Những thần đồng bị xã hội xa lánh, sống đời cô độc vì quá… khác người
Với những sáng tác nghệ thuật khó hiểu tới mức khác thường so với khả năng thưởng thức của khán giả khi ấy, những thiên tài này đã buộc phải sống cuộc đời cô độc vì bị cả xã hội xa lánh.
Có rất nhiều thiên tài lựa chọn sự cô độc và bị người đời xa lánh, trong đó có hai ngôi sao sáng chói trên bầu trời nghệ thuật thế giới là William Blake (1757- 1827) – một hoạ sĩ người Anh và đồng thời là một trong những nhà thơ lớn của thế kỷ 18; và Ludwig van Beethoven – một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức, ông được coi là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, và cả khán giả trong lịch sử âm nhạc thế giới.
William Blake
Ngay từ khi còn rất nhỏ, William Blake đã luôn nói những điều bị người khác cho là hoang tưởng, như nhìn thấy Chúa và những thiên thần. Khi đó cha mẹ ông rất kiên nhẫn dạy con trai mình không “nói dối”, nhưng sau đó họ cũng nhận ra Blake rất khác biệt so với đám trẻ cùng lứa. Năm 12 tuổi, Blake đã bắt đầu làm thơ. Để có thể đọc và hiểu các tác phẩm kinh điển bằng ngôn ngữ gốc, ông đã quyết tâm tự học trôi chảy tiếng Hy Lạp, Latin, Do Thái và tiếng Ý. Blake tin rằng, thơ của ông hay, dễ hiểu và đi vào lòng người, ông nhất định không hi sinh bản sắc riêng của mình để trở nên nổi tiếng cho dù những áng thơ của ông bị đánh giá là khó hiểu và bất bình thường vào thời điểm đó. Năm 1808, ông trưng bày một số tranh màu nước tại Học viên Hoàng gia Anh, và năm 1809 ông tiếp tục trưng bày các tác phẩm của mình tại nhà của anh trai ông, James. Một số ít ỏi khán giả đã ca tụng tài năng nghệ thuật của Blake, nhưng phần lớn những người khác cho rằng chúng “gớm ghiếc” và khá nhiều người gọi Blake là kẻ điên.
Không được người đời thấu hiểu và dần bị xa lánh, Blake quyết định lựa chọn sự cô đơn, ông chỉ trò chuyện với người vợ luôn theo đi theo và ở bên cạnh ông. Khi bị thế giới bỏ quên, Blake đã hoàn toàn chìm mình vào sáng tác những bài thơ. Những thiên anh hùng ca vĩ đại được viết và in trong khoảng thời gian này, từ năm 1804 tới năm 1820. “Milton” (1804-08), “Vala, or The Four Zoas” (1797; viết lại sau năm 1800), và “Jerusalem” (1804-20) đều là những bài thơ không theo kiểu cấu trúc nào. Đó là những áng thơ rất trừu tượng miêu tả linh hồn con người vượt lên trên suy nghĩ lý tính.
Ludwig van Beethoven
Không giống như Blake cố ý tự cắt đứt mối liên hệ với xã hội và quá khứ, Beethoven bị tách ra khỏi xã hội một cách không tự nguyện bởi ông bị điếc. Với mặc cảm tàn tật, ông rơi vào trầm cảm và bị cô lập bởi tư tưởng cũng như nhu cầu phát triển hoàn toàn theo cách riêng của mình. Beethoven luôn cảm thấy cô đơn và hậu quả của nó đã ảnh hưởng không ít tới cuộc sống cũng như tinh thần sáng tạo của nhà soạn nhạc vĩ đại. Mặc dù là một trong những nghệ sỹ nổi tiếng nhất của châu Âu, người thừa kế của Mozart và học trò của Haydn nhưng từ khi 20 tuổi, sau khi mắc một căn bênh quái dị, cơ thể trở nên đau đớn bởi bệnh tật và một ngoại hình xấu xí đã khiến “hoảng tử âm nhạc của Vienna” trở nên khép mình. Dù rất được người hâm mộ yêu thích nhưng với bản tính không chịu gục lụy giới quyền quý giàu có, tài năng của ông vẫn không được giới quý tộc công nhận.
Video đang HOT
Người ta kể lại trong lịch sử âm nhạc câu chuyện giữa Beethoven và nhà quý tộc Lichnopxki. Trong một buổi chiêu đãi các sĩ quan quân đội của Napoleon, Lichnopxki đã ra lệnh cho Beethoven biểu diễn nhưng ông cương quyết từ chối và bỏ về trong cơn mưa tầm tã. Về đến nhà, Beethoven đã viết một bức thư đầy phẫn nộ: “Là hoàng thân như ông hiện nay là do sự ngẫu nhiên của việc thừa kế, còn là như tôi hiện nay là do chính tôi học hỏi mà thành. Hoàng thân thì đang và sẽ còn có hàng ngàn, còn Beethoven thì chỉ có một mà thôi!”.
Với tính cách ấy, và với số lượng sáng tác ngày càng xa rời thị hiếu của giới thượng lưu, Beethoven sống ngày càng túng thiếu, chìm đắm trong đau đớn của bệnh tật và sự cô độc cho đến khi từ giã cõi đời. Chuyện tình của ông cũng là những bi kịch khi ông luôn với tới những người phụ nữ dường như không dành cho mình. Mặc dù để lại cho đời những tuyệt phẩm, trong đó có các bản sonate cho piano, những tứ tấu đàn dây, và nhất là bản giao hưởng số 9, một tác phẩm bất hủ, lớn nhất và đặc sắc nhất trong kho tàng nhạc giao hưởng của thế giới, nhưng cuối đời Beethoven luôn sống trong nghèo khó và qua đời năm 56 tuổi do bệnh gan.
Theo Danviet
Nỗi ám ảnh khủng khiếp thời thơ ấu của thần đồng tấu hài Charlie Chaplin
Nhân vật tấu hài mà Charlie Chaplin thường biểu diễn được lấy cảm hứng từ chính tuổi thơ cơ cực và nỗi ám ảnh từ ngày thơ bé sống trong trại trẻ mồ côi của ông.
Charlie Chaplin mãi mãi được công chúng yêu điện ảnh nhớ đến trong bộ dáng người đàn ông nghèo khổ với những bước đi giật giật, lắc lư, một biểu tượng mà ông đã tạo ra trong những bộ phim câm nổi tiếng. Hình ảnh đáng yêu với mũ chơi bowling, cây gậy và đôi giầy rách được lấy cảm hứng từ thời thơ ấu nghèo đói của Chaplin ở những con phố tồi tàn của Victoria London và các sảnh nhạc nơi ông biểu diễn hồi nhỏ.
Người ta luôn giả định rằng những biến cố làm nên nhân vật đáng nhớ này của Charlie có nguồn gốc từ cái chết thảm khốc do chứng nghiện rượu của cha ông, và do tuổi thơ sống trong trại trẻ mồ côi từ khi Charlie mới lên 7.
Hình ảnh quen thuộc của nhân vật tấu hài nổi tiếng mà Charlie Chaplin biểu diễn
Nhưng cho đến nay, trong cuốn sách mới "Chaplin: Một cuộc đời" của mình, nhà tâm lý học nổi tiếng TS. Stephen Weissman đã tuyên bố rằng nguồn gốc thực sự về những bị kịch của Chaplin không phải do bị tác động bởi người cha đã sớm qua đời, mà là từ câu chuyện khủng khiếp về người mẹ xinh đẹp Hannah của ông.
Trong cuốn tự truyện của Chaplin, xuất bản năm 1964, có một chương đầu tiên viết về những tàn tích thời thơ ấu của ông ở South London, ông đã miêu tả sự suy nhược tinh thần của người mẹ và việc bị sống trong trại mồ côi là thời kỳ kinh hoàng nhất của cuộc đời ông. Cuốn tiểu sử này từng bị con gái lớn của Charlie là Geraldine, một nữ diễn viên nổi tiếng tìm mọi cách để nó không được xuất bản. Nhưng sau đó, bà đã sớm nhận ra rằngn, những thông tin mới được Weissman khai quật sẽ khiến công chúng hiểu thêm về bóng đen trong tuổi thơ của thiên tài Charlie Chaplin.
Hannah là con gái của một thợ đóng giày, bà chạy trốn khỏi nhà vào năm 16 tuổi, và tự đặt tên cho mình ăn theo một ngôi sao âm nhạc nổi tiếng thời đó là Lillie Langtry, và bà cũng bắt đầu lên biểu diễn tại các sân khấu nhỏ. Sau đó, bà yêu Charles Chaplin, con trai của một người bán thịt và cũng là diễn viên, họ gặp nhau khi cả hai cùng diễn trong một vở opera nổi tiếng.
Hannah Chaplin, mẹ của Charlie
Là một người luôn mơ mộng hão huyền và phù phiếm, Hannah bị mê hoặc bởi câu chuyện hoang đường về người vợ Josephine của Napoleon. Bà đã bị cuốn hút bởi Charles vì ông ta khá giống với Hoàng đế Pháp. Nhưng chỉ ba năm sau, bà bỏ rơi ông và chạy đến Nam Phi với một người đàn ông khác, Sydney Hawkes, một gã mà bà nhầm tưởng là một nhà quý tộc giàu có với thuộc địa lớn.
Nhưng thật ra, Hawkes là một tên cướp, hắn đã đưa bà sang Nam Phi và buộc bà phải trở thành gái mại dâm trong các vũ trường phục vụ cho những thợ mỏ vàng. Đến năm 1884, mặc dù đã có một đứa con với Hawkes, Hannah vẫn quyết định trở về nước Anh và tìm lại người yêu cũ, Charles Chaplin. Bà và Chaplin đã nối lại mối quan hệ lãng mạn xưa và làm việc cùng nhau trên sân khấu London.
Năm 1886, họ cưới nhau và sinh ra Charlie Chaplin vào năm 1889. Nhưng Hannah không phải là một người vợ chung thủy, chẳng bao lâu bà lại rời bỏ cha của Charlie một lần nữa. Lần này, bà bỏ đi với một diễn viên nổi tiếng hơn, Leo Dryden, người đã có với bà đứa con thứ ba. Hannah lúc này đã có ba đứa con trai của ba người đàn ông khác nhau.
Sau khi Dryden bỏ rơi bà, mang theo đứa con của mình, lúc này Hannah không còn trẻ và xuân sắc nữa, bà buộc phải đi làm ở sân khấu nhỏ hơn để nuôi hai đứa con. Khó khăn khiến bà thậm chí đã phải cầm đồ hoặc bán các trang phục quyến rũ còn lại để trả tiền thuê nhà.
Một cảnh phim của Charlie Chaplin
Sự nghiệp èo uột của bà cuối cùng đã chấm dứt vào một đêm khi giọng hát của bà bị lạc và không thể lên được nữa khiến khán giả phá lên cười. Charlie khi đó 5 tuổi, đứng sau cánh gà kinh hoàng và sợ hãi nhìn sự nhục nhã của bà. Trong những tháng tiếp theo, cậu bé phải đối mặt với tình trạng tồi tệ hơn nhiều. Chẳng bao lâu, bà Hannah bắt đầu bị chứng đau nửa đầu, kèm theo ảo giác kinh hoàng.
Sau này, người ta nghi ngờ là bà mắc chứng bệnh giang mai, một căn bệnh không dễ chữa khỏi vào cuối thế kỷ 19, và nó đã khiến bà suy sụp đau đớn trong sự điên loạn. Thời điểm đó, cậu bé Chaplin bé bỏng đã chẳng may nhìn thấy bệnh tình của mẹ mình và bị ám ảnh đến mức không bao giờ có thể quên được. Nhức đầu kéo dài đến một tháng đã khiến Hannah không thể chăm sóc các con và chúng được đưa vào trại tế bần. Khi Charlie được 7 tuổi, ông bị chuyển đến trại trẻ mồ côi mà ông rất căm ghét.
Theo một trong những người bạn của Charlie, cũng là một ngôi sao của thế hệ phim câm, Louise Brooks cho biết, sự ám ảnh khủng khiếp từ thời thơ ấu đó đã khiến Charlie luôn sợ hãi bị mắc bệnh và ông không bao giờ quan hệ tình dục mà không "sát trùng" lại bằng iốt để ngăn ngừa bất kỳ sự nhiễm trùng nào.
Theo Danviet
Số phận bi thảm của nữ nhiếp ảnh gia thiên tài người Mỹ Francesca Woodman là nhiếp ảnh gia người Mỹ, cô rất nổi tiếng với những bức hình đen trắng chụp chính mình và những người mẫu nữ. Tuy cực tài giỏi nhưng cô có một cuộc đời bi kịch khi tài năng không được công nhận. Francesca Woodman (1958-1981) là nhiếp ảnh gia người Mỹ, cô rất nổi tiếng với những bức hình đen...