Những thói quen khiến ôtô nhanh hỏng mà nhiều tài xế hay mắc phải
Tưởng chừng như không ảnh hưởng gì nhưng những thói quen khi lái xe này lại khiến cho chiếc ôtô của bạn nhanh xuống cấp, dễ bị hỏng hóc.
Dù là xe sang hay xe phổ thông thì cũng sẽ xuống cấp sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn lái xe cẩn trọng, không “phá” bằng những thói quen gây hại dưới đây thì xế cưng sẽ kéo dài được tuổi thọ, bền bỉ hơn rất nhiều.
Xoay vô lăng kịch lái hoặc ghì vô lăng
Xoay vô lăng kịch lái hoặc ghì vô lăng khi ôm cua là thói quen xấu khi lái xe ôtô của không ít người. Điều này rất hay xảy ra ở những lái xe mới.
Khi bạn ghì hoặc xoay vô lăng kịch lái thì tất cả các chi tiết, hệ thống lái sẽ phải làm việc ở mức tối đa. Do đó, nếu khi đánh lái mà thấy kịch vô lăng thì nên nhả vô lăng ra một chút (khoảng từ 2 – 5 độ), như vậy thì các chi tiết của hệ thống trợ lực sẽ được giảm tải và hoạt động bền bỉ hơn.
Thường xuyên leo vỉa hè hoặc lên vỉa hè sai cách
Nếu bạn đánh xe mạnh lên vỉa hè, những nơi có địa hình không bằng phẳng thì toàn bộ hệ thống như thanh cân bằng, thước lái bên trong của hệ thống treo sẽ bị lệch đi làm cho góc đặt bánh xe bị lệch. Khi di chuyển trên đường, người điều khiển sẽ có cảm giác bị nhao lái. Vì vậy, khi leo lên vỉa hè, cần đi chậm với góc tiếp cận đủ lớn để không bị chạm gầm.
Xoay vô lăng kịch lái hoặc ghì vô lăng khi ôm cua là thói quen xấu khi lái xe ôtô của không ít người.
Bên cạnh đó, cần hạn chế việc đỗ xe bánh cao bánh thấp. Nếu bạn đỗ xe như vậy trong một thời gian dài liên tục sẽ khiến các chi tiết của hệ thống gầm bị ảnh hưởng và hư hại không đều nhau.
Để nhiên liệu cạn mới đi đổ
Video đang HOT
Nếu bạn thường xuyên để xe cạn nhiên liệu (vạch chỉ mức đỏ, đèn báo) rồi mới đổ thì bơm nhiên liệu sẽ không được làm mát tốt, nhanh bị hư hỏng. Điều này dễ dẫn đến việc xe chết máy giữa đường, giảm hiệu suất động cơ, lâu ngày sẽ làm hỏng các chi tiết bên trong, ảnh hưởng đến tuổi thọ xe. Vì thế, hãy tập thói quen đổ xăng/dầu trước khi cạn bình. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì khi bình xăng còn khoảng 1/3 thì đổ nhiên liệu là hợp lý nhất.
Đừng chờ đến khi xe hết nhiên liệu rồi mới đổ
Lao nhanh qua ổ gà
Lao nhanh qua ổ gà có thể làm vỡ lốp hoặc toàn bộ hệ thống treo sẽ bị đẩy về phía sau làm lệch góc caster. Góc caster rất khó điều chỉnh, nếu bị lệch sẽ gây ra tình trạng nhao lái. Vậy nên khi đang di chuyển ở tốc độ cao, cần đặc biệt chú ý quan sát phía trước, tránh phi qua ổ gà hay những chướng ngại vật, phải giảm tốc độ nếu đi qua chúng.
Phi xe ôtô qua ổ gà với tốc độ cao có thể làm vỡ lốp xe, gây hư hại cho ô tô cũng như mất an toàn cho người lái.
Lau xe khi nhiều bụi bẩn
Lau xe quá thường xuyên nhưng không đúng cách sẽ khiến lớp sơn của xe bị ảnh hưởng. Nhiều người có thói quen dùng khăn khô để lau xe lúc bị bẩn, hoặc thậm chí dùng khăn bẩn để lau xe. Làm như vậy, toàn bộ đất cát sẽ bám vào khăn và khi bạn chà sát lên mặt lớp sơn sẽ gây ra những vết xước dăm, làm hỏng lớp sơn bóng của xe.
Thay vào đó, bạn chỉ nên dùng khăn sạch để lau. Nếu thấy vết đất cát, bụi bẩn thì nên nhúng ướt khăn rồi mới lau hoặc rửa sạch rồi lau lại bằng khăn mềm. Nếu xe nhiều bụi thì có thể dùng chổi lông gà quét là được.
Đạp mạnh ga ngay khi khởi hành, đi nhanh, phanh gấp
Hệ thống bôi trơn sẽ bôi trơn đầy đủ cho các chi tiết của động cơ trong khoảng 15 – 20 giây. Vì thế, sau khoảng thời gian này, lái xe có thể cho xe di chuyển bình thường. Tuy nhiên, thường phải cần từ 2 – 3 phút thì dầu động cơ mới được làm nóng, đạt độ loãng phù hợp và giúp bôi trơn hiệu quả nhất. Do đó, việc đạp mạnh ga ngay khi khởi hành sẽ khiến xe nhanh xuống cấp hơn, động cơ cũng bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, thói quen đi nhanh, phanh gấp cũng rất thường gặp ở một số tài xế. Điều này vừa gây tốn nhiên liệu, vừa làm hư hại đến hệ thống phanh, đồng thời làm hỏng chân máy cũng như một số chi tiết khác.
Đóng cửa mạnh tay
Đây cũng là thói quen của không ít người. Việc đóng cửa mạnh tay có thể gây ra nhiều hư hại cho những bộ phận bên trong hoặc gần cánh cửa như loa, mô-tơ điện, gioăng cửa kính, các lẫy nhựa,… Sau một thời gian, tapi cửa có thể bị lỏng lẻo và gây ra tiếng ồn.
Lái xe ô tô qua hầm đường bộ cần lưu ý những gì?
Khi lái xe ô tô qua hầm đường bộ, tài xế cần tuân thủ đúng quy định để đảm bảo an toàn cũng như tránh bị phạt do phạm lỗi.
Hầm đường bộ được xây dựng nhằm gỡ nút thắt về ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn đồng thời hỗ trợ người lái di chuyển an toàn, giảm tải rủi ro, tai nạn giao thông. Tuy nhiên, khi di chuyển trên đoạn đường này đòi hỏi những lưu ý, kinh nghiệm để không vi phạm Luật an toàn giao thông.
Bật đèn chiếu sáng
Hệ thống đèn chiếu sáng trên ô tô bao gồm đèn pha và đèn cốt có chức năng giúp người lái cải thiện tầm nhìn, tăng khả năng quan sát chướng ngại vật trên đường. Trong đó, đèn pha có tác dụng chiếu sáng xa, đèn cốt đóng vai trò chiếu sáng gần.
Khi tham gia giao thông trong hầm đường bộ, người lái nên bật đèn cốt chiếu sáng gần. Bên cạnh đó, đèn cốt có góc chiếu thấp, giúp người lái xe quan sát được tình trạng mặt đường trong phạm vi hẹp, đồng thời tránh làm chói mắt người điều khiển phương tiện giao thông đối diện.
Khi tham gia giao thông trong hầm đường bộ, người lái nên bật đèn cốt chiếu sáng gần
Hầm đường bộ đều được trang bị hệ thống đèn đường. Tuy nhiên do thiết kế hầm ở dưới lòng đất nên bóng đèn không cấp đủ ánh sáng để người lái nhìn rõ mọi chướng ngại vật. Vì vậy, người lái cần tích hợp thêm đèn cho xe để tăng khả năng chiếu sáng. Đồng thời khi di chuyển trong hầm bộ, người lái cần duy trì đèn chiếu sáng để đảm bảo tầm nhìn tối ưu.
Người lái lưu ý, ngay cả khi hầm đường bộ có đủ sáng, người lái vẫn cần bật đèn chiếu sáng như một cách báo hiệu cho các phương tiện cùng di chuyển. Với lỗi không bật đèn trong hầm đường bộ chủ xe ô tô có thể bị phạt tối đa 2 triệu đồng theo khoản 1 Điều 27 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Ngoài ra, Điểm a Khoản 4, Điểm c Khoản 11, Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt quy định: khi qua hầm đường bộ xe ô tô cần bật đèn chiếu sáng gần. Tuy nhiên, người lái cần chú ý không bật đèn định vị, đèn pha hay đèn sương mù nhằm hạn chế tình trạng người di chuyển phía đối diện bị ngợp, chói mắt, không thể điều khiển phương tiện như ý muốn, dễ xảy ra sự cố ngay trong hầm đường bộ.
Chạy đúng tốc độ cho phép
Theo điều 5, điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới khi tham gia giao thông, xe ô tô phải giảm tốc độ, đồng thời bị giới hạn tốc độ trên và tốc độ dưới khi di chuyển qua hầm đường bộ. Cụ thể, tốc độ tối đa trong đường hầm bộ là 60km/h và tối thiểu là 30km/h. Tuân thủ tốc độ này giúp người lái dễ dàng kiểm soát và xử lý kịp thời tình huống trong hầm. Việc đi quá nhanh có thể dẫn tới va chạm hoặc quá chậm gây tắc nghẽn giao thông, ảnh hưởng đến các phương tiện đang lưu thông tại thời điểm đó.
Việc giữ khoảng cách giữa các xe trong hầm đường bộ sẽ giúp giảm nguy cơ va chạm
Giữ khoảng cách an toàn
Khoảng cách giữa hai xe trước sau cũng như hai xe lưu thông cạnh nhau cũng gây ảnh hưởng đến trải nghiệm lái và khả năng an toàn. Việc giữ khoảng cách giữa các xe trong hầm đường bộ sẽ giúp giảm nguy cơ va chạm, tai nạn trong trường hợp xe phanh gấp hoặc có sự cố xảy ra bất ngờ. Thông thường, khoảng cách được yêu cầu giữa 2 xe di chuyển liên tiếp tối thiểu là 30m. Đây là khoảng cách vừa đủ để người lái xe có thể bao quát được tầm nhìn xung quanh và kịp thời ứng phó với tình huống bất ngờ.
Không sử dụng còi xe
Còi xe là bộ phận có nhiệm vụ phát ra âm thanh thông báo cho các phương tiện đang cùng tham gia giao thông trên 1 tuyến đường biết về sự tồn tại và ý định di chuyển của xe.
Tuy nhiên, thiết kế đặc thù của hầm đường bộ là có không gian lớn, được xây ngầm dưới lòng đường và thông ra hai đầu hầm, vậy nên sử dụng còi trong khu vực này sẽ khiến âm thanh bị khuếch đại, tạo ra tiếng ồn lớn gây ảnh hưởng đến toàn bộ người đang di chuyển trong hầm. Như vậy, khi đi trong hầm, chủ xe cần tuyệt đối tránh sử dụng còi để gây ảnh hưởng đến chính bản thân và những người khác.
Trong trường hợp muốn báo hiệu cho phương tiện khác, chủ xe có thể nháy đèn, nhưng cần chú ý không sử dụng đèn ưu tiên ngoại trừ các phương tiện được ưu tiên dựa theo Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Kinh nghiệm lái xe trên cao tốc - 10 lỗi phổ biến hay mắc nhất của giới tài xế Đường cao tốc ngày càng phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên không phải vì thế mà tài xế nào cũng có điều kiện để có kinh nghiệm lái xe trên cao tốc. Dưới đây là 10 lỗi thường gặp và cách xử lí để có giúp bạn lái xe an toàn trên cao tốc. 1. Nhập làn vào đường cao tốc quá...