Những thói quen có hại cho đôi chân của bạn
Ngày hè nóng nực, các cô gái thành phố thường thích mặc váy và đi giầy cao gót không tất vào mùa hè. Nhưng điều ấy lại không hề tốt vì mùa hè là mùa bùng phát bệnh ở chân.
Sức nóng của ngày hè không chỉ làm nở lỗ chân lông mà còn đổ mồ hôi nhiều hơn khiến chân gặp những vấn đề như bị sưng, bị viêm, nấm chân…Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng nhiều thói quen có hại cho đôi chân của bạn như đi giầy hè không tất, thường xuyên làm móng…
Đi giầy hè không tất
Mùa hè có rất nhiều người đi giầy hè không tất vì nghĩ như vậy sẽ giúp chân thoáng bớt đồ mồ hôi. Thực ra, thói quen đi giầy hè không tất đã gây tổn hại cho chân của bạn.
Đi giầy hè không tất sẽ làm cho da bạn bị “cháy xém” trực tiếp dưới ánh mặt trời. Tia cực tím UV trong ánh nắng sẽ kích thích da sản sinh ra một lượng lớn tế bào ôxy hóa gốc tự do, phá hỏng tổ chức tế bào của da, đẩy nhanh sự hình thành của sắc tố đen, làm cho màu da tối đi, thô ráp, mất độ đàn hồi, giảm sức đề kháng của da. Thậm chí có nghiên cứu còn chỉ ra rằng, phần da chân trực tiếp bị ánh nắng mặt trời chiếu vào ở người đi giầy hè không tất sẽ có nguy cơ bị ung thư da.
Ngày hè, bàn chân con người vốn rất dễ đổ mồ hôi. Nếu đi giầy hè không tất, đặc biệt là đi những đôi giầy hè bằng da, bằng cao su, thậm chí giầy thể thao có đặc tính thấm hút không phải là tốt. Giầy sẽ làm cho da chân trực tiếp bị ngâm trong mồ hôi, tạo thành môi trường ẩm nóng thuận lợi cho vi khuẩn nấm phát triển, dẫn đến bệnh nấm chân.
Ảnh minh họa
Thường xuyên cắt gọt chai chân
Không có bít tất bảo vệ, chân và giầy thường cọ sát sẽ khiến lớp da ngoài của những vị trí thường xuyên tiếp xúc với giầy như gót chân, ngón chân bị dầy lên, tăng khả năng làm chai chân, thậm chí là bệnh mắt cá chân.
Video đang HOT
Rất nhiều người thích làm cho chân mình được thoải mái bằng cách dùng dao hoặc kìm bấm cắt gọt chai chân. Thực ra làm như vậy sẽ không chỉ gây ra sự mất cân bằng chỉnh thể của da nơi bị gọt cắt và còn làm cho chai chân dầy hơn và cứng hơn. Vì lớp da bị chai mất sẽ mọc lại và lại cần cắt gọt. Thường xuyên cắt gọt chai chân sẽ kích thích sừng hóa làm cho tốc độ chai chân trở lại nhanh hơn.
Đi giầy quá chật
Trong mùa hè, bàn chân con người thường hay xuất hiện tình trạng sưng lên. Vì vậy, người ta sẽ cảm thấy những đôi giầy vốn rất vừa trở nên chật hơn. Giầy chật sẽ tạo thành lực ép lên rất nhiều xương và khớp ở chân. Gần 1/4 số khớp của cơ thể con người nằm ở chân. Nhiệt độ bên ngoài tăng cao sẽ làm sưng bàn chân tạo nên áp lực lên các khớp này, gây ra cảm giác đau đớn. Sau đó, áp lực này lại dồn ngược lại làm trầm trọng thêm các bệnh ở bàn chân. Chẳng hạn như xương ngón chân biến dạng và u ngón chân cái. Do xương khớp đã bị biến dạng không có nhiều chỗ trống để cử động nên áp lực từ bên ngoài sẽ gây càng làm tăng thêm cảm giác đau đơn.
Đi chân đất nơi công cộng
Đi chân đất nơi công cộng sẽ dễ dàng nhiễm một số bệnh ở chân. Chẳng hạn như nếu bạn đứng chân không trên thảm Yoga dùng chung ở phòng tập Yoga sẽ dễ bị nhiễm nấm chân. Vi khuẩn nấm ở chân sinh sôi nhanh chóng trong môi trường nóng ẩm mà thảm Yoga dùng chung mang theo rất nhiều loại vi khuẩn nấm chân. Chỉ cần chân bạn bị xước nhẹ cũng sẽ dễ dàng bị nhiễm nấm chân. Vì thế, mỗi khi đi tập Yoga, bạn nên mang theo thảm Yoga cá nhân sẽ tốt hơn nhiều.
Theo Bảo Ngân
Sức khỏe đời sống
Sốt nhẹ ở trẻ: Coi chừng bệnh nặng!
Sốt là phản ứng tự vệ của cơ thể. Ở trẻ em, thân nhiệt rất dễ thay đổi. Nếu phát hiện nhiệt độ cơ thể trẻ trên 38 độ C có nghĩa là trẻ đang bị sốt. Lúc này, trẻ thường có có biểu hiện bứt rứt trong người, quấy khóc, tay chân lạnh, người nóng, mặt đỏ bừng, khát nước, đồ mồ hôi, hoặc có cảm giác ớn lạnh, sợ gió, đau đầu...
Nguyên nhân gây sốt ở trẻ
Do thay đổi cơ thể trẻ: Vì cơ thể còn non yếu, hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh nên cơ quan điều hòa thân nhiệt của trẻ dễ bị xáo trộn, trẻ sốt có thể do mọc răng, hoặc sau khi biết lật, biết bò...
Thiếu nước: Do trẻ bú sữa ít, người lớn lại quên không cho uống thêm nước hoặc do pha sữa bột không đúng lượng (nhiều sữa, ít nước), do tiêu chảy, do nằm lồng ấp đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng.
Dùng không đúng thuốc kháng sinh hoặc dùng nhiều thuốc bổ vitamin D cho trẻ (gây tích lũy) cũng làm trẻ bị sốt.
Sốt do nhiễm trùng: gồm vi trùng (thương hàn, não mô cầu, liên cầu trùng...); siêu vi trùng (sốt xuất huyết, siêu vi cúm...); ký sinh trùng (sốt rét, sán...)
Cha mẹ chớ coi thường khi trẻ bị sốt.
Không nên chủ quan
Tùy theo cơ thể của từng trẻ mà biểu hiện sốt ở mức độ khác nhau. Đôi khi trẻ sốt cao nhưng chỉ là bệnh nhẹ hoặc có khi biểu hiện sốt nhẹ lại là dấu hiệu của bệnh nặng. Do đó, người lớn không nên chủ quan đánh giá tình trạng bệnh qua sốt mà phải quan tâm đến những bệnh lý gây sốt ở trẻ.
Có những cơn sốt nhẹ (hâm hấp về chiều) không làm cho trẻ khó chịu, sau đó dịu dần đi, rồi lặp đi lặp lại khiến nhiều bậc cha mẹ nghĩ không phải trẻ sốt bệnh thật sự nên thường bỏ qua. Tuy nhiên, đây có thể là triệu chứng sốt do lao, chỉ đến khi bệnh của trẻ trầm trọng mới đưa đi bệnh viện thì bệnh đã nặng.
Có những trường hợp trẻ bị những đợt sốt cao liên tục, uống thuốc chườm mát thì giảm nhưng sau đó lại bị sốt lại, ngoài ra không có biểu hiện gì khác. Sang ngày thứ ba hoặc thứ tư, trẻ tự nhiên hết sốt làm cho người lớn lầm tưởng đã hết bệnh. Tuy nhiên, đây có thể là sốt của sốt xuất huyết. Ngày trẻ tự hết sốt cũng là ngày quan trọng cần lưu ý vì có khả năng trẻ bị sốc nặng do ảnh hưởng của bệnh này.
Trẻ sốt cao liên miên, kèm theo ho, chảy mũi, hắt hơi nhiều cũng làm cho cha mẹ lầm tưởng là trẻ chỉ bị sốt do viêm đường hô hấp, nhưng đây có thể là sốt do sởi.
Xử lý khi trẻ bị sốt
Thông thường cha mẹ thường theo kiểm tra nhiệt độ của trẻ bằng cách dùng mu bàn tay - ngón tay áp vào trán hoặc nách trẻ để xem trẻ có bị sốt không, nếu nghi ngờ thì lấy nhiệt kế thủy ngân đo cho chính xác.
Khi phát hiện trẻ bị sốt, để giảm nhiệt độ cho trẻ các bậc cha mẹ nên làm một số việc sau:
- Đặt trẻ nằm ở nơi thoáng, không có gió lùa.
- Cởi bỏ đồ dày, dài, chỉ để cho trẻ mặc đồ mỏng, ngắn, thoáng mát. Một số cha mẹ nghĩ quấn chăn sẽ làm trẻ bớt lạnh, ít đổ mồ hôi nhưng đây là quan niệm sai lầm vì sẽ khiến nhiệt độ trong người trẻ không thoát ra được, khiến trẻ sốt càng lúc càng cao, thậm chí có thể gây co giật.
- Dùng 5 chiếc khăn thấm nước mát, vắt ráo, thay đôi đắp lên trán, cổ, nách, háng của trẻ, một chiếc dùng để lau người (cho đến khi thân nhiệt của trẻ hạ xuống còn 38 -38,5 độ C là được.
- Nhớ cho trẻ uống nhiều nước và lau khô mồ hôi.
Nếu trẻ sốt cao có thê dùng thuốc nhét hậu môn để giảm sốt, hoặc cho trẻ uống Acetaminophen (liều lượng tùy vào trọng lượng cân nặng của bé: 15-20mg/kg/lần). Ví dụ: trẻ cân nặng 10kg thì liều dùng sẽ là 150mg.
Khi liên tục theo dõi 1-2 tiếng, trẻ vẫn chưa hạ sốt hoặc hạ sốt nhưng 4-6 tiếng sau lại sốt lại, cha mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để bác sĩ khám và tìm được nguyên nhân gây sốt và điều trị đúng bệnh.
Theo Vnmedia
Mùa nóng hạn chế ăn gì? Nhiệt độ bên ngoài tăng cao thì cơ thể bạn cũng tăng nhiệt theo, từ đó có thể làm bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, mất ngủ và bị mất tập trung. Uống đủ nước rất quan trọng, bên cạnh đó bạn cần ăn uống phù hợp và lành mạnh trong mùa hè. Có một số thực phẩm có thể gây hại...