Những thói quen gây viêm đường tiết niệu chúng ta vẫn duy trì hàng ngày mà không hay biết
Viêm đường tiết niệu là một trong những vấn đề gây đau đầu không ít người, đặc biệt với nữ giới.
Theo thống kê của các chuyên gia phụ khoa, có tới 80% nguyên nhân các trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu đến từ quan hệ tình dục. Tuy vậy, vẫn còn những nguyên nhân khác mà rất nhiều người không ngờ. Nếu muốn đảm bảo bản thân không mắc phải những vấn đề khó chịu liên quan tới khu vực này, hãy tham khảo một vài nguyên nhân sau:
Giữ cho cơ thể luôn đủ nước là một trong những điều kiện tiên quyết để đảm bảo sức khỏe luôn trong tình trạng hoàn hảo bởi khi uống ít nước, quá trình bài tiết cơ thể cũng giảm sút. Payal Bhandari, dược sĩ kiêm tư vấn viên y khoa tại Tổ chức Uqora cho biết, tiểu tiện là quá trình thải loại vi khuẩn tự nhiên hiệu quả nhất của cơ thể. Duy trì lượng nước đầy đủ cho cơ thể cũng đặc biệt quan trọng trong thời tiết hanh khô.
Nhịn tiểu cũng là một thói quen có hại cho sức khỏe của bạn đặc biệt là đường tiết niệu. Koushik Shaw, dược sĩ kiêm nhà sáng lập Viện nghiên cứu Austin Urology cho biết, với thể trạng bình thường, tần suất tiểu tiện thường rơi vào khoảng 2-3 gi
Nhịn tiểu cũng là một thói quen có hại cho sức khỏe của bạn đặc biệt là đường tiết niệu.
Vệ sinh không khoa học
Chuyên gia Yvonne Bohn, bác sỹ phụ khoa tại Trung tâm tiết niệu Cystex cho biết, các loại vi khuẩn từ hậu môn có thể dễ dàng xâm nhập vùng kín và gây viêm đường tiết niệu nếu bạn không vệ sinh khu vực này đúng cách. Do đó, mỗi lần vệ sinh khu vực vùng kín, hãy nhớ nguyên tắc từ trước ra sau.
Đảm bảo khu vực nhạy cảm luôn thoải mái cũng là cách phòng tránh những vấn đề tiết niệu hiệu quả. Theo tiến sĩ Bohn, sử dụng quần lót quá chật cũng gia tăng tỉ lệ lây nhiễm vi khuẩn từ khu vực hậu môn lên vùng kín.
Đảm bảo khu vực nhạy cảm luôn thoải mái cũng là cách phòng tránh những vấn đề tiết niệu hiệu quả.
Dùng một số loại thuốc
Debby Herbenick, nhà dược sĩ học kiêm tư vấn viên y khoa tại Đại học Indiana (Mỹ) cho biết, một số loại thuốc tránh thai có khả năng ức chế hoạt động của hệ tuần hoàn, khiến quá trình đào thải các chất cặn ra khỏi cơ thể không diễn ra trọn vẹn. Một số loại thuốc cân bằng hormone khác lại có thể can thiệp làm mất cân bằng độ pH tại khu vực vùng kín. Tất cả những nhân tố này đều là nhân tố khiến khu vực nhạy cảm này gặp nguy cơ với những loại khuẩn viêm nhiễm tiết niệu.
Video đang HOT
Ngâm mình trong bồn tắm quá lâu cũng không phải thói quen có lợi cho đường tiết niệu của bạn. Theo tiến sĩ Shaw, các loại hóa chất trong xà phòng tắm có thể làm đảo lộn độ pH và lấy đi độ ẩm tại khu vực vùng kín. Nếu bạn sở hữu thói quen ngâm mình lâu trong bồn tắm, hãy lựa chọn những loại xà phòng ít kích ứng da và có hàm lượng sút NaOH thấp.
Uống quá nhiều cà phê, rượu
Các loại đồ uống này khi sử dụng nhiều đều hút nước của cơ thể và khiến bạn nhanh chóng rơi vào tình trạng thiếu nước. Dùng nhiều cà phê và rượu không phải thói quen tốt cho sức khỏe khi bạn không có khả năng bổ sung nước cho cơ thể liên tục.
Dùng nhiều cà phê và rượu không phải thói quen tốt cho sức khỏe.
Mặc quần áo ướt
Theo Erin Sundermann, nhà khoa học kiêm trợ lý giáo sư đồng thời là người nghiên cứu các loại vi sinh vật kí sinh tại đại học Y California San Diego School, những món đồ đẫm mồ hôi, ẩm ướt là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn sinh sống và trú ngụ. Thay vì tiếp tục sử dụng, hãy chú ý thay thế nhanh chóng sau mỗi buổi tập gym hay đi bơi, bạn sẽ hạn chế được nguy cơ viêm nhiễm tương đối.
Không giữ vệ sinh vùng kín
Vùng kín kém vệ sinh cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm đường tiết niệu. Đặc biệt, trong chu kì đèn đỏ bạn càng cần phải chú ý điều này. Sherry Ross, nhà dược sĩ học phụ khoa kiêm chuyên viên chăm sóc sức khỏe phụ nữ tại trung tâm Santa Monica, California cho biết, sự xáo trộn hormone trong kì kinh nguyệt có thể mở đường cho các loại vi khuẩn tấn công khu vực này nếu bạn không chú ý giữ vệ sinh.
(Nguồn: Glamour)
Theo HQ/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
6 điều nên và không nên khi bạn bị viêm đường tiết niệu
Nếu bạn đã từng bị viêm đường tiết niệu, bạn sẽ biết được cảm giác bị bệnh này kinh khủng như thế nào, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ.
Qua các con số thống kê từ Tổ chức Thận quốc gia của Mỹ, cứ trong 5 chị em phụ nữ thì sẽ có 1 người bị nhiễm trùng đường tiểu ít nhất một lần trong đời. Nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn 'lẻn vào' bàng quang qua niệu đạo và chúng cứ thế sinh sôi nảy nở thêm, làm cho niêm mạc đường tiết niệu bị sưng lên. Điều này dẫn đến các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đau vùng chậu, và một số các triệu chứng khác.
Bilal Chugtai, bác sĩ tiết niệu tại New York nói: 'Bệnh viêm nhiễm đường tiểu sẽ làm bạn rất khó chịu, chính vì vậy mà việc tránh một số hoạt động nhất định để không làm trầm trọng thêm các triệu chứng hoặc gây kích ứng vùng âm đạo rất là quan trọng'.
Dưới đây là 6 điều nên và không nên làm khi bạn bị viêm đường tiết niệu:
1. Không nên: Trì hoãn việc tới gặp bác sĩ
Khi bạn đã gặp phải các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu, bạn càng trì hoãn việc khám chữa bệnh bao lâu thì sự nhiễm trùng càng có thêm thời gian để lây lan. Điều này vô tình khiến bạn có nguy cơ cao gặp các biến chứng về sức khỏe nghiêm trọng.
Ekene Enemchukwu, phó giáo sư nghiên cứu về tiết niệu tại Đại học Stanford cho biết: 'Lúc bạn chỉ mới gặp vấn đề về nhiễm trùng bàng quang điều trị mất 3 ngày uống thuốc kháng sinh thì bạn không đi chữa, bạn trì trệ việc thăm khám chữa quá lâu, tình trạng bệnh của bạn sẽ chuyển sang tình trạng nhiễm trùng thận phải điều trị bằng cách phức tạp đòi hỏi phải dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Không đi khám sớm, bạn sẽ gặp phải tình trạng bệnh phức tạp hơn: nhiễm trùng âm đạo, các bệnh lây qua đường tình dục, sỏi thận, táo bón nặng và nặng hơn thì có thể là teo âm đạo'.
Nên: Gặp ngay bác sĩ khi thấy dấu hiệu của bệnh
Bạn nên gặp ngay bác sĩ ngay khi bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Và hãy nhớ: những toa thuốc kê theo đơn như AZO có thể giúp bạn giảm đau nhưng chúng sẽ không có tác dụng tiêu diệt triệt để các vi khuẩn giống như tác dụng của thuốc kháng sinh.
2. Không nên: Tự ngừng uống thuốc kháng sinh
Khi bác sĩ khám kê cho bạn một đợt điều trị kháng sinh cho 3, 7 hay 10 ngày, đó không đơn giản chỉ là những con số. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để xác định chính xác thời gian mà cơ thể bạn cần tới kháng sinh để loại bỏ hoàn toàn được sự lây nhiễm. Vì vậy, việc bạn bắt đầu cảm thấy tốt hơn sau 1 hoặc 2 ngày sau khi uống thuốc điều đó không có nghĩa là bạn đã khỏi hoàn toàn. Nếu bạn ngừng điều trị quá sớm thì đồng nghĩa với việc đang tạo cơ hội cho vi khuẩn chống lại các thuốc bạn đã uống và điều này sẽ càng làm khó cho bạn hơn trong những lần điều trị sau.
David Kaufman, bác sỹ công tác tại Trung tâm Tiết niệu ở thành phố New York cho biết: 'Vi khuẩn sống sót vốn đã được tiếp xúc với một lượng thuốc kháng sinh nhỏ sẽ tiếp tục phát triển để chống lại thuốc kháng sinh. Điều đó có nghĩa là cơ thể bạn sẽ trở nên nhờn với thuốc kháng sinh và việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn thoát hẳn bệnh này'.
Nên: Uống thuốc đủ thời gian mà các bác sĩ yêu cầu
Những điều bạn cần làm rất đơn giản: Nếu bác sĩ cho bạn dùng thuốc kháng sinh trong 10 ngày thì bạn hãy uống đủ 10 ngày, không tự ý ngắt quãng quá trình điều trị bằng cách ngưng uống thuốc kháng sinh. Nếu các triệu chứng vẫn tồn tại sau khi bạn hoàn thành đợt uống thuốc kháng sinh thì bạn cần quay lại gặp bác sĩ để tái khám.
3. Không nên: Lười uống nước
'Nước là thứ cần thiết cho tất cả các chức năng của cơ thể hoạt động tối ưu, Nếu chúng ta bị mất nước, các vi khuẩn có thể mưng mủ trong bàng quang. Khi cơ thể chúng ta có đủ nước, chúng ta sẽ đi tiểu thường xuyên và điều này sẽ làm sạch bàng quang, đào thải các độc tố có hại cho cơ thể ra ngoài một cách dễ dàng', Carolyn DeLucia cho biết.
Không uống đủ nước sẽ ngăn chặn việc tiếp cận của thuốc tới nơi cần điều trị trong cơ thể : 'Kháng sinh phải có sự thâm nhập tốt vào thận và bàng quang', Vandana Bhide, bác sỹ tại Bệnh viện Mayo nói.
Nên: Uống đủ nước
Theo DeLucia, lượng nước bạn cần trong ngày sẽ bằng 25-50% trọng lượng của cơ thể, ví dụ: bạn nặng 60kg thì bạn nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Hãy nhớ rằng nước cũng sẽ giúp làm loãng chất độc trong đường tiết niệu của bạn và giúp bạn giảm đau khi gặp phải các triệu chứng của bệnh.
4. Không nên: Ăn những thực phẩm làm bệnh thêm trầm trọng
Uống nhiều nước hơn không có nghĩa là loại nước nào bạn cũng có thể uống được. Các bác sĩ luôn đề nghị các bạn tránh các thức ăn và thức uống vốn được biết đến là một tác nhân gây ảnh hưởng tới bàng quang trong đó có cà phê, rượu, nước ngọt chứa cafein, trái cây chua, thức ăn cay và chất làm ngọt nhân tạo.
Kaufman nói: 'Ăn uống các loại đồ ăn thức uống không hợp lí khi đang bị viêm nhiễm đường tiểu sẽ làm tâm trạng bạn cảm thấy tồi tệ hơn, nó giống như tình trạng bạn chà muối vào một vết thương'.
Nên: Chọn những thực phẩm chứa chất làm ngọt tự nhiên thay vì chất làm ngọt nhân tạo.
Alyssa Dweck, bác sĩ Y khoa, giáo sư lâm sàng trợ lý tại CareMount cho biết: 'Nếu bạn muốn uống thứ nước gì đó có hương vị, hãy uống nước ép nam việt quất tự nhiên. Trong nam việt quất có một chất tự nhiên có thể giúp cho bàng quang sạch, vi khuẩn không thể trú ngụ được ở đó'.
5. Không nên: Nhịn tiểu
Nhịn tiểu là việc mà rất nhiều chị em chọn thay vì liên tục phải chạy vào nhà vệ sinh. Tuy nhiên, nếu như bạn thường xuyên nhịn tiểu thì có lẽ đường tiết niệu của bạn sẽ gặp những rắc rối lớn. Khi bạn nhịn tiểu, điều đó cũng có nghĩa rằng bạn đang tạo cơ hộ vi trùng trôi nổi xung quanh trong bàng quang của bạn.
Bhide nói: 'Rất nhiều phụ nữ bận rộn đến nỗi mà họ tiết kiệm cả thời gian đi tiểu. Điều này không hề tốt chút nào, ngược lại bạn còn đang làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu đấy nhé'.
Nên: Vào nhà vệ sinh khi cần
Điều này đúng cho dù bạn có bị nhiễm trùng tiểu hay không: Nếu bạn có nhu cầu phải đi, hãy đi, đừng xấu ổ hay ngượng ngùng vì bất cứ lí do gì. Khi đi vệ sinh xong, bạn nhớ lau từ trước ra sau.
Bhide nói: 'Niệu đạo ở phụ nữ ngắn hơn rất nhiều so với ở nam giới, vì vậy đó là lý do tại sao phụ nữ thường có xu hướng bị nhiễm trùng bàng quang nhiều hơn so với nam giới. 'Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục vì điều này sẽ giúp quét sạch các loại vi khuẩn mà vô tình nó đã có thể đã lẻn vào bàng quang trong khi bạn đang quan hệ tình dục.
6. Không nên: Quan hệ tình dục khi đang bị viêm đường tiểu
Nói về quan hệ tình dục, nói quan hệ tình dục sẽ làm bạn bị nhiễm trùng đường tiểu là không chính xác. 'Hầu hết phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiểu đều có triệu chứng tránh sinh hoạt tình dục bởi vì nó gây khó chịu', Enemchukwu nói. Về mặt lí thuyết, khi quan hệ tình dục, vi khuẩn từ âm đạo sẽ trở lại vào bàng quang, gây ra một sự nhiễm trùng mới.
Nên: Hạn chế quan hệ tình dục trong khi bạn còn đang bị viêm đường tiết niệu
Bác sĩ khuyên bạn nên hạn chế quan hệ tình dục khi còn chưa chữa khỏi viêm đường tiểu thì bạn hãy nghe theo đi. Ma sát trong quá trình giao hợp rất lớn, chính vì vậy mà bạn nên tự ý thức bản thân mình để tránh sự viêm nhiễm nặng, khó chữa hơn về sau này.
(Tổng hợp)
Theo Thảo Thảo/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
Vùng kín nặng mùi, đối phó thế nào? Vùng kín có mùi là nỗi lo lắng, mất tự tin của bất cứ chị em nào, dù đã vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ. Bài viết dưới đây sẽ là lời lý giải cho tình trạng này và cách khắc phục, giúp chị em lấy lại tự tin. Dịch tiết âm đạo bất thường và vùng kín có mùi hôi Mùi sinh...