Những thói quen hàng ngày gây hại cho da
Theo bác sĩ Phạm Thị Thanh Giang, những thói quen hàng ngày tưởng chừng đơn giản nhưng có thể khiến làn da bị tổn thương và mụn đeo bám day dẳng.
Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Thanh Giang, khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết các loại thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo, thiếu chất xơ, làm tăng đường huyết nhanh chóng và gây insulin tăng cao, gián tiếp làm nổi mụn. Ảnh: Shutterstock.
Hút thuốc lá không những làm giảm tưới máu cho da mà còn sinh ra các chất gây độc trực tiếp vào da và máu. Một số chất độc trong khói thuốc lá làm tổn thương collagen và elastin. Đây lại là những thành phần giúp cho da săn chắc và đàn hồi dẫn đến lão hóa da sớm. Ngoài ra, thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến và ung thư da. Ảnh: The Washington Post.
Video đang HOT
Rượu bia gây nhiều tác động xấu đến cơ thể, trong đó có làn da. Uống rượu bia nhiều có thể làm khô da và mất đi chất nhờn tự nhiên của da. Việc thiếu cân bằng độ ẩm làm chậm quá trình sản xuất collagen, khiến da mất dần đi độ đàn hồi. Ảnh: The Mirror.
Theo bác sĩ Thanh Giang, dù tắm nước nóng giúp bạn thư giãn tốt, nhưng nó cũng rất gây hại cho da vì khiến làn da trở nên khô, xuất hiện nhiều vết rạn. Với làn da nhạy cảm, tắm nước nóng khiến da càng nhanh khô và dễ bị kích ứng. Vì vậy, bạn chỉ nên tắm nước ấm không quá 10 phút. Ảnh: Scoopify.
Thiếu ngủ trong thời gian dài sẽ làm chậm khả năng tái tạo, giảm độ ẩm và độ cân bằng của làn da. Điều này khiến da mất đi vẻ trẻ trung, hồng hào và dần trở nên khô hơn. Ngoài ra, khi tình trạng này kéo dài, làn da sẽ càng ửng đỏ, sần sùi. Thiếu ngủ sẽ dẫn đến stress và các bệnh da như mụn trứng cá, thậm chí bùng phát vảy nến. Ảnh: Forbes.
Nhiều bạn vì quá bận rộn thường có thói quen không tẩy trang khi đi ngủ, đây là thói quen xấu vì nó sẽ khiến cho da bị bít tắt lỗ chân lông. Đi ngủ khi chưa tẩy trang có thể gây kích ứng làm da bỏng rát, ngứa ngáy, nổi mụn trứng cá. Việc rửa mặt sạch 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối đều cần thiết. Ảnh: Good Housekeeping.
Có nghiên cứu cho rằng khi bạn áp má lên điện thoại lâu sẽ khiến cho vỡ các nốt mụn viêm, dù rằng điện thoại có sạch vi khuẩn hay không vẫn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ảnh: Speeching.
Cào nặn mụn là thói quen không tốt vì nó khiến cho mụn lún sâu hơn vào da, vi khuẩn cũng thâm nhập sâu hơn, làm nặng hơn tình trạng nhiễm trùng và có thể để lại sẹo xấu. Ảnh: Women’s Health.
Chế tạo thành công 'da nhân tạo', nhà khoa học Nga giải thích cơ chế hoạt động
Theo Sở Đầu tư, Công nghiệp và Khoa học tỉnh Moscow, các nhà khoa học tại Viện Lý thuyết và Thực nghiệm Sinh học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã chế tạo được một loại mô độc đáo để băng bó vết thương.
Các nhà khoa học Nga chế tạo da nhân tạo giúp phục hồi vết thương nhanh hơn. (Nguồn: Depositphotos)
Chức năng của "da nhân tạo"
"Cái gọi là 'da nhân tạo' này bảo vệ vết đau khỏi tổn thương cơ học và nhiễm trùng có hại, đồng thời tạo điều kiện tối ưu cho tế bào phát triển, cho phép không khí và hơi nước đi qua, để vết thương dưới lớp phủ như vậy không bị khô và không bị ướt", thông cáo báo chí cho biết.
Lưu ý rằng ngoài việc điều trị, loại mô này còn giúp bảo vệ vết thương khỏi các tác động bên ngoài và giúp bệnh nhân không phải thay băng thường xuyên, nhờ lớp đệm cao su, chỉ cần bóc ra sau khi điều trị xong.
"Da nhân tạo" trông như thế nào?
Loại mô này là một lớp màng mỏng được dán chồng lên vết thương, sau đó, các tế bào mô bắt đầu di chuyển vào vết thương, trộn lẫn với các tế bào của bệnh nhân và kích hoạt sản xuất collagen để chữa lành vết thương và hình thành sẹo.
Giám đốc Sở Đầu tư, Công nghiệp và Khoa học tỉnh Moscow Yekaterina Zinovieva giải thích, "mỗi năm, các nhà khoa học của tỉnh đăng ký hàng chục phát minh công nghệ, phát triển và khám phá mới trong lĩnh vực sinh học, hóa học, vật lý, dược phẩm và các ngành khoa học khác".
Mặt sưng nề, đau đớn vì tin quảng cáo 'bảo hành trọn đời' Tin lời quảng cáo 'bảo hành trọn đời" khi tiêm chất làm đầy (filler) hai thái dương bị hóp, chị M. đã phó thác trán lép cho "bác sĩ dởm", sau 4 tuần chị rơi vào trạng thái sợ hãi. Mặt sưng nề, đau đớn vì tin quảng cáo "bảo hành trọn đời" (Ảnh minh hoạ) Phát sốt vì sưng tấy Tháng 10/2020...