Những thành phố mang vẻ đẹp vượt thời gian, ai cũng nên ghé thăm một lần
Mang vẻ đẹp cổ kính, kỳ bí, những thành phố này chính là điểm đến tiếp theo trong hành trình của bạn.
Lạc Dương, Trung Quốc
Thành phố lâu đời nhất châu Á, Lạc Dương là một trong 4 thủ đô cổ đại của Trung Quốc. Lạc Dương nằm ở phía Bắc của sông Lou. Thành phố này được biết đến với những ngọn núi tuyệt đẹp, những đền thờ và tượng đài Phật Giáo được chạm khắc trên các sườn đồi. Từng là thủ đô của một số triều đại, Lạc Dương nay đã trở thành một thành phố văn hóa nổi tiếng và được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Đến nơi đây, bạn đừng quên ghé thăm hang động Long Môn, có 2.345 bàn thờ Đức Phật, 100.000 bức tượng và 2.800 chữ khắc thư pháp. Ngoài ra, bạn sẽ có thể leo lên vô số những bậc thang trên sườn đồi để được ngắm nhìn những bức tượng hùng vĩ nhất.
Athens, Hy Lạp
Khi nghĩ về Athens cổ đại, có thể hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong tâm trí bạn chính là đền Parthenon- ngôi đền được xây dựng ở thế kỷ thứ 5 trước công nguyên dành riêng cho nữ thần Athena. Ngoài ngôi đền Parthenon, bạn có cơ hội ghé thăm những ngôi nhà cổ kính- những nơi sản sinh của nền văn minh phương Tây. Athens cũng là thành phố có quyền tự hào vì là chủ nhà đầu tiên của Thế vận hội Olympic hiện đại.
Đến nơi đây, bạn nên đến Acropolis để nhắm nhìn các tác phẩm điêu khắc cổ điển nổi bật bằng các bức tượng bằng đá cẩm thạch. Đi dọc theo khu phố Plaka lịch sử, những con đường nhỏ hẹp như mê cung, bạn sẽ được nhìn thấy thấy những lâu đài tân cổ điển, những di tích cổ xưa và rất nhiều nhà thờ khác.
Video đang HOT
Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ
Trước đây, thành phố Gaziantep từng được gọi là Antioch và Antep. Thành phố này nằm ở nơi Địa Trung Hải giao với Mesopotamia. Vào năm 300 trước Công nguyên, các tướng của Alexander Đại đế đã thành lập Zeugma (hiện là một phần của Gaziantep) trước khi nó bị Đế quốc La Mã chinh phục và cai trị như một tiền đồn quan trọng trên Con đường Tơ lụa đến Trung Quốc. Một số di tích cổ xưa vẫn còn tồn tại ở Gaziantep cùng với 13 bảo tàng khác nhau nơi lưu giữ các bộ sưu tập hiện vật ấn tượng.
Thành phố Luxor, Ai Cập
Luxor là thủ đô của đế chế Ai Cập cổ đại trong thời hoàng kim. Sông Nile cắt qua trung tâm Luxor, phân chia thành phố hiện đại ở Bờ Đông thành nghĩa địa cổ và những ngôi đền ở Bờ Tây. Truyền thuyết nói rằng người Ai Cập cổ đại chôn cất tổ tiên của họ ở Bờ Tây vì mặt trời lặn theo hướng đó tượng trưng cho hành trình sang thế giới bên kia. Bờ Tây là nơi bạn sẽ được ghé thăm lăng mộ của vua Tutankhamun và lăng mộ của các vị vua và hoàng hậu cổ đại khác.
Thành phố Jerusalem, Israel
Thành phố mang vẻ đẹp vượt thời gian này được coi là trung tâm của thế giới. Các bản đồ cổ đại cho thấy Jerusalem ở giữa ba lục địa được biết đến vào thời điểm đó: Châu Âu, Châu Á và Châu Phi. Thành phố này là nơi người Do Thái xây dựng đền thờ, nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh và là nơi Muhammad vươn lên thiên đàng. Đến nơi đây bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm bức tường phía Tây đồ sộ, địa điểm linh thiêng nhất của Do Thái giáo, viết một lời cầu nguyện hoặc ước nguyện và ném nó vào các vết nứt.
Quỳnh Trang
Theo Smartertravel
Người dân Ai Cập chào đón lễ hiến sinh Eid Al-Adha
Theo phóng viên TTXVN tại Ai Cập, ngay từ sáng sớm 11/8 - ngày đầu tiên của lễ Eid Al-Adha hay còn được gọi là lễ hiến sinh, hàng triệu người dân Ai Cập theo đạo Hồi đã đổ về các thánh đường Hồi giáo trên khắp cả nước để cầu nguyện.
Theo phong tục truyền thống, sau buổi cầu nguyện tại các thánh đường, nhiều người thường mua cả con cừu, bò hoặc dê - những con vật theo truyền thuyết dùng để làm vật hiến tế - rồi mang về thực hiện nghi lễ hiến sinh và sau đó thịt sẽ được chia thành nhiều phần.
Tuy nhiên, mỗi gia đình chỉ giữ lại một phần cho mình, còn lại là đem chia cho người thân,anh em họ và bạn bè, đặc biệt là những người nghèo khổ hoặc có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, anh Ihab Mohamed - người dân Ai Cập, cho hay Eid Al-Adha là dịp lễ lớn đối với tất cả tín đồ Hồi giáo trên thế giới, chứ không chỉ với riêng người Ai Cập.
Theo anh, ngoài nghĩa quan trọng về tôn giáo, Eid Al-Adha còn thể hiện sự hướng thiện, sẻ chia và nhân ái giữa con người với con người, đặc biệt là việc giúp đỡ người nghèo.
Anh Ihab nói: "Trong dịp lễ, tất cả mọi người, cho dù là người giàu hay người nghèo đều như nhau, tất cả mọi người đều có cơ hội để thưởng thức món thịt bò nướng truyền thống của Ai Cập, và các món ăn ngon khác. Tôi hy vọng rằng tất cả người Hồi giáo đều có thể cảm thấy vui vẻ trong những ngày này."
Chị Châu Dân - vợ anh Ihab Mohamed, một Việt kiều đã sinh sống ở Cairo 4 năm qua, cho biết, năm nào chị cũng đều háo hức đón chờ ngày lễ này.
Chị Dân chia sẻ: "Lễ hiến sinh cũng giống như Tết cổ truyền của người Việt Nam, người dân Ai Cập cũng đi mua sắp đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, thức ăn để chuẩn bị những bữa cơm đoàn tụ của gia đình và đi thăm hỏi anh em xa, người thân. Nhân dịp lễ này, chúng tôi cũng tham gia các hoạt động chia sẻ với cộng đồng, người nghèo."
Sau khi thực hiện xong nghi lễ, các gia đình thường đi thăm hỏi người thân hoặc đến các địa điểm vui chơi công cộng, sông Nile, nhà hát hoặc rạp chiếu phim.
Không khí lễ hội ngập tràn khắp nơi trên đất nước của xứ xở Kim tự tháp trong những ngày này, bất chấp điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn khi giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng cao.
Để đảm bảo an toàn cho người dân, nhà chức trách Ai Cập đã tăng cường các biện pháp an ninh trên toàn quốc trong dịp lễ quan trọng này, vốn bắt đầu từ ngày 11/8 và sẽ kéo dài trong thời gian 4 ngày.
Ngay từ sáng sớm ngày 11/8, an ninh đã được thắt chặt tại cơ sở tôn giáo, địa điểm công cộng, các nhà ga và các nơi tập trung đông người. Eid Al-Adha là một trong hai lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Hồi giáo, trước đó có lễ Eid-al-Fitr đánh dấu kết thúc tháng ăn chay Ramadan.
Lễ Eid Al-Adha được người Hồi giáo trên toàn thế giới tổ chức nhằm tôn vinh nhà tiên tri Abraham, người được cho là đã sẵn lòng hiến tế con trai trước khi Thượng đế can thiệp để ban cho ông ta một con cừu làm vật hiến tế thay thế./.
Trương Anh Tuấn
Theo vietnamplus.vn
Những bí ẩn 'hại não' về kim tự tháp Ai Cập Để tạo nên kim tự tháp khổng lồ, người Ai Cập thời cổ đại đã sử dụng hơn 2 triệu khối đá - mỗi khối đá nặng từ 2-50 tấn. Điều đáng kinh ngạc là tất cả kim tự tháp đều được xây hướng mặt về phía Bắc một cách chuẩn xác. Ai Cập (tên chính thức là nước Cộng hòa Ả Rập...