Những thói quen ‘xấu’ khiến cholesterol cao
Chế độ ăn uống không hợp lý, lười vận động, thừa cân… là những nguyên nhân chủ quan phổ biến nhất khiến bạn rơi vào tình trạng cholesterol trong máu cao.
Ảnh minh họa.
Chế độ ăn uống
Ăn quá nhiều chất béo bão hòa có thể gây ra cholesterol cao. Trong thực phẩm từ động vật như thịt bò, thịt lợn, thịt bê, sữa, trứng, bơ, pho mát và chứa chất béo bão hòa. Thực phẩm đóng gói có chứa dầu dừa, dầu cọ, bơ ca cao cũng có chứa rất nhiều chất béo bão hòa. Ngoài ra, chất béo bão hòa có nhiều trong bơ thực vật, mỡ thực vật, và hầu hết các loại bánh quy, khoai tây chiên và các đồ ăn nhẹ khác…
Thừa cân
“Bụng bia” không chỉ khiến bạn mất tự tin mà còn tăng lượng triglyceride (một loại chất béo tự nhiên có trong mô động thực vật) và giảm lượng lipoprotein (HDl – một loại protein tốt bảo vệ tim), hoặc giảm cholesterol tốt. Chỉ cần giảm 10% trọng lượng cơ thể (trong trường hợp bạn đang thừa cân) thì có thể cải thiện mức độ cholesterol trong cơ thể bạn.
Mức độ vận động
Người không hoạt động có nguy cơ gia tăng hàm lượng cholesterol trong máu. Tập thể dục thường xuyên sẽ làm giảm nồng độ cholesterol LDL (có hại) và tăng mức cholesterol HDL (tốt) trong máu của bạn.
Tuổi và giới tính
Sau tuổi 20, lượng cholesterol trong cơ thể bắt đầu tăng. Ở nam giới, lượng cholesterol giảm sau tuổi 50. Còn ở phụ nữ, mức này giữ ở mức bình thường cho đến thời kỳ mãn kinh. Sau thời điểm này cholesterol sẽ tăng cùng mức với nam giới.
Video đang HOT
Sức khỏe tổng thể của bạn
Bạn đừng bỏ qua việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Nếu bạn mắc các bệnh như tiểu đường hoặc suy giáp có thể khiến lượng cholesterol tăng cao.
Tiền sử gia đình
Nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn nếu một thành viên trong gia đình đã có tiền sử bị cholesterol cao hoặc gặp phải các vấn đề liên quan như bệnh tim, đặc biệt là ở độ tuổi trẻ (dưới 55 tuổi).
Hút thuốc lá
Bạn có biết rằng hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim, do ảnh hưởng của nó trên động mạch, tim, huyết áp, và mức cholesterol?
Người hút thuốc lá dễ bị tổn thương động mạch, làm giảm HDL (loại cholesterol tốt). Bỏ thuốc có thể ngăn chặn rất nhiều bệnh tật cho cơ thể và cải thiện mức cholesterol trong máu của bạn.
Những thực phẩm cần tránh khiến cholesterol tăng cao
Nước ngọt: Đừng nghĩ rằng bạn đang có một chế độ ăn lành mạnh hơn khi bạn chọn loại nước ngọt dán nhãn dành cho người ăn kiêng bởi theo các nhà khoa học, chất làm ngọt nhân tạo trong các loại nước này có liên quan đến khả năng gây ung thư .
Nội tạng động vật: Các loại thịt nội tạng đã được xem là những thực phẩm phổ biến để làm nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rằng thịt nội tạng khiến mức cholesterol có xu hướng tăng. Các loại nội tạng như gan, thận, lá lách đều chứa lượng cholesterol cao hơn so với các phần thịt khác.
Thức ăn nhanh: Khoai tây chiên là một trong những món ăn đơn giản và được nhiều người ưa chuộng. Nhưng sự thơm ngon của loại thực phẩm này lại tỉ lệ nghịch với sự khỏe mạnh của bạn. Dầu thực vật hydro hóa là nguyên liệu thường dùng để chiên khoai, đây củng chính là nguyên nhân gây tăng cholesterol trong máu. Nó đặc biệt làm tăng LDL, cholesterol xấu và làm giảm HDL – một loại cholesterol tốt.
Bên canh khoai tây chiên, hamburger cũng là món ăn phổ biến. Mỗi chiếc bánh mì kẹp thịt này cung cấp nhiều cholesterol hơn là các chất dinh dưỡng tốt cho bạn. Bánh mì, thịt với các chất bảo quản, bơ, pho mát và thịt xông khói là tất cả các loại thực phẩm có mức cholesterol cao.
Thịt vịt: Thịt vịt là nguyên nhân gây tăng cholesterol. Vịt và ngỗng là hai loại thịt gia cầm có mức cholesterol cao hơn nhiều so với gà và gà tây. Vậy nên, nếu không muốn mức cholesterol tăng trong cơ thể, hãy hạn chế ăn thịt vịt.
Bơ: Bơ có chất béo bão hòa do đó bạn nên hạn chế sử dụng. Khi chọn mua bơ, bạn cần đọc kỹ nhãn ghi thành phần và tìm kiếm một loại bơ ít chất béo bão hòa và không có transfat.
Tôm: Bạn từng nghĩ rằng hải sản là một lựa chọn tốt khi bạn đang cần kiểm soát mức cholesterol. Điều này là đúng nhưng với tôm là một ngoại lệ. Mỗi một phần tôm có khoảng 190 mg cholesterol ngay cả khi bạn chế biến tôm với các thành phần không chứa chất béo .
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo hạn chế cholesterol ít hơn 300 mg mỗi ngày, hoặc ít hơn 200 mg mỗi ngày nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc có mức cholesterol cao.
Theo Vnmedia
Cho trẻ ăn kem: Tác hại ít người nghĩ đến
Là món ăn được yêu thích nhất trong mùa hè, ăn kem có những lợi ích nhất định thế nhưng bạn cũng cần thận trọng với những tác hại của món ăn này.
Có thể gây tăng cholesterol
Kem là một thực phẩm giàu chất béo, các nhà khoa học tìm thấy thành phần của nhiều loại kem có chứa từ 10% -16% chất béo từ sữa. Chất béo trong sữa chủ yếu là chất béo bão hòa hay còn được gọi là cholesterol. Khi mức độ cholesterol trong máu của bạn quá cao, nó có thể hình thành các mảng bám, các mảng bám này tích tụ trên thành động mạch của bạn và gây cản trở lưu thông máu. Quá trình này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Kem cũng chứa rất nhiều đường. Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo rằng tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như tăng cân, sâu răng và tăng nồng độ triglyceride-một loại chất béo không lành mạnh- trong máu. Để giảm nguy cơ cholesterol cao và các vấn đề liên quan đến tim mạch, bạn cần dùng kem với khẩu phần vừa phải hoặc lựa chọn loại kem làm từ sữa ít béo, ít đường.
Là món ăn được yêu thích nhất trong mùa hè, ăn kem có những lợi ích nhất định thế nhưng bạn cũng cần thận trọng với những tác hại của món ăn này. Ảnh minh họa
Có thể gây dị ứng vì chứa lactose
Kem có thể gây ra vấn đề cho một số người có tiền sử dị ứng lactose trong sữa vì nó là sản phẩm làm từ sữa và có chứa lactose. Những người bị thiếu lactase, một loại men tiêu hóa cần thiết để tiêu hóa lactose, có thể gặp phải các vấn đề về tiêu hóa nếu như họ ăn kem. Các vấn đề này bao gồm khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy và mệt mỏi.
Nếu bạn bị dị ứng lactose bạn có thể uống bổ sung men tiêu hóa lactase khi ăn kem để làm giảm bớt vấn đề về tiêu hóa, hoặc bạn có thể thay thế kem với một sản phẩm đông lạnh tương tự làm bằng sữa đậu nành.
Tuy nhiên, bạn đừng hoang mang, vì kem cũng có nhiều lợi ích so với sức khỏe:
Cung cấp năng lượng
Mặc dù hàm lượng dinh dưỡng có trong các loại kem của những thương hiệu khác nhau có nhiều sự chênh lệch nhưng theo các nhà khoa học thì các loại kem nói chung đều là một nguồn năng lượng tuyệt vời. Kem giàu carbohydrate, chất béo và protein. Một phần kem thông thường được phục vụ tại các nhà hàng cũng chứa khoảng 7 gam chất béo và 2 gam protein.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, một nửa cốc kem vani cung cấp 137 kcal năng lượng, gấp đôi một nửa cốc sữa nguyên kem. Kem là một lựa chọn tốt khi bạn cần năng lượng tức thì sau một chuỗi hoạt động hoặc nếu bạn cần tăng cân , nên nhớ quá gầy cũng khiến bạn thiếu hấp dẫn như thừa cân vậy.
Là nguồn vitamin và khoáng chất
Kem cũng là một nguồn dinh dưỡng phong phú với hàm lượng vitamin và khoáng chất khá cao. Theo nhiều nghiên cứu đáng tin cậy, kem chứa một số khoáng sản quan trọng, đặc biệt là canxi và phốt pho. Kem cũng chứa nhiều vitamin, bao gồm vitamin A, C, D và E, cũng như thiamin, riboflavin, niacin, folate và vitamin B-6 và B-12. Nó cũng cung cấp một lượng nhỏ vitamin K, một yếu tố quan trọng góp phần thực hiện quá trình đông máu.
Theo Trí thức trẻ
4 tác hại thực sự đáng sợ của bánh mì Bánh mì không phải là một thực phẩm hoàn toàn có lợi cho sức khỏe. Rất nhiều người trong số chúng ta đã quen với sự xuất hiện của bánh mì trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là bữa sáng. Tuy nhiên, đây không phải là loại thực phẩm hoàn toàn có lợi đối với sức khỏe. Dưới đây là 4 lý...