Những thói quen xấu phụ nữ nên tránh
Có rất nhiều điều xảy ra khi bạn sang tuổi 40, do đó, hãy chú ý vì sức khỏe của bạn không phải lúc nào cũng có thể tuyệt vời như ở tuổi 20.
Bỏ qua các bài tập: Khi bước sang tuổi 40, phụ nữ bắt đầu mất khối lượng cơ bắp. Khối cơ có một vai trò quan trọng trong tỷ lệ trao đổi chất, do đó bạn không nên để điều này xảy ra.
Ăn quá nhiều đường làm giảm khả năng xử lý của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến sự đề kháng insulin cũng như bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Kiểm tra ung thư vú: Ở độ tuổi 30, trong 228 người thì có 1 người bị ung thư vú. Khi bạn bước sang tuổi 40, nguy cơ sẽ là trong 69 người thì có 1 ngướì mắc bệnh. Các bác sỹ khuyến khích phụ nữ ở tuổi 40 nên chụp hình X-quang vú 1 – 2 lần/năm.
Để bản thân ở trạng thái trầm cảm: Khi bạn chuyển sang tuổi 40, trầm cảm phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới nhưng chỉ có một số ít người tìm đến sự trợ giúp y tế. Vì vậy, nếu đang chán nản về bất kỳ vấn đề nào, bạn không được để tâm trạng này tiếp tục trong hơn hai tuần.
Thức khuya: Việc không ngủ đủ 7 – 8 giờ/ngày có thể gây ra tác động lớn đến cuộc sống của bạn. Đôi khi, tác dụng phụ của hormone, giảm mức melatonin… cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ tự nhiên. Đây là một trong những thói quen xấu hàng đầu mà phụ nữ phải tránh ở tuổi 40.
Bỏ qua khám phụ khoa: Bỏ qua việc thăm khám phụ khoa định kỳ là điều tối kỵ. Khám vùng chậu hay tuyến vú và khám sức khoẻ định kỳ hàng năm là vô cùng cần thiết.
Quên dùng kem chống nắng: Khi bạn già đi, điều quan trọng là bảo vệ da khỏi bị hư tổn. Nên sử dụng kem dưỡng da hoặc kem dưỡng ẩm cùng với kem chống nắng có độ SPF tốt.
Không khám mắt: Sau khi đến tuổi 40, bạn sẽ gặp nhiều vấn đề về mắt. Bạn cần phải đi khám mắt để nắm bắt những dấu hiệu sớm các vấn đề về thị giác.
K hông chú ý đến chăm sóc nha khoa: Chăm sóc răng của bạn khi bạn già đi có thể giúp tránh được một số vấn đề về sức khoẻ. Có một số bệnh về nướu răng cũng liên quan đến bệnh tim.
Video đang HOT
Ngừng uống Vitamin: Trong thời kỳ mãn kinh, việc giảm estrogen có thể làm giảm mật độ xương. Do đó, vitamin là cần thiết để duy trì một mật độ xương tốt trước khi mãn kinh. Điều này sẽ ngăn ngừa nguy cơ loãng xương. Đây là một trong những thói quen xấu hàng đầu của phụ nữ trên 40 tuổi.
Theo Nguyễn Hà – Như Đỗ (VTV9)/Vtv.vn
Những điều cần biết về hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là một tập hợp các triệu chứng thể chất và tinh thần, xảy ra khoảng một đến hai tuần trước khi bạn có kinh.
Các triệu chứng của PMS thường giảm khi bạn bắt đầu có kinh và gần như biến mất sau khi kỳ kinh kết thúc. Nhưng khi tình trạng này xảy ra hàng tháng, thường xuyên, và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, bạn cần chú ý.
Các yếu tố nguy cơ
Những người béo phì, cuộc sống căng thẳng, ăn nhiều đồ ăn vặt hoặc thức ăn có hàm lượng muối cao, uống nhiều cà phê hoặc rượu dễ có các triệu chứng này.
Triệu chứng
Các triệu chứng thường gặp của hội chứng này là cáu kỉnh, bốc hỏa, trướng bụng, thay đổi tâm trạng, trầm cảm, thèm đồ ngọt hoặc mặn, nhạy cảm với một số loại thực phẩm hoặc mùi. Trong một số trường hợp, phụ nữ có thể bị đau bụng.
Dưới đây là 3 tiêu chí cần thiết để chẩn đoán đúng:
Trải qua các triệu chứng ít nhất 5 ngày trước khi có kinh và trong vòng 3 tháng liên tục.
Các triệu chứng giảm dần trong vòng 4 ngày sau khi bắt đầu có kinh.
Các triệu chứng trầm trọng đến mức có thể cản trở các hoạt động hàng ngày của phụ nữ.
Phụ nữ nên theo dõi những dấu hiệu này để thông báo với bác sĩ, giúp bác sĩ có chẩn đoán chính xác hơn.
Chẩn đoán
Có nhiều bệnh khác có triệu chứng tương tự với PMS như:
Trầm cảm
Lo âu
Thời kì trước và sau giai đoạn mãn kinh
Hội chứng ruột kích thích
Bệnh tuyến giáp
Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi để loại bỏ những nguyên nhân khác.
Điều trị
Ban đầu, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thực hiện một số thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống để xem nếu chúng có ảnh hưởng đến các triệu chứng hay không. Bạn có thể thực hiện những điều sau:
Thay đổi carbohydrate trong chế độ ăn uống của bạn bằng các carbohydrate phức tạp, như lúa mì nguyên chất, gạo nâu, đậu và đậu lăng. Các carbohydrate phức tạp giúp làm giảm thay đổi tâm trạng và thèm ăn.
Giảm lượng muối, đường và thức ăn béo trong chế độ ăn uống của bạn.
Giảm hoặc tránh lượng caffein bạn uống.
Ăn sáu bữa nhỏ trong một ngày thay vì ba bữa chính. Mức đường huyết ổn định trong suốt cả ngày sẽ giúp làm giảm các triệu chứng.
Bao gồm các loại thực phẩm như rau lá xanh và sữa chua trong chế độ ăn uống của bạn.
Bên cạnh đó cũng cần có thay đổi lối sống. Những thay đổi đơn giản như tập luyện thường xuyên hơn, điều chỉnh mô hình giấc ngủ, thực hiện các biện pháp thư giãn như ngồi thiền, tập yoga hoặc mát-xa có thể giúp ích. Một số bệnh nhân thích lựa chọn các biện pháp giảm căng thẳng như thôi miên, liệu pháp phản hồi sinh học.
Nếu những thay đổi chế độ ăn và lối sống không có hiệu quả, bạn có thể cần một số loại thuốc hoặc phẫu thuật để cảm thấy tốt hơn. Các loại thuốc được kê đơn nhiều nhất là thuốc tránh thai đường uống. Những viên thuốc này giúp ngăn chặn sự sản sinh trứng do vậy, kiểm soát được sự giải phóng các hormon. Nếu bạn bị trầm cảm nặng hoặc các triệu chứng cảm xúc mạnh khác, bạn cần dùng thuốc chống trầm cảm hoặc lo âu.
Trong một số rất ít những trường hợp bệnh nhân có các triệu chứng cực kỳ nghiêm trọng và các biện pháp trên không có tác dụng, bệnh nhân có thể cần được phẫu thuật. Các phẫu thuật bao gồm cắt bỏ tử cung, cắt bỏ cả tử cung và buống trứng.
BS Thu Vân (THS)
Theo Suckhoedoisong.vn
Estrogen có thể ảnh hưởng đến nguy cơ trầm cảm của phụ nữ Phụ nữ phơi nhiễm với estrogen càng lâu ở độ tuổi sinh đẻ có thể có nguy cơ bị trầm cảm thấp hơn. Nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng các hormon sinh sản đóng một vai trò trong nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ, nhưng sự thay đổi hormon là điều mà tất cả phụ nữ đều phải trải qua. Vì...