Những thói quen nấu nướng vô tình rước ung thư vào người
Tác nhân ung thư luôn thường trực xung quanh chúng ta và nếu bất cẩn, bạn sẽ vô tình rước hiểm nguy vào người, điển hình là sai lầm trong việc nấu nướng hàng ngày.
Theo quan niệm của nhiều người, thời điểm dùng để đo độ “chín muồi” trong bước đầu nấu ăn được nhận biết thông qua khói . Chảo dầu được xem là đạt chuẩn trong trường hợp sôi đến khi có khói bốc lên. Tuy nhiên, theo khoa học, đây là thói quen gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Bởi vì, dầu ăn hiện nay đã được tinh chế để bỏ đi những tạp chất không tốt và chỉ giữ lại những dưỡng chất có lợi như: chất béo, đạm,… Vì vậy, việc làm trên sẽ phần nào phá vỡ cấu trúc của dầu ăn khiến dầu ăn bị tách nước, xuất hiện quá trình oxy hóa và “tan biến” đi những thành phần tốt khác. Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu về chế độ ăn uống của Trung tâm An toàn thực phẩm Hồng Kông, khi chế biến thức ăn, nhiệt độ càng cao kết hợp với thời gian nấu càng lâu thì có khả năng tạo ra nhiều acrylamide (chất gây ung thư loại 2).
Một nghiên cứu của Anh cho thấy, nấu ăn trong điều kiện thông gió kém là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi. Bởi vì, những chất độc sản sinh ra trong quá trình làm chín thức ăn có tác hại tương đương với việc hút 2 gói thuốc lá một ngày. Ngoài ra, khói dầu còn là nguồn cơn khiến cơ thể bị viêm phổi, hen suyễn, suy hô hấp, viêm gan, nổi mụn,… thậm chí là đục thủy tinh thể. Theo thống kê, mỗi năm thế giới có khoảng 1,6 triệu người tử vong vì nguyên nhân này.
Video đang HOT
Bản chất dầu ăn rất giàu chất dinh dưỡng, góp phần tăng cường sức khỏe nhưng nếu chiên, rán hoặc xào thức ăn ở nhiệt độ cao (trên 100 độ C), trong tích tắc nó sẽ biến hình thành một “sát thủ” âm thầm giết chết cơ thể của bạn hàng ngày. Lý do là khi dầu ăn bốc hơi sẽ tạo ra khói độc như carbon dioxide, amoniac, formaldehyde, nitơ dioxide,… khiến đầu bếp rước bệnh vào người. Vì vậy, các nhà khoa học luôn khuyến khích mọi người nên sử dụng máy hút mùi hoặc đặt bếp ở không gian thoáng đãng để bảo vệ sức khỏe bản thân trước những tác nhân gây hại trong lúc chế biến thức ăn.
Một số người cho rằng việc tái sử dụng dầu ăn nhiều lần là việc làm tiết kiệm phí sinh hoạt một cách hiệu quả. Tuy nhiên, họ không hề biết rằng, dầu ăn khi được đun nóng nhiều lần sẽ tăng lượng axit béo, gây ra nguy cơ mắc các bệnh như: xơ vữa, tắc nghẽn động mạch, tiểu đường, béo phì, ung thư,… Quá trình chiên kĩ hoặc chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ tạo ra một “sản phẩm” đính kèm được gọi là acrylamide. Acrylamide là một hỗn hợp chứa chất độc thần kinh mạnh, có tác dụng phụ không chỉ trên não, mà cả đối với các cơ quan sinh sản, đồng thời là tác nhân phổ biến gây ra ung thư ở người.
90% bệnh nhân ung thư đường ruột sẽ có những triệu chứng này khi đi vệ sinh
Tuy ung thư đường ruột là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm từ giai đoạn đầu, việc điều trị sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Ung thư đường ruột là một trong những loại ung thư phổ biến nhất tại Châu Âu, phần lớn xuất hiện ở độ tuổi 60. Căn bệnh này có một vài triệu chứng đặc trưng nhưng hầu hết không phải là những dấu hiệu cảnh báo quá rõ ràng nên người bệnh thường chủ quan bỏ qua. Ung thư đường ruột thường được nhận biết thông qua những biểu hiện ở ruột kết và trực tràng nhưng rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu.
Khi bị ung thư đường ruột, khoảng 90% bệnh nhân sẽ có những sự thay đổi nhất định trong thói quen đi vệ sinh, điển hình như việc thường xuyên đau bụng; đầy hơi; són tiểu; táo bón và tiêu chảy xen kẽ; phân đổi màu, không định hình thậm chí là có máu trong phân. Đồng thời, người bệnh sẽ luôn trong trạng thái cảm thấy người mệt mỏi, khó thở, chán ăn, sụt cân nhanh chóng, nôn mửa và thiếu sức sống.
Để lý giải về nguyên nhân dẫn đến những triệu chứng này, các chuyên gia cho biết, một số bệnh nhân ung thư đường ruột giai đoạn đầu sẽ bị tiêu chảy kéo dài, sau đó có thể xuất hiện táo bón, đôi khi xen kẽ nhau là vì sự phát triển của tế bào ung thư có thể ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường của trực tràng, và làm niêm mạc ruột bị kích thích bởi tế bào ung thư dẫn đến tăng nhu động đường tiêu hóa và gây tiêu chảy. Bên cạnh đó, trong quá trình đại tiện, khối u trong ruột dễ bị ma sát khiến đi ngoài ra máu đỏ thẫm hoặc phân chuyển màu đen.
Tuy ung thư đường ruột là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm từ giai đoạn đầu thì có thể dùng phương pháp phẫu thuật, xạ trị và hóa trị triệt để nhằm ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư, giúp tăng tỷ lệ sống thêm 5 năm và kéo dài thời gian sống.
Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư đường ruột?
Hạn chế đồ ăn cay
Thức ăn cay có khả năng kích thích ruột một cách trực tiếp, "tiếp tay" đẩy nhanh sự phát triển của vi khuẩn có hại trong ruột gây ảnh hưởng nặng nề đến bộ phận này. Vì vậy, để phòng chống ung thư đường ruột phải thường xuyên ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, những thực phẩm có chứa chất xơ thô cao khác để thúc đẩy nhu động ruột và giảm gánh nặng cho đường ruột.
Hạn chế đồ ăn nhanh và các loại thịt đỏ
Tránh ăn quá nhiều thức ăn giàu chất béo và đạm động vật, vì nó có thể kích thích việc bài tiết mật, làm tăng lượng dịch mật trong đường mật, đồng thời cũng làm tăng axit mật và cholesterol trong phân. Trực khuẩn kỵ khí phát triển trong ruột già tác dụng trực tiếp lên cholesterol và axit mật dễ sinh ra nhiều chất gây ung thư.
Tránh bị táo bón
Để tránh bị táo bón thì việc uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm có chất xơ là phương pháp tối ưu nhất để duy trì tình trạng tiêu hóa tốt. Đồng thời còn làm giảm hiện tượng phân ứ đọng lâu trong ruột già, góp phần phục hồi và thúc đẩy năng suất làm việc của bộ phận này, giúp hạn chế hấp thu các chất gây ung thư qua đường tiêu hóa.
Điều trị sớm polyp ruột
Điều trị tích cực các bệnh viêm loét đại tràng và các polyp đường ruột, đặc biệt là các polyp tuyến (tổn thương tiền ung thư của ung thư đại trực tràng) là một trong những biện pháp phòng ngừa ung thư đường ruột hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, cần kịp thời cắt bỏ và kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để tránh nguy cơ bị ung thư đường ruột. Ngoài ra, bệnh viêm ruột mãn tính và nhiều loại polyp khác nhau nên được điều trị càng sớm càng tốt, cũng như bệnh kiết lỵ mãn tính và bệnh sán máng.
Nữ giáo viên mất bố vì ung thư máu vượt 350km đi "cầu cứu" bác sĩ Bố chồng mất vì phát hiện ung thư máu quá trễ và gia đình cũng có nhiều người bệnh ung thư, nữ giáo viên ở Đắk Lắk đã vượt quãng đường dài tìm gặp bác sĩ, khi phát hiện có triệu chứng mất tri giác. Ngày 9/2, thời điểm Đơn vị tầm soát và phát hiện sớm ung thư của Bệnh viện (BV)...