học địa lý. Nhưng cách đây khoảng 10 năm, bản đồ thực sự là một vật dụng hữu ích mà hầu như mọi nhà đều có. Đặc biệt, đây còn là vật bất ly thân của dân mê dịch chuyển. Hình ảnh những nhóm bạn chụm đầu vào xem bản đồ, tìm đường đi là điều dễ gặp trên đường đi phượt.
Bản đồ từng là vật bất ly thân trong các chuyến đi chơi.
Nhưng sự ra đời của thế hệ smartphone đã khiến bản đồ dần lùi vào dĩ vãng. Các ứng dụng tiện lợi trên điện thoại chỉ đường chính xác và có thể dùng được ở bất kỳ đâu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nước ngoài.
Điện thoại bàn
Chiếc điện thoại bàn gần đây nhất bạn đã từng nhìn thấy là ở đâu? Chắc chắn bạn sẽ không có một câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này. Vì như tất cả mọi người, đã lâu lắm rồi không ai còn nhớ đến bóng dáng của chiếc điện thoại này. Thống kê thị phần điện thoại cố định tại Việt Nam chỉ ra, năm 2005, thị phần thuê bao cố định vẫn là 45% thì đến năm 2015, con số này chỉ còn vỏn vẹn 4%. Cho đến nay, chắc chắn con số này đã co gọn hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Điện thoại bàn chỉ còn trong ký ức của các thế hệ người lớn tuổi.
Sự xuất hiện của điện thoại di động đã từng bước đặt dấu chấm hết cho điện thoại bàn. Điện thoại di động ngày nay cũng không đơn giản chỉ còn là phương tiện nghe gọi mà còn là cả thế giới với nhiều người.
Một chiếc máy nghe nhạc sang xịn với nhiều màu sắc bắt mắt từng là thứ để thế hệ 8x lấy le với bạn bè. Kỷ niệm về một thời ngồi say mê bên chiếc máy tính để tải nhạc về cho máy nghe nhạc sẽ vẫn còn in đậm trong ký ức của nhiều người.
Máy nghe nhạc không còn xuất hiện trên thị trường bởi sự thay thế của các dòng điện thoại thông minh.
Máy nghe nhạc đã từng có thời gian phát triển song song với điện thoại di động. Bởi khoảng 10 năm trước đây, dung lượng bộ máy của điện thoại còn khá nhỏ, chất lượng âm thanh cũng không được tốt như máy nghe nhạc. Nhưng sự phát triển và cải thiện của các hãng di động đã khiến cho máy nghe nhạc hoàn toàn lùi vào bóng tối.
Tiền mặt
Bạn có bao giờ tưởng tượng đến cảnh mình có thể ra ngoài mua bán mà không cần cầm theo tiền mặt? Đây không phải là một viễn cảnh trong tương lai mà ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thanh toán điện tử trở thành giải pháp hữu hiệu, đang chiếm ưu thế so với việc sử dụng tiền giấy, tiền xu như truyền thống.
Tại Mỹ có đến 47% người dân chọn phương thức thanh toán điện tử thay thế cho việc sử dụng tiền mặt. Tại châu Âu xu hướng hạn chế tiền mặt cũng được nhiều quốc gia ủng hộ bởi giúp hạn chế các chi phí và giảm tỷ lệ tội phạm.Thụy Điển là quốc gia đi đầu trong việc ứng dụng thanh toán điện tử. Tại thủ đô Stockholm, rất nhiều cửa hàng treo biển không chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt. Cửa hàng thực phẩm, hiệu thuốc tại Hà Lan cũng từ chối nhận tiền mặt khi thanh toán với lý do an toàn và vệ sinh.
Tại châu Á, thanh toán điện tử đang càng phát triển không chỉ tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc mà còn phủ rộng đến các nước Đông Nam Á. Chính phủ Singapore đã công bố lộ trình cắt giảm sử dụng tiền mặt và tiến tới mục tiêu “không tiền mặt” vào năm 2025
Thanh toán điện tử ngày càng chứng tỏ sự ưu việt của mình so với phương thức truyền thống khi bạn không cần mang tiền theo người. Người dùng hiện nay có thể ra ngoài đường mà không cần cầm theo ví bởi thông tin thẻ đã được tích hợp hoàn toàn trên máy điện thoại thông qua những ứng dụng thanh toán di động.
Thanh toán di động là xu hướng mới, dần thay thế cách thanh toán truyền thống bằng tiền mặt.
Tất cả các loại thẻ ngân hàng, thẻ thành viên, giảm giá của bạn đều có thể tích hợp trên điện thoại. Việc thanh toán diễn ra trong vòng 1 chạm trên máy POS. Không còn cảnh quẹt thẻ, in giấy, ký tên lích kích như trước đây. Điều này không chỉ giúp khách hàng yên tâm về việc bảo mật thông tin thẻ mà còn giảm bớt gánh nặng cho chủ cửa hàng về việc trả tiền thừa. So với phương thức dùng tiền mặt truyền thống, thanh toán điện tử diễn ra nhanh chóng, tiện lợi tiết kiệm nhiều thời gian cho cả người mua và người bán.
Những ứng dụng thanh toán di động như Samsung Pay dễ dàng tích hợp thẻ của nhiều ngân hàng khác nhau, tiện lợi khi thanh toán và quản lý chi tiêu.
Nếu dùng tiền mặt hay thẻ thanh toán, bạn có thể để làm rơi, để lộ thông tin vào tay kẻ xấu nhưng khi sử dụng Samsung Pay, khách hàng có thể giảm thiểu nguy cơ mất tiền về con số 0, ngay cả khi bạn vô tình làm mất điện thoại. Bởi Samsung Pay sử dụng 3 lớp bảo mật được đánh giá cao bởi các chuyên gia trên thế giới. Trong đó, Samsung KNOX được phê duyệt bởi Bộ quốc phòng Mỹ. Nhân viên Bộ quốc phòng Mỹ được phép sử dụng Samsung KNOX từ năm 2014.
Bước bảo mật thứ 2, Tokenization bảo vệ các dữ liệu nhạy cảm bằng cách thay thế nó với chuỗi số được mã hóa bằng thuật toán không thể đảo ngược. Khi thực hiện giao dịch, mã token này được sử dụng thay cho số thẻ, điều này nghĩa là thông tin thực của chủ thẻ không hề bị chia sẻ trong quá trình thực hiện giao dịch. Bước bảo mật thứ ba khiến cho chiếc điện thoại trở nên bất khả xâm phạm là phương thức xác thực trước khi thanh toán (bằng mống mắt, vân tay hoặc mã PIN).
Ngoài tính ưu việt về thanh toán, Samsung Pay còn giúp người dùng dễ dàng quản lý chi tiêu cá nhân cũng như nhiều ưu đãi khác. Sự phát triển của các ứng dụng thông minh như Samsung Pay dự đoán một tương lai không xa về sự biến mất của tiền mặt trong giao dịch thương mại.
Theo Cafebiz
Xiaomi cấm người dùng flash ROM quốc tế lên điện thoại bán tại thị trường Trung Quốc
Các mẫu máy Xiaomi dành cho thị trường Trung Quốc thường rẻ hơn các mẫu máy quốc tế, do đó nhiều người dùng Xiaomi thường mua mẫu máy nội địa và flash ROM quốc tế lên đó.
Trung Quốc là thị trường smartphone lớn nhất thế giới và nhiều nhà sản xuất điện thoại lớn đặt nhà máy sản xuất của họ tại đây. Chính vì vậy, Trung Quốc được hưởng đặc quyền là một trong những thị trường đầu tiên được thử nghiệm nhiều công nghệ smartphone mới nhất thế giới. Hơn nữa, các phiên bản dành cho thị trường Trung Quốc của hầu hết các thiết bị thường có giá rẻ hơn so với phiên bản quốc tế (vì bản quốc tế hỗ trợ nhiều ngôn ngữ hơn).
Để được tận dụng lợi thế giá rẻ, cũng như tận hưởng công nghệ mới trước tiên, các fan smartphone đôi lúc sẽ mua các phiên bản Trung Quốc này (đặc biệt trong trường hợp ROM quốc tế dành cho mẫu máy đó chưa ra mắt) và flash ROM quốc tế lên đó khi các nhà phát triển tung ra sau này. Tuy nhiên, theo GizChina thì lợi thế này sẽ sớm chấm dứt, ít nhất là đối với các smartphone của Xiaomi.
Cụ thể, hôm nay, một quản trị viên trên diễn đàn Xiaomi đã công bố rằng các điện thoại Xiaomi sản xuất cho thị trường Trung Quốc sẽ không thể chạy bản ROM MIUI Global nữa, và ngược lại, các điện thoại dành cho thị trường quốc tế cũng sẽ không thể chạy ROM MIUI Trung Quốc!
Công ty hiện không nêu rõ lý do tại sao lại đưa ra quyết định này, và cũng không cho biết liệu các điện thoại đang có trên thị trường có bị ảnh hưởng hay không. Tuy nhiên, trong công bố này, Xiaomi cảnh báo người dùng rằng họ " khuyến cáo bạn mua điện thoại Xiaomi thông qua các kênh bán hàng chính thức hoặc được uỷ quyền, và kiểm tra kỹ thông tin hệ thống trước khi flash hay cập nhật ROM".
Fan Xiaomi chắc chắn không vui trước thông tin này, nhưng ít nhất, họ có thể an tâm khi một số người khẳng định bạn vẫn có thể flash bất kỳ bản ROM nào lên điện thoại của mình, miễn là nó đã được unlock bootloader.
Theo vnreview
Dân Hàn Quốc lo sợ phụ thuộc quá nhiều vào điện thoại thông minh Một cuộc khảo sát cho thấy người dân Hàn Quốc đang trở nên phụ thuộc quá nhiều vào điện thoại thông minh và máy tính bảng trong cuộc sống hàng ngày của họ. Khoảng 8 trong 10 người Hàn Quốc tin rằng họ đang trở nên quá phụ thuộc vào điện thoại thông minh và máy tính bảng trong cuộc sống hàng ngày...