Những tân nương Hoa ngữ không chọn sắc phục đỏ trong ngày cưới
Nhiều mỹ nhân xứ Trung từng khoác lên mình những trang phục cưới lộng lẫy cầu kỳ. Tuy nhiên không phải ai cũng chọn màu đỏ quen thuộc.
Khán giả từng hết lời khen ngợi nàng tân nương Minh Lan xinh đẹp của Triệu Lệ Dĩnh. Không diện màu đỏ đơn thuần, trang phục cô dâu của Minh Lan lấy màu xanh làm màu chủ đạo. Hơn nữa, trang sức trên đầu cũng được đầu tư công phu, tỉ mỉ.
Hội tân nương váy xanh còn kết nạp thêm 3 chị em An Dĩ Hiên, Hồ Băng Khanh, Lý Y Hiểu của phim “Độc cô thiên hạ”. Chị cả Bàn Nhược (An Dĩ Hiên) được gả vào cung cho hoàng tử nên váy cưới cũng cầu kỳ nhất với mũ miện sang trọng.
Người thứ hai trong ba chị em là Mạn Đà (Lý Y Hiểu) thì chấp nhận cưới một người đàn ông đáng tuổi cha chú mình để thỏa mãn những toan tính riêng. Mạn Đà cũng được trang điểm cầu kỳ trong ngày cưới nhưng vì là con của vợ lẽ nên trông trang phục của cô không lộng lẫy bằng những chị em của mình.
Cô em út Độc Cô Già La (Hồ Băng Khanh) sau khi kết hôn trở thành hoàng hậu đầu tiên của nhà Tùy. Bộ đồ tân nương của cô cũng lộng lẫy với các trang sức vàng, còn được tạo thêm điểm nhấn bằng tấm mạng che mặt được cách điệu từ các hạt ngọc.
Dương Tử phải được trao tặng danh hiệu “người lên kiệu hoa nhiều nhất” trong một bộ phim. Trong “ Hương mật tựa khói sương”, vai diễn Cẩm Mịch của cô thành thân đến 3 lần và có một bộ sưu tập váy cưới với đầy đủ màu sắc: đỏ, trắng và thậm chí là màu đen.
Trong “Tam sinh tam thế chẩm thượng thư” ở cảnh xuất giá, nhân vật Bạch Thiển do Dương Mịch thủ vai có tạo hình trang phục và mạng che mặt đều là màu trắng.
Ngày thành hôn trong phim “Độc cô già la”, Trần Kiều Ân khiến giả mê mẩn với hình ảnh tân nương đẹp thuần khiết trong trang phục trắng. Sự quyền uy của một tân hoàng hậu và sự thanh thuần của một thiếu nữ được hòa quyện trong tạo hình xinh đẹp này.
Video đang HOT
Trang phụ cô dâu màu đen của Dương Tử là “độc nhất vô nhị” trên màn ảnh, thậm chỉ cả ở ngoài đời.
Nam thần cổ trang 'hắc hóa': Tiêu Chiến khiến người xem 'nổi da gà', La Vân Hi thành phản diện nhưng vẫn quá đáng thương
Đối với phim cổ trang Trung Quốc, 'hắc hóa' là tình tiết khiến người xem luôn luôn mong chờ.
'Hắc hóa' là cụm từ nói về 1 nhân vật sau khoảng thời gian bị 'đày đọa' thì thay đổi tính cách, từ người tốt, hiền lành trở nên hung dữ, 'ác' hơn, có người còn đang từ vai chính diện thì 'hắc hóa' thành vai phản diện.
'Hắc hóa' là một trong những phân cảnh cho thấy sự thay đổi trong tính cách và suy nghĩ của nhân vật nên sẽ giúp diễn viên thể hiện được tài năng diễn xuất của mình.
Cùng nhìn lại cảnh 'hắc hóa' ấn tượng của dàn nam thần cổ trang.
Hương mật tựa khói sương: Húc Phượng (Đặng Luân)
Dù là nam chính có tính cách thiện lượng, thâm tình lại khí phách, hành xử quân tử lại yêu thương người thân nhưng Húc Phượng hết lần này tới lần khác đều bị những người xung quanh mình 'ngược thảm'.
Từ cha mẹ lợi dụng, huynh trưởng muốn cướp ngôi nên đẩy mình vào chỗ chết, Húc Phượng còn bị người yêu là Cẩm Mịch (Dương Tử) đoạt mệnh, đâm đến hồn phi phách tán.
Nụ cười ma mị của Húc Phượng khi thành Ma Tôn khiến khán giả vừa mê vừa sợ
Nếu là kẻ khác thì đã 'đi đời nhà ma' từ lâu, nhưng Húc Phượng lại là Phượng Hoàng không có khả năng chết. Sau khi sống lại ở Ma giới, trở thành Ma Tôn, Húc Phượng hoàn toàn 'hắc hóa'. Sự thay đổi từ ánh mắt tràn ngập tình yêu và sủng ái dành cho Cẩm Mịch bây giờ đã trở thành lạnh lùng, không tiếc tổn thương Cẩm Mịch hết lần này đến lần khác.
Hương mật tựa khói sương: Nhuận Ngọc (La Vân Hi)
Nhuận Ngọc là vị tiên cai quản bóng đêm. Có thân phận là Đại diện hạ, nhưng Nhuận Ngọc chưa bao giờ được người khác tôn kính như đệ đệ Húc Phượng của mình. Để an toàn trưởng thành dưới sự cai quản của Thiên hậu độc ác, xảo trá, Nhuận Ngọc phải che giấu sự cơ trí của mình đằng sau lớp vỏ 'không màng sự đời'.
Thế nhưng, người con gái khiến Nhuận Ngọc rung động là Cẩm Mịch cũng yêu Húc Phượng. Mẫu thân của chàng còn bị mẹ của Húc Phượng hại, liên tục bị hãm hại, khiến vị thần ấm áp, ôn nhuận như Nhuận Ngọc 'hắc hóa', thành 1 nhân vật phản diện với lòng dạ hiểm ác, không tiếc đưa đệ đệ Húc Phượng vào chỗ chết vì muốn cướp ngôi Thiên đế.
Dù là nhân vật phản diện nhưng Nhuận Ngọc vẫn khiến người ta đau lòng không kém Húc Phượng bởi nhiều chuyện chàng đã trải qua.
Sở Kiều truyện: Yến Tuân (Đậu Kiêu)
Yến Tuân là thế tử của Yến Bắc, nhưng lại sinh sống ở nước Ngụy từ nhỏ để làm con tin. Tính cách của Yến Tuân vốn là ấm áp, vô tư, thâm tình với Sở Kiều, không màng thân phận nha hoàn thấp kém mà luôn giúp đỡ, còn muốn chuộc thân để cô được sống cuộc đời bình yên, hạnh phúc.
Thế nhưng, vì sự đa nghi của hoàng đế nước Ngụy, cả nhà của Yến Tuân thảm, khiến Yến Tuân trong 1 đêm phải trưởng thành, không còn vô tư như trước kia nữa.
Yến Tuân triệt để thay đổi bản thân để trả thù cho gia đình. Không còn nụ cười ấm áp, Yến Tuân trở thành người mưu mô, xảo quyệt, lạnh lùng dẫm đạp lên tình cảm từ ngày thơ ấu với công chúa Nguyên Thuần để hại nàng nước mất nhà tan.
Vì mối thù diệt môn quá lớn nên Yến Tuân ngày càng tàn nhẫn và thâm độc hơn, còn vì trả thù mà bỏ rơi bá tánh. Kết cục của Yến Tuân cuối cùng không phải 'thảm nhất', nhưng chàng vẫn sống cô độc, không còn bạn bè và người yêu tới cuối đời.
Lưu Ly mỹ nhân sát: Bách Lân đế quân/ Hạo Thần (Lưu Học Nghĩa)
Dù Vũ Tư Phượng (Thành Nghị) cũng có màn 'hắc hóa' trong phim, nhưng so ra thì màn 'hắc hóa' của Hạo Thần lại gây được ấn tượng hơn. Vì chấp niệm quá lớn sinh tâm ma, nên Bách Lân đế quân/ Hạo Thần từ một người muốn bảo vệ tam giới cuối cùng lại thành một kẻ gian manh, lợi dụng người khác đến triệt để, không tiếc đại giới để hạ sát Tư Phượng.
Bách Lân đế quên là người chấp chưởng đông Phương. Sau khi Chiến Thần của thiên giới lịch kiếp thành Chử Toàn Cơ (Viên Băng Nghiên), Bách Lân đế quân cũng hạ phàm theo nàng, trở thành sư huynh Hạo Thần của Toàn Cơ và cùng nàng sinh sống trong Thiếu Dương phái.
Bách Lân đế quân ngoài miệng nói vì tam giới nhưng lại làm ra những hành vi kinh khủng như phanh thây người bạn tri kỷ La Hầu Kế Đô chỉ vì sợ hắn sẽ dẫn Tu La tộc xâm chiếm Tiên giới. Sau đó còn chia thân xác La Hầu Kế Đô thành 2 phần, 1 phần biến thành Chiến Thần để diệt tộc Tu La. Sau này khi nhìn thấy chúng sinh tam giới lầm than, Bách Lân đế quân mới tỉnh ngộ mình đã 'hắc hóa'.
Diễn xuất tài tình của Lưu Học Nghĩa khiến Bách Lân đế quân/ Hạo Thần vừa đáng thương vừa đáng giận
Trần tình lệnh: Nguỵ Vô Tiện (Tiêu Chiến)
Tiêu Chiến đã 2 lần đóng cảnh 'hắc hóa', đánh dấu chuyển biến trong nội tâm nhân vật ở Trần tình lệnh và Tru tiên, nhưng cảnh trong Trần tình lệnh mới là đáng nhớ nhất.
Ngụy Vô Tiện là cậu bé mồ côi, không biết cha mẹ mình là ai, từ hồi nhỏ đã phải lang bạt đây đó để kiếm sống. Thế nhưng, chàng không bao giờ đánh mất được sự ấm áp và tốt bụng của mình.
Vì nhiều mâu thuẫn nên Ngụy Vô Tiện thành 'cái gai trong mắt' của Ôn Triều. Nhân một lần Ngụy Vô Tiện bị thương nặng không có sức phản kháng, Ôn Triều dùng thủ đoạn phá kim đan, đánh Ngụy Vô Tiện man rợn, còn thả chàng xuống Loạn Táng Cương để chàng bị vùi mình trong oan hồn, oán khí chồng chất. Rơi xuống nơi này, dù Ngụy Vô Tiện không chết nhưng vẫn bị hấp thụ tà khí, bất đắc dĩ bước lên con đường tu tập tà đạo. Đây cũng là lúc Ngụy Vô Tiện 'hắc hóa'.
Ánh mắt của Ngụy Vô Tiện đã thay đổi từ sau khi 'hắc hóa'
5 phim cổ trang Trung Quốc 'càng xem càng khó dứt' "Hương mật tựa khói sương" hay "Lưu ly mỹ nhân sát" đều không được chú ý khi mới ra mắt nhưng càng chiếu càng nổi. Hương mật tựa khói sương Khi Hương mật tựa khói sương ra mắt hè 2018, dòng phim cổ trang thần tiên kỳ ảo đã rất phổ biến với sự thành công của Hoa Thiên Cốt, Tam sinh tam...