Những thói quen này có thể hại thận của bạn
Thận giúp sản xuất các tế bào hồng cầu, điều hòa huyết áp, giải độc các cơ quan nội tạng, loại bỏ nước dư thừa và kiểm soát mức khoáng chất cần thiết có trong máu.
Cần phải giảm nguy cơ mắc bệnh thận bằng cách từ bỏ một số thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày – SHUTTERSTOCK
Đó là lý do tại sao thực sự cần phải giảm nguy cơ mắc bệnh thận bằng cách từ bỏ một số thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày.
Sau đây là những thói quen thường gặp nhất có thể gây hại nghiêm trọng cho thận của bạn, theo Kidney.org .
1. Lạm dụng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau làm giảm cơn đau của bạn, nhưng có thể gây hại cho thận, đặc biệt là đối với người đã mắc bệnh thận.
Hãy hạn chế sử dụng thuốc giảm đau và đừng bao giờ dùng quá liều quy định.
2. Ăn mặn hoặc ăn uống nhiều đồ ngọt
Chế độ ăn nhiều muối có hàm lượng natri cao, có thể làm tăng huyết áp và gây hại cho thận của bạn.
Tốt nhất là nên tập ăn nhạt. Dần dần, bạn sẽ thấy dễ ăn hơn.
Còn đường góp phần gây béo phì, làm tăng nguy cơ phát triển huyết áp cao và tiểu đường – là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận.
3. Thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm đã qua chế biến chứa khá nhiều natri và phốt pho. Người bệnh thận cần hạn chế phốt pho đã đành, một số nghiên cứu còn chỉ ra, người không mắc bệnh thận nếu hấp thu nhiều phốt pho từ thực phẩm chế biến sẵn, có thể gây hại cho thận và xương.
Nên ăn hạn chế thịt đỏ như thịt bò, cừu; nêm ít muối, đường và chất béo; ăn nhiều trái cây và rau củ quả, và protein nạc như thịt gà, cá, đậu.
4. Không uống đủ nước
Giữ đủ nước sẽ giúp thận loại bỏ natri và chất độc ra khỏi cơ thể. Uống nhiều nước cũng giúp tránh sỏi thận.
Video đang HOT
Dù người có vấn đề về thận hoặc suy thận cần hạn chế lượng nước uống vào, nhưng đối với hầu hết mọi người, cần uống ít nhất 1,5 – 2 lít mỗi ngày.
5. Thiếu ngủ
Hóa ra giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến thận. Chức năng thận được điều chỉnh bởi chu kỳ ngủ – thức, giúp điều phối khối lượng công việc của thận trong 24 giờ, theo Kidney.org .
6. Ăn quá nhiều thịt
Protein động vật tạo ra lượng lớn axit trong máu – có thể gây hại cho thận và thận không thể loại bỏ lượng axit này kịp thời gây ra tình trạng nhiễm axit.
Chế độ ăn uống của bạn nên cân bằng với trái cây và rau quả.
7. Hút thuốc
Bạn cần biết rằng, hút thuốc không chỉ hại phổi hoặc tim, mà còn không tốt cho thận.
Những người hút thuốc dễ bị tình trạng protein trong nước tiểu – một dấu hiệu của tổn thương thận.
8. Uống rượu quá mức
Nghiên cứu đã phát hiện, thường xuyên uống nhiều rượu – hơn 4 ly mỗi ngày – làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính.
Người vừa nghiện rượu nặng vừa hút thuốc, có nguy cơ mắc các vấn đề về thận còn cao hơn nữa: gấp 5 lần so với những người không hút thuốc hoặc uống rượu quá mức, theo Kidney.org .
9. Ngồi suốt ngày
Ngồi trong thời gian dài có liên quan đến sự phát triển của bệnh thận.
Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết tại sao. Nhưng hoạt động thể chất nhiều giúp cải thiện huyết áp và chuyển hóa glucose – hai yếu tố quan trọng đối với sức khỏe của thận.
10. Không chú ý khi bị cảm cúm thông thường
Khi bị ho, cảm lạnh, cúm hoặc viêm amidan thông thường, cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại.
Các kháng thể này chính là các protein. Các phân tử này thường lắng đọng trong các bộ phận lọc của thận và gây viêm. Vì vậy, nếu tình trạng bệnh kéo dài, thận có thể bị tổn thương nghiêm trọng.
Ăn mặn hoặc ăn uống nhiều đồ ngọt đều hại thận – SHUTTERSTOCK
Để bảo vệ thận, hãy luôn điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn đúng cách, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và sử dụng kháng sinh nếu cần thiết.
11. Luyện tập quá sức
Tập luyện quá sức trong thời gian dài có thể gây tiêu cơ vân, khi đó cơ bắp bị thương và hàm lượng các sợi cơ chết chảy ngay vào máu. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng bao gồm cả suy thận, theo Bright Side .
Vì vậy, nếu tập quá nhiều mà bị đau cơ và nước tiểu sẫm màu, nên đi bác sĩ càng sớm càng tốt.
13. Nín tiểu
Không làm trống bàng quang kịp thời là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về thận.
Nếu thường xuyên nín tiểu, nước tiểu sẽ lưu lại trong bàng quang trong thời gian dài hơn và vi khuẩn bắt đầu sinh sôi nhanh hơn nhiều.
Cuối cùng, điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng thận và tiểu không kiểm soát, theo Bright Side .
Những thực phẩm bổ dưỡng nhưng lại gây hại cho thận khi ăn quá nhiều
Thận chịu trách nhiệm lọc bỏ chất độc qua nước tiểu và sản xuất hormone, lọc chất lỏng dư thừa trong máu. Chính vì vậy, bạn nên chăm sóc thận tốt và cố gắng giữ cho thận luôn được khỏe mạnh.
Bơ
Bơ được coi là một trong những loại thực phẩm phổ biến và được ca ngợi vì chất lượng dinh dưỡng có nhiều lợi ích khác nhau. Nhưng ăn quá nhiều bơ lại có thể gây nguy hiểm cho thận.
Lý do là loại quả này có hàm lượng kali rất cao. Cơ thể chúng ta cần loại khoáng chất này, tuy nhiên quá nhiều kali trong máu có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như chuột rút cơ bắp và nhịp tim bất thường.
Thịt
Ăn quá nhiều thịt là một trong những nguyên nhân gây ra những vấn đề về thận vì protein động vật có thể rất khó chuyển hóa, khiến việc loại bỏ các chất thải trở thành gánh nặng cho thận.
Thịt có lượng puri cao kích thích sản xuất axit uric, đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây sỏi thận. Thay vào đó, bạn có thể ăn nhiều rau xanh và các loại hạt hơn mà vẫn nhận được protein cơ thể cần.
Muối
Một chế độ ăn uống lành mạnh nên bao gồm tối đa 2.300 mg natri/ngày (khoảng một muỗng cà phê muối). Nếu bạn ăn quá nhiều muối, thận của bạn phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng natri dư thừa, do đó chúng có thể bắt đầu giữ nước dẫn đến huyết áp cao.
Để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh, bạn có thể thêm gia vị và thảo mộc vào thức ăn của bạn thay vì sử dụng muối.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên giảm tiêu thụ thực phẩm chế biến và đóng gói, như súp hoặc rau đóng hộp; pizza đông lạnh và salad trộn vì chúng thường chứa nhiều muối.
Chuối
Chuối có hàm lượng kali rất cao, có thể gây hại cho những người đã bị bệnh thận. Một người trưởng thành khỏe mạnh nên ăn 3.5004.700 mg kali mỗi ngày từ thực phẩm, trong khi một quả chuối trung bình (150g) đã chứa 537 mg. Nhưng nếu bạn bị bệnh thận, lượng kali nên thấp hơn vì cơ thể bạn không thể lọc được lượng dư thừa, điều này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Sữa
Mặc dù các sản phẩm sữa rất giàu vitamin và chất dinh dưỡng, tuy nhiên uống quá nhiều sữa, sữa chua và phô mai có thể gây hại nhiều hơn là tốt. Nguyên nhân là do lượng phốt pho cao có trong những thực phẩm này có thể gây căng thẳng cho thận của bạn.
Hơn nữa, nếu thận của bạn không hoạt động tốt, chúng sẽ không thể loại bỏ phốt pho ra khỏi máu của bạn, và điều này có thể dẫn đến xương mỏng và yếu theo thời gian, dẫn đến nguy cơ gãy xương.
Bánh mì làm từ lúa mì
Bánh mì làm từ lúa mì nguyên chất rất tốt cho sức khỏe và bổ dưỡng, nhưng nếu chúng ta ăn với số lượng lớn và đặc biệt là với những người bị bệnh thận, nó có thể gây hại cho thận nhiều hơn.
Điều này là do lượng phốt pho và kali cao có trong loại bánh mì này. Một lát bánh mì ngũ cốc nguyên chất chứa 70 mg kali và 57 mg phốt pho, so với một lát bánh mì trắng chỉ có 25 mg kali và 25 mg phốt pho.
Cam và nước cam
Trong khi cam và nước cam có lượng calo thấp và giàu vitamin C, tuy nhiên chúng cũng chứa hàm lượng kali cao. Một quả cam trung bình cung cấp 240 mg kali và một cốc nước cam có thể chứa khoảng 470 mg.
Thận của bạn có hoạt động bình thường không? Hầu hết chúng ta đều được sinh ra với hai quả thận hoạt động, nhưng làm thế nào để biết thận có hoạt động bình thường không? Dưới đây là những gì bạn có thể làm để đảm bảo cho cơ quan này hoạt động bình thường trong suốt cuộc đời. Thận đảm nhiệm công việc gì? Thận đóng một vai trò quan...