Những thế mạnh riêng của smartphone Việt
Với mức chi khoảng 5 triệu đồng, người tiêu dùng vẫn có thể sắm được một chiếc smartphone với tính năng không thua kém gì các sản phẩm quốc tế.
Cách đây chỉ một năm, nói đến smartphone Việt, nhiều người cho rằng đây là thiết bị chạy hệ điều hành đơn giản và đáp ứng được các nhu cầu sử dụng cơ bản, chứ chưa thể so sánh được với các sản phẩm mang tính toàn cầu.
Tuy nhiên, năm 2013, câu chuyện đã có nhiều thay đổi. Giờ đây,smartphone Việt được người dùng biết đến với các tính năng, ứng dụng vượt trội, xét một cách tổng thể, trong đó có giá thành sản phẩm được xem là một yếu tố then chốt.
Không phải ai cũng sẵn sàng chi 10, thậm chí 20 triệu để sở hữu một chiếc điện thoại đắt tiền, bởi mức thu nhập trung bình của người dân các thành phố lớn cũng chỉ đạt mức 4-6 triệu đồng/tháng.
Với mức chi khoảng 5 triệu đồng, người tiêu dùng vẫn có thể sắm chiếc smartphone Sky Nano với tính năng không thua kém gì các sản phẩm quốc tế, chỉ cần biết sơ qua về thông số, cấu hình của máy.
Cấu hình phần cứng
Là một chiếc smartphone mạnh mẽ, Sky Nano được trang bị các dòng chip thế hệ mới như lõi tứ (4 nhân). RAM các đời cũ thường chỉ 256MB, rồi 512MB, rồi đến 1GB, tuy nhiên ở mức 5 triệu bạn đã có thể mua được sản phẩm có RAM lên đến 2GB kèm bộ nhớ trong lên đến 16GB.
Video đang HOT
Kích thước và độ phân giải
Thế hệ smartphone giá rẻ thường có kích thước màn hình khoảng dưới 4 inch để tiết kiệm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, bàn tay và mắt chúng ta thường hợp với các loại màn hình có kích thước từ 4,5, 4,7 hoặc 5 inch. Trong đó kích thước 4,7 inch phù hợp với bàn tay người châu Á nói chung, 5 inch phù hợp với người phương Tây. Độ phân giải cũng là yếu tố quan trọng. Độ phân giải càng thấp sẽ cho tốc độ lướt cao hơn, tuy nhiên nếu thấp quá thì điểm ảnh sẽ không mịn. Mắt người bình thường có thể phân biệt được mật độ điểm ảnh khoảng 300dpi. Vì vậy, màn hình HD với độ phân giải 320dpi của Sky Nano sẽ là lựa chọn tốt. Màn hình Full HD có chất lượng cao hơn nhưng lại vượt quá mức độ phân biệt của mắt người và tốc độ xử lý khung hình sẽ thấp hơn, gây giật khi xem clip.
Camera
Sẽ là lỗi thời nếu bây giờ bạn mua một chiếc điện thoại có camera chỉ 5 hoặc 8 megapixel. Các dòng smartphone tầm trung đã được trang bị camera lên đến 13 megapixel, đồng thời độ phân giải của camera trước cũng tăng lên đáng kể. Để xác định chất lượng thực của “mắt” camera, bạn chỉ cần chọn độ phân giải cao nhất, chụp ảnh và lấy số đo chiều dài nhân với chiều ngang. Ví dụ một camera 13 “chấm” sẽ có kích thước khoảng 4096×3072.
Kết nối
Trước đây, mọi người thường có chung một suy nghĩ một smartphone đúng nghĩa phải được tích hợp Wi-Fi, Bluetooth, 3G với tốc độ xử lý cao. Tuy nhiên hiện nay các kết nối này đã quá cơ bản và được tích hợp trên cả các smartphone giá rẻ nhất. Một chiếc smartphone hiện nay phải được trang bị thêm cổng MHL để kết nối với tivi, cổng OTG để kết nối với thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím, USB để giúp chiếc điện thoại đa nhiệm hơn, có thể giúp người dùng được tiện lợi hơn, hay tính năng định vị toàn cầu GPS với la bàn số đi kèm. Các tính năng này có trên trên sản phẩm Sky Nano của hãng Skyphone.
Hệ điều hành
Khi hệ điều hành Android ra đời, không ai phủ nhận tính tiện ích và sự đơn giản của nó. Được cộng đồng phát triển bổ sung khá nhiều ứng dụng vào Google Play. Bạn có thể tìm bất kỳphần mềm nào cần thiết trong tất cả các lĩnh vực để tải về và sử dụng. Các phần mềm được viết bằng tiếng Việt cũng có số lượng đến hàng nghìn. Hiện nay bạn có thể tậu cho mình chiếc smartphone Sky Nano chạy hệ điều hành 4.2 với mức giá chỉ dưới 5 triệu đồng.
Thiết kế
Chạy theo cấu hình những bạn cũng đừng quên điều quan trọng thứ 2 vẫn là thiết kế của máy. Không ai muốn cầm một cục gạch trên tay cả. Bạn nên chọn cho mình một sản phẩm có thiết kế hài hòa, mỏng, nhẹ.
Kết luận
5 triệu là một số tiền không nhỏ nhưng cũng không đủ lớn để có thể tậu được những sản phẩm tốt. Tuy nhiên chỉ cần bạn biết cách so sánh, tìm hiểu thì vẫn có thể mua được một sản phẩm ưng ý.
Xem thêm về sản phẩm Sky Nano của hãng Skyphone với cấu hình mạnh mẽ, nhiều kết nối cao cấp tại link này.
Tư liệu: Sky phone
Theo VNE
Hình dáng ổ cứng đầu tiên trên thế giới
Xét về kích thước, nó lớn hơn một cái tủ lạnh hiện tại còn xét về cân nặng, nó năng hơn một tấn (1000kg).
IBM trình làng chiếc ổ cứng lưu trữ cho máy tính đầu tiên trên thế giới vào năm 1956. Xét về kích thước, nó lớn hơn một cái tủ lạnh hiện tại còn xét về cân nặng, nó năng hơn một tấn (1000kg). Ổ cứng bây giờ thường rất mỏng và nhỏ nhưng ổ cứng đầu tiên của nhân loại trông giống một máy điều hòa không khí mà bạn hay nhìn thấy ở các cửa hàng hay tiệm ăn. Bài viết này sẽ đề cập chi tiết về chiếc HDD đầu tiên, được dùng để lưu trữ dữ liệu và nó là tiền đề cho sự phát triển của ổ cứng, thay thế cho băng.
Một phiến đĩa của ổ cứng đầu tiên trên thế giới
Chiếc ổ cứng đang được nói tới này là một phần của chiếc máy tính IBM 305 RAMAC (viết tắt của Phương thức truy cập ngẫu nhiên của kiểm toán và điều khiển), trong đoạn video quảng cáo về nó, bạn có thể thấy Ramac là niềm tự hào của ngày xưa. Hiện tại, chiếc máy tính này đang được trưng bày ở Mountain View, California và nó được đại tu bởi hai kỹ sư Dave Bennet và Joe Feng cho mục đích trưng bày, dĩ nhiên là nó vẫn hoạt động tốt.
Mục đích ban đầu của IBM để phát triển 305 Ramac nhằm giúp sổ sách doanh nghiệp cập nhật không chỉ hàng tháng, hàng ngày mà ngay lập tức. Nó giúp các công ty thoát khỏi đống sổ sách khổng lồ. Trước khi Ramac được giới thiệu, hầu hết các doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu về kho hàng, bảng lương, ngây quỹ... hoàn toàn trên giấy tờ và cất giữ cẩn thận trong các tủ, kệ. Nếu may mắn hơn, một số doanh nghiệp có máy tính sẽ lưu dữ liệu trên các băng từ, điều này không phải lúc nào cũng thuận tiện bởi đôi khi muốn lục lại dữ liệu rất cũ thì sẽ phải lục lại băng từ cất ở đâu đó.
Ramac mang tới cho thế giới khái niệm về đĩa lưu trữ từ tính, cho phép bạn truy xuất dữ liệu mà không có độ trễ. Hệ thống Ramac bao gồm ổ cứng có 50 phiến đĩa xếp dọc và được phủ lớp sơn từ tính, nó quay với tốc độ 1200rpm (HDD hiện nay có tốc độ 5400rpm hoặc 7200rpm). Dữ liệu được ghi lên đó bằng cách thay đổi hướng từ tính (magnetic orientation) của một điểm trên đĩa và sau đó đọc dữ liệu bằng cách đọc hướng đó. Đây cũng là nguyên lý cơ bản để ghi/đọc dữ liệu trên các máy tính hiện nay, từ MTXT của bạn cho tới những hệ thống máy chủ của các dịch vụ web như Google, Amazon hay Apple.
Ổ cứng đầu tiên trên thế giới này tuy lớn hơn tủ lạnh và nặng tới 1 tấn nhưng nó chỉ có khả năng lưu trữ 5MB dữ liệu mà thôi. Thời điểm đó nó là một kỳ tích nhưng bây giờ một bài nhạc MP3 320kb/s cũng đã nặng hơn 5MB rồi. Ramac hiện tại được trưng bày tại viện bảo tàng và nó vẫn hoạt động tốt, bằng chứng là Bennet và Feng đã thành công khi đọc được dữ liệu ghi trên ổ cứng đó cách đây 40 năm.
Theo VNE
HP sắp giới thiệu smartphone chạy Android Mặc dù đã quyết định từ bỏ theo đuổi việc kinh doanh máy tinh bảng và điện thoại thông minh trên nền tảng WebOS vào cuối năm 2011, nhưng tuyên bố quay trở lại mới đây của HP đã khiến cho nhiều người khá ngạc nhiên. HP đã từng không thành công với smartphone chạy nền tảng WebOS Hewlett-Packard (HP) đã "bóng gió"...