Những thời điểm bạn không nên uống nước
Nước rất cần thiết cho cơ thể, nhưng không phải lúc nào cũng nên uống. Đặc biệt, bạn không nên uống nước trước khi đi ngủ, sau khi ăn cay và trong lúc tập thể dục cường độ cao.
Ngay trước khi ngủ: Uống nước trước khi đi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Bạn sẽ cần đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm và mất nhiều thời gian để ngủ lại. Ngoài ra, thận làm việc chậm hơn vào ban đêm so với ban ngày. Đó là lý do bạn thường bị sưng mặt và chân tay vào buổi sáng. Uống nước trước khi ngủ có thể làm tăng các triệu chứng này.
Trong khi tập luyện cường độ cao: Theo các nhà khoa học, uống quá nhiều nước trong khi tập thể dục có thể gây ra các tác dụng phụ tiêu cực. Trong khi tập luyện cường độ cao, nhiệt độ cơ thể tăng lên khiến bạn cảm thấy nóng. Uống quá nhiều nước để hạ nhiệt có thể gây ra sự sụt giảm chất điện giải. Kết quả là bạn có thể bị đau đầu, buồn nôn, chóng mặt. Bên cạnh đó, uống quá nhiều chất lỏng có thể gây nguy hiểm cho những người mắc bệnh tim vì nó làm tăng áp lực lên tim. Đó là lý do các bác sĩ khuyên bạn chỉ nên uống nước sau khi tập luyện.
Nếu nước tiểu trong suốt, không màu: Theo Prevention, nước tiểu trong suốt là dấu hiệu của hydrate hóa quá mức. Nếu nước tiểu không màu, có lẽ bạn đã uống quá nhiều nước trong ngày, ngay cả khi bạn không cảm thấy khát. Uống nước thời điểm này có thể làm sụt giảm nồng độ natri, dẫn đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bao gồm đau tim.
Sau khi ăn cay: Bạn không nên uống nước sau khi ăn đồ cay vì cảm giác nóng rát là do phân tử capsaicin gây ra. Vì capsaicin là phân tử không phân cực, nó chỉ có thể hòa tan được trong các chất không phân cực khác như sữa. Trong khi đó, nước chứa các phân tử cực, có thể làm capsaicin lan rộng khắp miệng và cổ họng. Điều đó khiến tình trạng nóng rát trầm trọng hơn.
Video đang HOT
Trước và trong khi ăn: Uống trong khi ăn có thể gây khó tiêu. Điều này là do miệng sản xuất nước bọt với các enzyme cần thiết cho quá trình tiêu hóa khỏe mạnh. Uống trong khi ăn dẫn đến giảm tiết nước bọt, thực phẩm sẽ càng khó tiêu hóa, tích tụ trong cơ thể và trở nên độc hại. Đặc biệt, tiêu thụ nước lạnh hoặc đồ uống có cồn càng làm cho tình hình tồi tệ hơn.
Nếu bạn đã uống nhiều nước trong suốt cả ngày: Uống quá nhiều nước có thể dẫn đến nồng độ natri thấp và tác dụng phụ khó chịu. Nó có thể gây ra co giật, nhầm lẫn, chóng mặt và mệt mỏi.
Theo Zing
Muốn bảo vệ thận, hãy làm tốt nguyên tắc một "không" sau bữa ăn và hai "không" trước khi ngủ
Thận là cơ quan quan trọng của con người, đảm đương nhiệm vụ thải các độc tố, chất thừa thải ra bển ngoài, đảm bảo sức khỏe cho bạn. Vậy làm sao để bảo vệ thận tránh khỏi tổn thương và bệnh tật?
Nguyên tắc một "không" sau bữa ăn
Theo khuyến các từ các chuyên gia sức khỏe, nhiều người có thói quen sẽ dùng canh, súp sau khi ăn cơm. Việc này hoàn toàn không có hại gì nhưng bạn cần nhớ một nguyên tắc quan trọng: Đó chính là không nên ăn những loại canh súp được nêm quá mặn.
Đại đa số thức ăn mà chúng ta dung nạp vào cơ thể đều có thành phần muối và nó được trao đổi chất tại thận. Nếu sau bữa ăn, bạn dùng thêm canh súp với lượng muối quá nhiều sẽ tăng thêm gánh nặng cho thận. Đặc biệt ở dạng lỏng, các ly tử natri trong muối được "cô đặc" lại nhiều hơn, khó bài tiết ra ngoài, lâu ngày sẽ làm suy giảm chức năng thận.
Tốt nhất nếu muốn dùng canh, súp sau khi ăn cơm thì nên chế biến những món canh thanh đạm, ít muối, ít dầu mỡ vì vừa có thể giúp bạn "làm mát" cổ họng vừa đảm bảo cho thận không phải làm việc quá sức.
Nguyên tắc hai "không" trước khi ngủ
Trước khi ngủ không nên nhịn tiểu
Sau một ngày làm việc mệt mỏi thì chuyện được nằm xuống chiếc giường êm ái là một loại hưởng thụ và thư giãn tuyệt vời. Cũng chính vì lý do này mà khiến nhiều người cảm thấy lười khi phải ngồi bật dậy để uống nước hoặc đi tiểu tiện.
Thậm chí có người còn nhịn tiểu suốt một đêm dài đến tận sáng hôm sau mới giải quyết nhu cầu khi thức dậy. Thói quen này sẽ khiến nước tiểu tồn đọng lâu trong bàng quang, đồng thời khi ngủ cơ thể bạn còn không ngừng sản sinh nước tiểu, vì vậy càng tăng áp lực cho bàng quang và làm suy yếu chức năng của nó.
Nếu có một lượng lớn các vi khuẩn từ nước tiểu "chảy ngược" lại sẽ dễ gây nguy cơ viêm nhiễm cho thận. Hậu quả có thể dẫn đến chứng viêm tiểu cầu thận, hoặc làm chức năng thận sớm thoái hóa.
Ngoài ra, trước khi chìm vào giấc ngủ mà bạn vẫn nhịn tiểu suốt đêm sẽ ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ. Một khi giấc ngủ kém cũng gây tổn hại đến thận tinh và sức khỏe nói chúng của bạn.
Trước khi ngủ không uống quá nhiều nước
Ngay cả việc bạn chỉ uống nước lọc nhưng nếu uống quá nhiều trước khi ngủ sẽ khiến ly tử natri trong nước tích tụ lại, tăng gánh nặng cho thận và còn dễ khiến cơ thể bị chứng phù thủng do tích nước.
Một số người trước khi ngủ còn thích uống nước giải khát, chẳng hạn như nước ngọt có ga, bia rượu, trà đậm v.v... Các thức uống này dễ khiến nồng độ nước tiểu bị "đậm đặc" hơn, tăng thêm gánh nặng cho thận vì phải thanh lọc độc tố hay chất cặn thừa thải. Lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật cho thận và các cơ quan khác trong cơ thể của bạn.
Giáo sư Quách Liên Ba, chủ nhiệm khoa thận bệnh viện Châu Giang, thuộc trường đại học Y khoa phương Nam (Trung Quốc) cho biết: " Muốn bảo vệ thận, hằng ngày bạn nên uống đủ nước để làm loãng nước tiểu, có lợi cho thận thải độc và các chất thải.
Tuy nhiên, bạn nên hạn chế các thức uống có ga, nhiều đường vì sẽ gây phản tác dụng, không những không đảm bảo sức khỏe mà còn hại thận. Mặc dù vậy, trước khi ngủ thì không nên uống nhiều nước để tránh gây ảnh hưởng giấc ngủ và quá trình "làm việc" lẫn nghỉ ngơi của các cơ quan trong cơ thể."
Thiên Khuê
Nguồn: Familydoctor, Sohu
Theo emdep
Uống nước thế nào cho đúng: Chuyên gia phân tích loại nước tốt nhất bạn nên uống hàng ngày Chúng ta uống nước hàng ngày và hầu như ít người quan tâm loại nhiệt độ nào là tốt nhất khi uống. Đây là phân tích của chuyên gia và bạn nên tham khảo để chọn cách uống tốt nhất. Theo thông tin đăng trên báo Thanh niên Bắc Kinh (TQ), Bác sĩ Phó Dục, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Triều Dương Bắc...