Những tên nhân vật “củ chuối” nhất làng game
Xuất hiện trong: Seaman
Phương pháp ẩn dụ rất có hiệu quả nếu như vẫn để người khác hiểu được tầng ý nghĩa bên trong. Tuy nhiên cái tên Seaman, nghe có vẻ bóng gió này lại chẳng cho ta thấy chút ý ngầm nào. Thật vậy, Seaman chỉ khiến người chơi liên tưởng đến một sinh vật quái dị đầu người, thân cá.
LeBlanc
Xuất hiện trong: Final Fantasy X-2
Những người có vốn tiếng Pháp vừa đủ cũng biết được rằng Blanc thường dùng để chỉ màu trắng và những người phụ nữ xinh đẹp. Nhưng nhân vật trong game chúng ta đang nói tới lại vận một bộ cánh màu hồng đậm. Nói cách khác, cái tên và quần áo của LeBlanc trong Final Fantasy X-2 còn mang đến nhiều bất ngờ hơn chúng ta tưởng tượng.
Fingers McKenzie
Xuất hiện trong: TimeSplitters
Trong tiếng Anh, tên người mà có chữ “Fingers” thì phải có dấu ngoặc kép, nếu không không ai để tên như Fingers McKenzie. Chúng ta có thể suy đoán rằng nhà sản xuất đặt cho nhân vật chữ “Fingers” bởi bản chất trộm cướp của hắn. Nhưng còn về “McKenzie”? Trong tiếng Scotland, cái tên muốn nói đến một tay chơi đẹp, sòng phẳng chứ không hề mang nghĩa chộp giật. Thật nực cười khi ghép hai chữ “Fingers” và “McKenzie” lại với nhau!
Willy Builder
Xuất hiện trong: Viva Piata
Cả ba cái tên vừa rồi trong danh sách đều là những trò cười cho thiên hạ và không hề mang nghĩa tốt. Nhưng Willy Builder không phải vậy. Willy là cách gọi ngắn của William, có nghĩa là người bảo vệ. Bởi thế, nhân vật trong Viva Piata là một người bảo vệ tòa nhà. Vậy Willy Builder đã nói thay cho nghề nghiệp và mô tả của nhân vật. Thật một công đôi việc!
Video đang HOT
Hayden Pennyfeather
Xuất hiện trong: FIFA 11
Có thể người chơi không chú ý nhiều đến Hayden Pennyfeather bởi anh sắm vai một trọng tài tại mùa giải năm nay. Nhưng nếu ai đã từng lướt qua cái tên này, hẳn sẽ thấy cái tên vô cùng nực cười. Phân tích một chút về nó, bạn sẽ hiểu lý do tại sao. Hayden có nghĩa là cánh đồng hoa hồng trong khi Pennyfeather, gần giống với Pennyfather mô tả một kẻ keo kiệt, chắt bóp từng đồng xu. Đặt hai chữ bên cạnh nhau, ta chẳng thể hiểu nổi nhà sản xuất muốn nói điều gì thông qua nhân vật.
Cait Sith
Xuất hiện trong: Final Fantasy VII
Có lẽ, đây là cái tên khiến các game thủ… dễ phát âm nhầm nhất trong nhiều năm qua. Mặc dù vậy, Cait Sith gần đây nhất được biết đến như một cái tên có nguồn gốc từ…Ailen và Scốtlen. Cụ thể, theo truyền thuyết Scốtlen, Cat Sith (hay Cat Sidhe) là một con mèo màu đen có hình hài to lớn và một đốm trắng trước ngực. Liệu bạn đã tìm ra mối liên hệ nào giữa Cait Sith và Cat Sith hay chưa?
Wang Jinrei
Xuất hiện trong: Tekken
Trong tiếng Trung Quốc, Wang có nghĩa là vua, Jin là nhạy cảm và Rei là luật pháp. Vậy khi kết hợp lại, Wang Jinrei sẽ có nghĩa như thế nào? Một vị vua nhạy cảm với luật pháp?
Edge Maverick
Xuất hiện trong: Star Ocean IV
Trong danh sách được đưa ra trong bài viết này, Edge Maverick xứng đáng là cái tên tồi tệ và không phù hợp nhất dành cho một người anh hùng. Quả vậy, với từ Maverick nghĩa là người không chịu theo khuôn phép, các game thủ hy vọng Edge Maverick là một chiến binh không chịu tuân thủ bất kỳ mọi khía cạnh (edge) nào trên thế giới. Tuy nhiên, đáng buôn là nhân vật trong Star Ocean IV lại không phải như vậy
Ding Chavez
Xuất hiện trong: Rainbow Six: Vegas
Ding Chavez, cái tên này có gì thú vị? Chúng ta hãy cùng phân tích. Ding, thường được hiểu là từ viết tắt của của Dominigo, và là biến thể của một cái tên có nguồn gốc từ Tây Ban Nha là Dominic (có nghĩa là vua chúa). Còn Chavez, là một từ có nguồn gốc từ tiếng Bồ Đào Nha và có nghĩa đen là chìa khóa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hiểu Chavez là một thứ để tạo ra giấc mơ hoặc biến giấc mơ thành hiện thức. Vậy theo bạn, Ding Chavez nghĩa là gì? Vâng, Ding Chavez – giấc mơ thành vua.
Garcia Hotspur
Xuất hiện trong: Shadow of the Damned
Theo cách đặt tên của các nước phương Tây, Garcia thường dùng để nói về những người dũng cảm trên chiến trường. Còn Hotspur được hiểu là một người nóng như lửa. Bởi vậy, rất dễ hiểu Garcia Hotspur có nghĩa là một chiến binh tính nóng như lửa và vô cùng dũng cảm trên chiến trường, có gì tuyệt vời hơn?
Theo gamek
Nhìn lại về các xác sống qua các giai đoạn lịch sử của game
Có lẽ chưa bao giờ các xác sống (zombie) phổ biến như ngày nay. Các nhà làm phim khai thác về chúng như một chủ đề nóng của thế giới hiện đại. Ngay cả những bộ phim hoạt hình anime cũng không bỏ qua chủ dề về zombie trong học đường. Có những đạo diễn còn thêu dệt cả triết lý nhân sinh dựa trên bối cảnh của ngày Tận Thế chỉ có zombie. Trong game, chúng đã xuất hiện được hơn một phần tư thế kỷ.
Nếu như không có zombie thì quả là thế giới game ngày nay sẽ kém phần sôi động hơn bây giờ. Biết đâu nếu không có sự ra đời của các xác sống thì ngành công nghiệp giải trí sẽ có một ngôi sao khác lên thay. Tuy nhiên, tiến trình lịch sử đang ưu đãi những con zombie.
Khởi nguồn
Xác sống xuất hiện trong game sớm nhất vào năm 1984 trong trò chơi Zombie zombie. Phải nói rằng, giữa những năm 80 của thế kỷ trước, khi mà ngành công nghiệp game mới chập chững đặt những bước đi đầu tiên. Một tựa game có sự góp mặt của zombie vào thời điểm đó không được coi trọng lắm. Khi đó, zombie xuất hiện chỉ dưới hình dạng giống như những thanh đèn neon với những màu sắc lòe loẹt.
Chuyện kể rằng trong lần xuất hiện đầu tiên của mình, zombie còn đóng vai là những con sâu đang gặm dần bộ óc của nhân vật. Khi nhân vật chính soi gương và thấy dáng vẻ ghê rợn của những "con sâu" này, anh chàng lập tức nổi điên và muốn xóa sạch ngay những hình ảnh ghê rợn kia. Việc tiễu trừ các con zombie vì lợi ích của loài người bắt đầu từ đó, trong game.
Thuở thơ ấu
Tiếp sau giai đoạn đó, tựa game Super Ghouls &'n' Ghosts (1991) lại tiếp tục truyền bá khái niệm "xác sống" trong thế giới game. Thực chất, các xác sống trong game gần với undead hoặc các con ghoul trong thần thoại và truyền thuyết phương Tây hơn là khái niệm "toàn cầu" của zombie ngày nay. Trong trò chơi này, "phụ kiện" của các xác sống luôn là một chiếc quan tài. Chúng sẽ bật dậy mỗi khi người chơi điều khiển nhân vật đi qua một ngôi mộ.
Tại thời điểm này, giới hạn về công nghệ và đồ họa khiến những xác sống trông vẫn rất "hiền lành" và "đáng yêu" giống như những chú robot nhỏ bé với gương mặt xám xịt trong một khung cảnh rùng rợn.
Khái niệm zombie, nói cách khác là những xác sống không liên quan mật thiết đến các câu chuyện về ma cà rồng những nô lệ của loài hút máu trong bóng đêm, bắt đầu trở nên gần gũi với cuộc sống thường nhật hơn trong Zombies Ate My Neighbors. Chúng vốn từng là người nên đương nhiên sẽ khoác trên mình những bộ đồ không quá rách rưới và dị hợm.
Phát triển
Trong những giai đoạn trước, zombie mới chỉ nhen nhóm như những biểu hiệu đầu tiên của một trào lưu trong pop culture. Phải đợi đến khi một "quả bom tấn" thuộc thể loại game kinh dị phát nổ thì thế giới game mới thực sự biết "sợ" về zombie và muốn biết phải làm thế nào để không bị chúng "xơi tái". Quả bom đó chính là Resident Evil (1996).
Khi ra đời, Resident Evil đã thu về được vô số những thành công cho riêng mình và mang lại tiếng tăm hãnh diện mới cho Capcom. Đóng góp vào thành công đó là khâu kịch bản, kỹ thuật, âm nhạc, đồ họa... Các con zombie trong game vẫn chỉ là những thây ma "lờ đờ". Thế nhưng, khung cảnh kinh dị của game đã cho mọi người thấy nếu các xác sống này tràn lan thì tương lai sẽ kinh hoàng đến thế nào.
Bên cạnh đó, thời kì đầu cũng được coi là thời hoàng kim của Resident Evil là bởi khi đó, chẳng ai dám đặt ra những quy tắc làm thế nào để tồn tại trong một ngày Tận Thế chỉ toàn zombie như trong bộ phim Zombieland. Khi đến với Resident Evil, họ biết sợ về một tương lai khi con người hủy hoại chính đồng loại của mình để biến đổi thành những thây ma ghê rợn.
Hai năm sau ngày phiên bản Resident Evil đầu tiên ra đời, lần đầu tiên zombie có được một mái tóc hoàn hảo trong CarnEvil. Đó là một bộ tóc dài và xù như những người dân châu Phi cổ. Những khuôn mặt của bầy thây ma cũng bắt đầu biết biểu lộ tình cảm với những cảm xúc khác nhau, nhưng nói chung vẫn là dữ tợn. Có lẽ những tên này đang chờ đợi một điều gì đó tương tự như những phát súng của nhân vật chính Jacob trong CarnEvil.
Bước sang năm 2000, khi cả thế giới còn đang lo lắng về một thảm họa ảo tưởng mang tên Y2K thì trong thế giới game kinh dị, Capcom đã cho nổ "quả bom" đầy tràn zombie tiếp theo mang tên Resident Evil: Code Veronica. Những "thây ma" ngày càng trở nên chi tiết và rõ nét hơn về hình dáng cụ thể. Dáng vẻ tồi tàn như bị hoại tử, zombie còn bị cho là vô cùng ghê rợn ngay cả với những làn da sạch sẽ nhất. Những đường mạch nổi lên, có thể đó là những đường "mạch zombie" chứ không phải mạch máu, bởi chúng không phải là người.
Theo gamek
Những chủng loài tàn ác đến từ ngoài không gian Vũ trụ trong thế giới game đầy những quái vật độc ác, một số từ những hành tinh rất xa xôi trong đó đến Trái Đất và tấn công con người. Hãy cùng điểm qua một số sinh vật ngoài hành tinh độc ác được thiết kế trong các tựa game. The Covenant (Halo Series) The Covenant không hẳn là một chủng tộc...