Những thói quen tưởng tiết kiệm nhưng lại lãng phí của người trẻ
Những kinh nghiệm đắt giá trong câu chuyện tiết kiệm tiền của người trẻ.
Nhiều người trẻ hiện đang khá vật lộn trong công cuộc tìm cách kiểm soát chi tiêu, sống tiết kiệm hơn. Đặc biệt với những người 25 tuổi, dù đã có vài năm sống tự lập, họ vẫn thường chi tiêu khá lãng phí. Thậm chí, một số người có những lần “rút ví” cho rằng nó rất tiết kiệm nhưng trên thực tế lại vô cùng lãng phí.
Sắm rất nhiều đồ dự trữ trong nhà
Ảnh minh hoạ – Pinterest
Ngọc Hà ( Hà Nội) được bạn bè nhận xét là người thường xuyên “quay cuồng” với công việc. Do vậy, Ngọc Hà không thể dành nhiều thời gian để chăm sóc cho cuộc sống cá nhân bao gồm chuyện nhà cửa.
Mỗi khi đi mua sắm ở siêu thị, cô bạn thường sẽ mua đủ thực phẩm cho 2 tuần. “Nếu là đồ tươi sống, mình sẽ mua về rồi cấp đông để dùng dần. Mình cũng mua rất nhiều hoa quả và rau củ cho 2 tuần. Tuy nhiên, vì mua số lượng lớn sẽ được giảm giá nên mình thường mua nhiều hơn so với khẩu phần ăn. Hơn thế nữa, công việc quá bận, nhiều hôm mình không có thời gian ăn ở nhà, cuối cùng một nửa thực phẩm bị hư hỏng”.
Ngoài ra, Ngọc Hà thích mua đồ theo combo, sắm những món đồ đang giảm giá hoặc được tặng hàng đính kèm. Tưởng chừng như vậy sẽ tiết kiệm hơn vì mua được nhiều sản phẩm với giá hời. Song, phần lớn các món đồ này sẽ bị lãng quên theo thời gian do không có nhu cầu dùng đến. Hoặc cho đến ngày cần chúng, Ngọc Hà không thể nhớ được đã để những món đồ đó ở đâu.
“Mình đang tập luyện thói quen không mua đồ quá nhiều. Thật sự điều này khá khó vì lúc nào mình cũng có cảm giác mua nhiều đồ sẽ được chiết khấu lớn, và những sản phẩm có hàng tặng kèm cũng khiến mình thấy vui vì ‘tranh’ được một món hời. Mình đã từng cho rằng đây là những khoản chi khôn ngoan, nhưng trên thực tế nó lại vô cùng lãng phí. Do vậy, mình đang cố gắng kiểm soát cảm xúc và mua sắm lí trí hơn”.
Tự làm một số đồ dùng trong nhà
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ – Pinterest
Uyển Nhi (TP Hồ Chí Minh) có sở thích dùng nến thơm. Đầu năm nay, do vừa mới nghỉ việc có nhiều thời gian rảnh rỗi, Uyển Nhi đã quyết định tự làm nến thơm. “Mình là một người rất nghiện mùi thơm, đặc biệt thích nến thơm vì nó giúp mình thư giãn. Hiện nay giá của 1 lọ nến thơm dao động 200-500 nghìn tuỳ kích cỡ cũng như nhãn hiệu, khá đắt khi mà mỗi tháng mình dùng hết trung bình khoảng 2 lọ. Do vậy, khi thấy nhiều người chia sẻ rằng mua nguyên liệu về tự làm nến thơm sẽ rẻ hơn rất nhiều, mình đã quyết định làm thử”.
Lúc đó, Uyển Nhi mua khá nhiều nguyên liệu làm nến thơm cũng như đồ vật trang trí vì cô nghĩ rằng nếu thành công có thể đem tặng bạn bè. Bên cạnh đó, cô bạn cũng là một người ưa thích cái đẹp nên mong muốn lọ nến thơm mang dấu ấn cá nhân.
Tuy nhiên, là một người không quá cẩn thận cũng như thiếu kiên nhẫn, Uyển Nhi đã nhanh chóng bỏ cuộc vì việc tự làm nến thơm quá phức tạp. Điều đó cũng có nghĩa là toàn bộ số nguyên liệu và đồ trang trí Uyển Nhi đã mua trước đó coi như là hoàn toàn lãng phí. “Thật sự khi mình mua nguyên liệu về làm nến thơm, mình rất hào hứng vì nghĩ rằng bản thân sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền. Với khoảng 1 triệu, mình có thể làm 8-9 lọ nến thơm theo lời của người bán hàng, rẻ hơn rất nhiều so với đi mua nến thơm ở ngoài. Tuy nhiên, quả thực đối với những đồ dùng trong nhà, nếu không có chuyên môn thì đi mua ngoài sẽ hợp lý hơn. Vì mua nguyên vật liệu về rồi không dùng đến thật sự quá lãng phí”.
Mua đồ công nghệ đã qua sử dụng
Ảnh minh hoạ – Pinterest
Khánh Linh ( nhân viên văn phòng, Hà Nội) khi vừa mới ra trường đã mua 1 chiếc laptop cũ phục vụ cho công việc. “Chiếc laptop mình dùng thời đại học đã quá cũ rồi, chỉ cần mở khoảng 4-5 tab là có dấu hiệu bị đơ, phải tắt nguồn khởi động lại. Thời đó, mình thường sử dụng excel nên đã nhiều lần bị mất file vì không kịp lưu, quá bất tiện. Sau đó, ra trường đi làm công ty không cấp máy tính nên mình đã quyết định đổi laptop”.
Tuy nhiên, thời điểm đó ngân sách còn hạn chế, xem một số review trên mạng cũng như nghe lời khuyên từ bạn bè, Khánh Linh đã quyết định mua một chiếc máy tính cũ. Với số tiền 11 triệu, nếu lựa chọn laptop mới, cô bạn chỉ có thể mua 1 chiếc máy có hệ điều hành khá thấp. Vì sợ không đáp ứng được khối lượng công việc, Khánh Linh mua 1 chiếc máy mới 85% có hệ điều hành cao hơn, tốc độ xử lý cao.
“Song, có lẽ bởi vì mình đã không kiểm tra laptop kỹ càng trước khi mua nên sau 9-10 tháng sử dụng, máy tính của mình bắt đầu có hiện tượng bị đơ. Mình đã phải chi một số tiền khá lớn để sửa chữa nó, nhưng cũng chỉ dùng thêm được 1 năm. Mình đã đổi laptop mới vào năm ngoái. Với số tiền 11 triệu ban đầu cùng khoản chi phí sửa chữa máy tính, mình đã có thể mua 1 chiếc tốt hơn. Do vậy, mình cảm thấy khá tiếc nuối với quyết định mua máy tính cũ”.
Khánh Linh chia sẻ rằng thời điểm mua laptop cũ, cô đã nghĩ rằng đây là khoản chi tiết kiệm. Tuy nhiên, sau này cô bạn nhận ra rằng khi mua đồ công nghệ thì cần cẩn thận hơn bởi vì điều này khá “may rủi”.
Có phải học khối ngành khoa học xã hội là kém cỏi?
Nhiều bạn trẻ học khối ngành khoa học xã hội ta thán việc họ hay bị so sánh với những người học khối ngành khoa học tự nhiên. Họ bị mặc định là kém cạnh hơn khi thiếu tư duy, thiếu sự thông minh, chỉ cần siêng năng học thuộc bài. Nhưng liệu mặc định ấy có đúng?
Không chỉ đơn giản là học thuộc lòng
Khối ngành khoa học xã hội (KHXH) bao gồm các môn: Ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân... còn khối ngành khoa học tự nhiên (KHTN) thì bao gồm các môn như: Toán, vật lý, hóa học, sinh học. Và từ trước đến nay luôn tồn tại sự so sánh giữa học sinh, sinh viên của hai khối ngành này.
Ngày càng nhiều người trẻ học khối ngành KHXH
Nhớ lại thời học ở bậc THPT khi phải chọn học giữa lớp thuộc khối KHXH và KHTN, Đặng Thị Thùy Trâm, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM kể từng bị ba mẹ ngăn cản không cho theo học lớp KHXH vì cho rằng những môn KHTN sau này sẽ có tương lai hơn.
Trâm cho biết: "Quan điểm của gia đình mình là các môn KHTN luôn quan trọng và cần thiết hơn, còn KHXH là những môn phụ, chỉ cần học cho biết. Vì vậy, ba mẹ mình cứ mặc định học KHTN mới là giỏi còn các môn KHXH thì ai học cũng được".
Là thủ khoa khối C của trường trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021 nhưng trước đó Huỳnh Thị Thanh Cúc, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM chịu rất nhiều những lời chê bai khối ngành mà mình theo đuổi.
"Không chỉ bị các bạn học tự nhiên coi thường mà ngay cả giáo viên dạy các môn tự nhiên cũng không xem trọng học sinh khối ngành xã hội. Mình vẫn nhớ như in một giáo viên nói với mình rằng học toán, lý, hóa mới học chứ sử, địa mà học làm cái gì. Ai cũng nghĩ các môn xã hội chỉ cần học vẹt chứ chả cần phải tư duy nên cứ mặc định học khối ngành xã hội là không giỏi bằng khối ngành tự nhiên", Thanh Cúc kể lại.
Bất kể môn học nào cũng đòi hỏi người học cần phải có tư duy logic
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1 (TP.HCM) cho biết: "Tôi khẳng định quan điểm các môn thuộc khối ngành KHXH chỉ dành cho những học sinh giỏi học thuộc lòng, không có khả năng tư duy logic là quan điểm cũ và hoàn toàn sai lầm. Bất cứ môn học nào cũng có yếu tố khoa học và tư duy ở trong đó, kể cả các môn lịch sử, địa lý hay giáo dục công dân. Chương trình học, kiến thức là sản phẩm trí tuệ của nhân loại, rất đa chiều và có góc độ khoa học. Ngày nay, khuynh hướng ra đề hay giảng dạy của thầy cô là hướng học sinh đến việc phân tích và tư duy một vấn đề để các em hiểu sâu chứ không chỉ đơn giản là học thuộc lòng".
Mỗi người đều có một sở trường và lợi thế riêng
Việc quy chụp những bạn trẻ học khối KHXH là học kém, không có năng lực học các môn KHTN là không đúng. Từng dự định sẽ thi đại học khối A hoặc D nhưng vào cuối năm lớp 11, sau khi quyết định thay đổi ngành học, Hồ Lê Khánh Uyên, học sinh lớp 12, Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP.HCM) đã chuyển hướng thi khối C.
"Vì có nguyện vọng theo học ngành công tác xã hội của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn nên mình đã chuyển mục tiêu sang khối C. Mình học khối C không phải vì không học được toán, lý, hóa mà vì đó là khối mà ngành mình muốn học xét tuyển được", Khánh Uyên cho biết.
Mỗi người đều có sở trường và lợi thế riêng nên học khối tự nhiên hay xã hội cũng đều có thể theo đuổi ước mơ
Mặc dù theo học các môn tự nhiên nhưng Trần Đức Khánh, cựu học sinh lớp chuyên toán Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (tỉnh Quảng Nam), hiện đang là du học sinh của Trường ĐH Simon Fraser (Canada) chưa bao giờ xem thường những bạn học khối ngành KHXH.
"Mình nghĩ tự nhiên hay xã hội gì cũng giống nhau cả, đều có những nguyên tắc, logic riêng. Những bạn học xã hội thông minh theo cách mà những người học tự nhiên như mình không thể hiểu được. Cho nên mình rất ngưỡng mộ và tò mò về các bạn học KHXH".
Khánh cũng cho biết bản thân từng làm việc chung với các bạn học khối ngành KHXH và nhận thấy mọi người đều rất có năng lực và tư duy nhạy bén. "Mỗi người đều có một sở trường và lợi thế riêng. Cái quan trọng là biết điểm mạnh của mình ở đâu để phát huy và định hướng tương lai cho phù hợp. Cho nên, học khối tự nhiên hay xã hội cũng đều có thể theo đuổi được ước mơ và đam mê", Khánh cho biết.
Ông Huỳnh Thanh Phú, cũng cho rằng không có khối ngành nào là tầm thường hơn, vấn đề là ở sở trường và sở thích của mỗi người. "Trong bất kỳ môn học gì cũng cần có tư duy logic thì mới đạt điểm cao. Cho nên điều quan trọng là phải biết thế mạnh của mình là gì, thích môn gì, từ đó theo đuổi và phát triển để sau này tìm được cho mình một ngành nghề phù hợp", ông Phú cho hay.
Ông Phú cũng đưa ra lời khuyên: "Các môn học luôn bổ trợ cho nhau, kiến thức tổng hợp của các môn giúp ích rất nhiều trong cuộc sống và trong công việc. Do đó, các em học sinh cần lưu ý rằng ưu tiên học các môn thế mạnh để thi vào đại học nhưng không được bỏ qua các môn học còn lại vì kiến thức nền tảng ở mỗi người cần phải có".
Người trẻ ngày càng lười nhờ được bố mẹ hậu thuẫn: 27 tuổi vẫn ăn bám "Giới trẻ giờ đâu khổ như thế hệ xưa, được bố mẹ chiều quá nên cần gì kiếm tiền" - Đây chính là nhận định của rất nhiều người hiện nay. Quả thật điều này không phải là đúng với tất cả người trẻ, nhưng cũng có không ít trường hợp như vậy trong xã hội. Dù đã bước vào ngưỡng cửa sinh...