Những thắc mắc về đái tháo đường
Tiểu đường giờ đây được coi như đại dịch thế giới. Trước sự bùng phát nguy hiểm của căn bệnh này, hãy bổ sung những kiến thức chính xác về các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và hậu quả của nó…
1. Người bệnh có mức đường trong máu tăng bất thường?
Đúng.
Do sự sản xuất insulin không đầy đủ nên đường không được chuyển hoá sau khi ăn, dẫn đến đường tăng cao trong máu.
2. Tiểu đường bùng phát thành đại dịch thế giới và vì vậy có khả năng truyền nhiễm cao?
Sai.
Người ta ví tiểu đường là đại dịch vì bệnh bùng phát rất nhanh. Số người mắc bệnh trên thế giới luôn theo hướng đi lên. Tuy nhiên, đây hoàn toàn không phải là bệnh lây nhiễm hay lây truyền qua đường tình dục. Nguyên nhân phát sinh bệnh đơn giản là do rối loạn chức năng của tuyến tụy (không có hoặc không tiết đủ insulin).
3. Phụ nữ mang thai bị đái tháo đường thai kỳ, có nhiều nguy cơ phát triển bệnh sau này?
Đúng.
Ngày nay, ước tính có khoảng 5 % phụ nữ có thai bị bệnh đái tháo đường thai kỳ. Nếu không có chế độ chăm sóc và chữa trị hợp lý, những phụ nữ này có rất nhiều nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 sau này.
4. Không có nguy cơ bị tiểu đường vì gia đình không ai mắc bệnh này?
Sai.
Chỉ có khoảng 30% bệnh nhân mắc bệnh do yếu tố di truyền trong gia đình (bố, hoặc mẹ hay chị gái hoặc em trai… bị tiểu đường).
Còn lại, 70% bệnh nhân mắc bệnh do các yếu tố xã hội như thừa cân, béo phì, lối sống ít vận động…
5. Bố hoặc mẹ, hoặc cả bố cả mẹ đều bị tiểu đường nên bạn chẳng phải kiêng khem hay chú ý giữ gìn gì cả vì kiểu gì cũng mắc bệnh?
Sai.
Dù bố mẹ có bị tiểu đường tuýp 2 thì cũng không có nghĩa là bạn chẳng phải chú ý kiêng khem điều gì cả. Thực vậy, tuy yếu tố di truyền là một nguy cơ luôn tiềm ẩn nhưng nó không phải là nguyên nhân duy nhất gây bệnh. Nếu bạn có chế độ ăn uống, vân động hợp lý, bạn sẽ tránh được các yếu tố gây bệnh khác và làm chậm quá trình phát bệnh (nếu có).
6. Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh là do chế độ ăn uống thiếu cân bằng, ăn quá ngọt và lười vận động?
Video đang HOT
Đúng.
Ăn uống thiếu cân bằng cùng với lối sống thụ động là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đái tháo đường.
Biểu hiện khát nước không đủ để kết luận là bị tiểu đường.
7. Thường xuyên bị stress dễ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Sai.
Stress không phải là thủ phạm dẫn tới tiểu đường. Tuy nhiên, với người bệnh, thường xuyên stress có thể làm bệnh nặng hơn vì làm tăng mức đường huyết.
8. Không có những triệu chứng của bệnh tiểu đường nên không thể mắc bệnh?
Sai.
Thật không may là tiểu đường tuýp 2 phải mất nhiều năm mới có những triệu chứng rõ ràng phát ra bên ngoài. Vì vậy, bệnh thường chẩn đoán muộn sau khoảng 7 – 10 năm.
9. Khát và uống rất nhiều nước (4 lít nước/ngày) chắc chắn bị tiểu đường?
Sai.
Nhiều bệnh lý khác cũng có triệu chứng khát và uống nhiều nước. Để biết chắc chắn bạn có bị tiểu đường hay không, cần có sự kiểm tra kỹ lưỡng của bác sĩ. Đôi khi, tiểu đường tuýp 2 (do tiết giảm insulin và đề kháng insulin) ít làm cho người bệnh khát nước hơn tiểu đường tuýp 1 (do tuyến tụy không tiết insulin).
10. Không được uống rượu và hút thuốc khi mắc bệnh?
Đúng.
Uống rượu nhiều và hay hút thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe nói chung mà còn đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh nhân tiểu đường. Rượu phá huỷ các tế bào sản xuất insulin một cách từ từ. Còn hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do biến chứng tiểu đường gây ra.
Tuy nhiên, trong các dịp lễ tết, người bệnh vẫn có thể uống chút rượu với liều lượng hợp lý hoặc theo sự cho phép của bác sĩ.
11. Vận động cơ thể nhiều có thể làm bệnh nặng hơn?
Sai.
Ngược lại, cần dành 20 – 30 phút vận động cơ thể mỗi ngày. Nó có tác dụng giảm các phân tử lipít, các phân tử đường và tăng ôxi trong máu. Tuy nhiên, người bệnh không nên vận động cường độ cao trong thời gian quá ngắn.
12. Người bệnh tiểu đường tuýp 2 không thể đi chơi hay đi du lịch nhiều…?
Sai.
Bệnh nhân vẫn có thể đi ăn nhà hàng, đi xem phim, gặp bạn bè, người thân, con cái và tiếp tục những sinh hoạt bình thường khác.
Tuy nhiên, nếu bạn đi du lịch xa, cần có sự tư vấn của bác sĩ để điều chỉnh thuốc và chế độ ăn uống cho phù hợp.
13. Bị tiểu đường đã nhiều năm nên bạn biết mình phải làm những gì và không cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ?
Sai.
Dù rằng bạn đã tường tận bệnh tình của mình nhưng cũng không được chủ quan vì tiểu đường gây ra những biến chứng rất nguy hiểm (chẳng hạn như có thể làm mù loà, gây tàn phế hay tử vong).
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra định kì nhiều lần trong năm, mục đích là phát hiện và chữa trị kịp thời các biến chứng.
14. Chủ yếu bệnh nhân thuộc nhóm tiểu đường tuýp 2?
Đúng.
90 – 95% bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2. Tiểu đường tuýp 1 phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (dưới 30 tuổi).
Theo dân trí
Để duy trì đường huyết ổn định
Sự gia tăng lượng đường trong máu sẽ kéo theo nguy cơ bệnh đái tháo đường và tim mạch. Những bí quyết sau giúp bạn giữ được mức đường huyết ổn định.
Đi dạo 30 phút mỗi ngày
Nếu có thời gian ngồi xem một tập phim truyền hình Hàn Quốc, chắc chắn bạn có đủ thời gian để đi bộ. Việc tăng cường sự khỏe mạnh của cơ bắp sẽ giúp bạn hấp thu insulin tốt hơn và tiêu thụ nhiều hơn nguồn năng lượng từ đường glucose.
Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
Thay vì chỉ ăn 3 bữa chính, hãy chia các bữa nhỏ trong ngày. Bạn cũng không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói nhằm tránh việc "trồi sụt" thất thường của lượng đường huyết.
Tăng cường chất xơ, càng tăng cường chất xơ trong khẩu phần (từ cơm, gạo thô đến rau xanh, trái cây, các loại đậu và cây họ đậu) thì lượng tinh bột càng được tiêu hóa chậm, mức glucose trong máu cũng ổn định. Nhờ vậy, bạn sẽ tránh được nguy cơ tăng đường huyết và còn giảm được cân nặng. Nếu ăn nhiều chất xơ mà cơ thể không tiêu hóa hết thì chúng cũng không làm bạn bị tăng cân.
Rắc thêm quế vào các món ăn
Cho thêm chút quế vào các món ăn như: cháo trong bữa sáng, bánh mì nướng hay sữa pho mát không béo. Quế vừa giúp insulin hoạt động hiệu quả vừa kích thích cơ thể tiết ra nhiều enzyme hơn nhằm đốt cháy glucose.
Ăn bưởi mỗi ngày
Một kết quả nghiên cứu cho thấy, ăn bưởi mỗi ngày sẽ giúp bạn hạn chế được mức insulin và glucose sau mỗi bữa ăn.
Uống sữa
Ngay cả khi bạn đang thừa cân thì các sản phẩm từ sữa cũng góp phần làm giảm đáng kể nguy cơ kháng cự insulin, vì các protein và enzyme trong sữa đã làm chậm sự chuyển hóa lượng đường trong thức ăn thành lượng đường trong máu. Uống sữa mỗi ngày có thể giảm được nguy cơ kháng cự insulin lên tới 20%.
Ngủ ngon và đủ giấc
Đã có những bằng chứng cho thấy rằng việc thiếu ngủ (ít hơn 6 tiếng mỗi ngày) sẽ "tàn phá" mức đường huyết và làm tăng kháng cự insulin. Tuy nhiên, không phải ngủ quá nhiều (hơn 8 giờ) là tốt, chúng cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng tương tự như việc thiếu ngủ.
Tập luyện các bài thể dục thư giãn
Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Duke, với sự tham gia của 100 người có mức đường huyết cao, thì các bài tập hít thở sâu hoặc thư giãn các cơ hay đơn giản chỉ là ngồi tĩnh tâm trong không gian yên lặng khoảng 10 phút, cũng giúp cải thiện mức đường huyết.
Giảm cân
Bạn không cần phải tốn quá nhiều công sức, chỉ cần giảm từ 3,5 - 4kg trong một năm là đủ để tạo nên sự khác biệt.
Theo SKDS/Healthywoman.com
Chọn trái cây hay nước trái cây? Có thể bạn đã từng uống một lon hay một chai "nước trái cây" như nước cam chẳng hạn, nhưng bạn có nghĩ rằng có điều gì khác nhau giữa uống chai nước cam này và ăn một trái cam? Chai nước cam thường có thêm các chất: vitamin C, sôđa là chất tạo khí làm dễ tiêu và một số chất khác...