Những thói quen nào là “sát thủ” gây hại cho gan?
Lá gan được ví như nhà máy lọc của cơ thể. Tuy nhiên, điều đáng báo động là nhiều thói quen của nhiều người hiện nay đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của lá gan, làm ảnh hưởng tới chức năng gan và là nguyên nhân gây các bệnh về gan.
Gan là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, có chức năng chuyển hóa thực phẩm thành các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, ngoài ra gan còn có chức năng sản xuất, bài tiết mật, điều hòa hormon, tổng hợp enzyme hay thải độc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, nhiều người chưa biết rằng, các căn bệnh gan hiện nay một phần có nguồn gốc từ những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày.
Các căn bệnh gan hiện nay có nguồn gốc từ những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày cao (ảnh minh hoạ)
Không ăn sáng hoặc nhịn ăn
Với sự phát triển kinh tế, xã hội, ở nước ta số người thừa cân béo phì không ngừng tăng lên. Trong đó nhiều người cố gắng giảm cân bằng cách nhịn ăn sáng, hoặc coi nhịn ăn như một cách để thải độc cơ thể. Điều này rất phản khoa học, thậm chí ảnh hưởng tới hoạt động của gan.
Chuyên gia cho biết, khi nhịn ăn, không chỉ gan mà toàn bộ cơ thể đều không được cung cấp năng lượng trong một thời gian dài, khi không có năng lượng gan cũng không thể hoạt động hiệu quả. Gan cần phải được cung cấp năng lượng thường xuyên nó sản xuất ra nhiều enzyme để thải độc tố. Muốn thải độc, gan phải làm việc chứ không phải nằm im mà thải được độc…
Sau khi nhịn ăn, chúng ta ăn trở lại, có người ăn nhiều năng lượng hơn bình thường, lúc đó gan đang “quen” nghỉ ngơi giờ phải làm việc quá sức, một lần nữa lại làm ảnh hưởng tới gan. Vì thế nhịn ăn không những không giảm được cân mà còn phản tác dụng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Khoa học đã chứng minh, muốn chống lại virus, vi khuẩn… xâm nhập, cơ thể con người cần phải có sức đề kháng. Nhịn ăn sẽ làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể.
Hơi thở có mùi có thể là 1 dấu hiệu bệnh gan – hãy kiểm tra sớm (ảnh minh hoạ)
Uống rượu bia, hút thuốc lá
Nhiều người thường có thói quen “chén rượu là đầu câu chuyện”, đặc biệt trong các dịp lễ tết, gặp mặt. Nhưng những phong tục này hiện đã bị “biến tướng”, người ta không chỉ uống nhấp môi, coi đây là cách đưa đẩy câu chuyện mà uống rượu bia giờ đây đã trở thành những cuộc tranh đua, thách đấu gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chính những người uống.
Video đang HOT
Khi uống rượu, trên 90% chất độc được đào thải qua gan. Khi rượu vào gan, tổng hợp thành acetaldehyd, là chất độc với các tế bào gan. Sau đó, gan sản sinh ra các enzym để chuyển acetandehyd thành acetat ít độc hơn để đào thải ra ngoài. Tuy nhiên khả năng chuyển hóa của gan có hạn mà với người uống rượu rất nhiều, quá khả năng của gan khiến acetandehyd ứ lại ở gan. Đó là nguyên nhân khiến người lạm dụng rượu bia sẽ bị tổn thương gan, hậu quả dẫn đến gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan và ung thư gan.
Ăn các thực phẩm có chứa độc tố, chất bảo quản
Việc lạm dụng các hóa chất trong trồng trọt, chăn nuôi ảnh hưởng tới sức khỏe của con người đặc biệt là lá gan. Sự phát triển của xã hội, khiến đời sống ngày càng được nâng cao, nhưng cùng với đó là sự xuất hiện của những loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ… khiến mỗi người càng ngày càng “nạp” vào cơ thể vô số các loại hóa chất, kể cả chất bảo quản. Bên cạnh đó, việc uống nước ngọt có gas là nguyên nhân khiến bệnh gan nhiễm mỡ gia tăng, điều này cực kỳ nguy hại. Ngoài ra, ăn các thực phẩm để lâu, trong quá trình chế biến, bảo quản chứa các loại độc tố như nấm mốc sẽ dẫn tới nguy cơ bị nhiễm độc gan, thậm chí là ung thư gan.
Thức khuya
Đây là một thói quen nhiều người mắc phải. Khi thức quá khuya, khiến cơ thể không được nghỉ ngơi, gan không được hồi phục. Được biết, khi ngủ, máu về gan giúp gan thực hiện chức năng “thải độc tố” của cơ thể. Nếu một người ngủ không đủ giấc hoặc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của gan.
Da sạm và tăng sắc tố trên mặt có thể là dấu hiệu bệnh gan dễ nhầm lẫn – hãy kiểm tra sớm (ảnh minh hoạ)
Làm gì để bảo vệ sức khỏe cho gan?
Muốn có một lá gan khỏe cần thực hiện:
- Ăn uống đầy đủ, vệ sinh, cân đối dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn sẵn, không ăn thực phẩm có nguy cơ bị ngộ độc, nấm mốc.
- Thận trọng khi dùng thuốc, tốt nhất cần sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá
- Tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc, đúng giờ
Ngoài ra, việc sử dụng sản phẩm có thành phần là enzyme được chiết xuất bằng công nghệ sinh học từ những loại củ quả rất quen thuộc với đời sống hàng ngày như đu đủ, củ cải, mướp đắng, gấc,… cũng giúp tăng cường chức năng gan, tăng quá trình thải độc trong cơ thể, phòng ngừa các bệnh về gan.
3 thói quen sau khi thức dậy vào buổi sáng có thể gây tổn thương trầm trọng cho gan
Gan được biết đến như là "trung tâm chuyển hóa vật chất", do vậy sức khỏe của gan vô cùng quan trọng. Nếu có ba thói quen này vào buổi sáng sau khi thức dậy, sẽ làm tổn thương gan hơn uống rượu.
1. Vào buổi sáng nhịn tiểu dễ gây "thảm họa lớn" cho gan
Bởi vì buổi sáng sau khi thức dậy, chất độc trong cơ thể sẽ tích tụ trong nước tiểu, nếu không kịp thời bài tiết nước tiểu ra ngoài, sẽ khiến chất độc tích tụ trong cơ thể. Điều quan trọng phải biết rằng, gan chính là cơ quan chuyển hóa chất độc, nếu tích lũy nước tiểu trong thời gian dài, sẽ làm tăng gánh nặng giải độc gan, dẫn đến ngộc độc gan.
Ngoài ra khi nhịn tiểu, các dây thần kinh giao cảm cũng bị kích thích. Khả năng di chuyển của gan bị suy giảm, do đó không chỉ làm tăng áp lực của gan, mà lực cản của các mạch máu cũng tăng lên, dẫn đến sự gia tăng hàm lượng gốc tự do trong gan, cuối cùng gây ra các bệnh về gan.
2. Không ăn sáng ảnh hưởng đến gan và mật
Nếu bạn không ăn sáng sẽ rất có hại cho sức khỏe, bởi không ăn sáng sẽ khiến lượng đường trong máu quá thấp, lúc này khiến glycogen trong gan được cơ thể huy động, đồng thời hoạt động của insulin cũng tăng lên, điều này gián tiếp làm tăng gánh nặng cho gan và cuối cùng gây ra những bất thường về gan.
Lâu dài không ăn sáng hoặc khoảng thời gian giữa hai bữa ăn quá dài, mật được giữ lại trong túi mật quá lâu, không được sử dụng. Nước trong đó bị hấp thụ, dịch mật ngày càng trở nên nhớt, dịch mật nhớt sẽ dần hình thành sỏi mật. Hành vi này thường ngày mặc dù không nhìn thấy, nhưng lâu ngày cũng sẽ làm tổn thương gan, thận.
Không ăn sáng ảnh hưởng đến gan và mật.
3. Uống trà vào buổi sáng
Mặc dù uống trà có tác dụng tốt trong việc cải thiện trạng thái tinh thần của bạn, nhưng nếu bạn uống trà không đúng lúc, không những không có tác dụng tốt cho sức khỏe mà còn tăng gánh nặng cho gan ở mức độ nhất định. Đặc biệt là uống trà đặc vào buổi sáng sau khi thức dậy, trong trà có thành phần caffeine, sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng gan. Mặc dù gan người không có dây thần kinh cảm giác đau, nhưng đây cũng là một mặt rất bất lợi, khiến bệnh gan không dễ phát hiện, dẫn đến bệnh không ngừng phát triển và cuối cùng đe dọa đến tính mạng.
Mặc dù uống trà có tác dụng tốt trong việc cải thiện trạng thái tinh thần của bạn, nhưng nếu bạn uống trà không đúng lúc, không những không có tác dụng tốt cho sức khỏe mà còn tăng gánh nặng cho gan ở mức độ nhất định.
Không muốn gan bị bệnh thì phải sớm thay đổi những thói quen xấu sau đây
Uống rượu quá mức: Rượu có thể gây kích thích lớn cho gan, ảnh hưởng đến chức năng giải độc và trao đổi chất của gan và gây gánh nặng cho gan.
Thường xuyên thức khuya: Nếu bạn thức khuya trong một thời gian dài, nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình giải độc và chuyển hóa của gan. Hy vọng rằng bạn có thể thay đổi thói quen xấu là thức khuya.
Uống quá nhiều thuốc: Nếu thời gian dài dùng lượng lớn thuốc, uống quá nhiều thuốc sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan.
Nếu thời gian dài dùng lượng lớn thuốc, uống quá nhiều thuốc sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan.
Tức giận: Y học Trung Quốc cho rằng, thường xuyên tức giận sẽ làm tổn thương gan. Nếu bạn thường xuyên tức giận, nó sẽ dẫn đến ứ đọng gan, ảnh hưởng đến việc giải độc và chuyển hóa của gan, và cũng sẽ gây gánh nặng lớn cho gan.
Nguồn: Aboluowang/baodansinh
Những thói quen buổi sáng 'phá nát gan' nhanh hơn mắc ung thư Những thói quen buổi sáng mà rất nhiều người Việt đang làm hàng ngày này lại có thể là thủ phạm làm gan suy yếu, thậm chí phá hỏng hết gan của bạn nhanh hơn cả ung thư. Ảnh minh họa: Internet Gan là bộ phận cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa, trao đổi chất và sản xuất...